2.3.Đánh giá quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại Trường Đại học Lao động – Xã hộ
2.3.4.2 Nguyên nhân thuộc về môi trường bên ngoài Trường Đại học Lao động – Xã hộ
động – Xã hội
- Nguyên nhân và hạn chế trong việc nâng cao chất lượng NCKH của sinh viên liên quan đến các yếu tố về chính sách, cơ chế, chiến lược, điều kiện tài chính, môi trường ứng dụng kết quả NCKH trong thực tiễn… Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều quy định, nhiều giải pháp khuyến khích công tác NCKH của sinh viên tại các trường đại học nhưng nhìn chung vẫn còn dàn trải và chưa gắn với thực tế. Cơ chế trói buộc cộng thêm điều kiện tài chính hạn hẹp dẫn đến các trường đại học chưa huy động được các chuyên gia giỏi, các giảng viên giàu kinh nghiệm tham gia hướng dẫn sinh viên trong NCKH. Hiện nay, Bộ GD-ĐT được Chính phủ giao soạn thảo Nghị định tự chủ giáo dục đại học. Có thể xem khi Nghị định được ban hành sẽ tạo cơ hội và động lực cho các trường ĐH khuyến khích hoạt động NCKH trong sinh viên phát triển mạnh và bền vững.
- Các quy định, chính sách của Nhà nước có liên quan đến NCKH của sinh viên tại trường chưa được phổ biến rộng rãi. Những văn bản này là xác định căn cứ, yêu cầu, nguyên tắc cho các hoạt động NCKH tại các Nhà trường. Tuy nhiên các văn bản liên quan đến hoạt động NCKH của SV chưa được phổ biến rộng rãi trong toàn trường. Hàng năm, nhà trường có thông báo tới SV về kế hoạch NCKH để đăng ký đề tài nghiên cứu. Ngoài ra, SV không nhận được bất cứ văn bản hướng dẫn, quy định về NCKH từ phía nhà trường.
- Là đơn vị chủ quản của trường Đại học Lao động - Xã hội, tuy nhiên trong những năm gần đây Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vẫn chưa thực sự chú trọng nhiều đến công tác NCKH trong các trường đại học thuộc Bộ quản lý đặc biệt là lĩnh vực NCKH trong sinh viên. Cụ thể như:
+ Kinh phí đầu tư cho NCKH còn giàn trải, nhiều vấn đề nghiên cứu trùng lặp rải rácở các cơ sở giáo dục ĐH khác nhau. Kinh phí dành cho NCKH của sinh viên phải lấy từ nguồn kinh phí tự chủ của các cơ sở giáo dục thuộc Bộ, do đó nguồn kinh phí này còn rất khiêm tốn nên hạn chế chất lượng NCKH của sinh viên;
+ Chưa có chế độ đãi ngộ tương xứng để kích thích tài năng nghiên cứu trẻ; + Chưa có chính sách và thiếu chiến lược thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong công tác NCKH, chưa tạo được động lực sáng tạo, đam mê cống hiến và chất lượng thực sự của các công trình NCKH nhất là trong sinh viên;
+ Bộ vẫn chưa có những quy định cụ thể trong việc khuyến khích các cơ sở đào tạo có chiến lược hợp tác với doanh nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp để huy động vốn và chuyên gia, làm cho NCKH gắn với thực tế hơn. Tài chính dành cho NCKH là một vấn đề quan trọng, nhưng nếu NCKH không gắn với nhu cầu của xã hội thì những đề tài NCKH sẽ trở nên vô bổ, thiếu tính ứng dụng trong thực tiễn.
- Tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Yếu tố này cũng ảnh hưởng khá trực tiếp đến nhu cầu đối với hoạt động NCKH ở các Nhà trường. Trong giai đoạn kinh tế phát triển, nhu cầu đối với hoạt động NCKH thường lớn và ngược lại. Từ đó, yếu tố này thể hiện ảnh hưởng của nó đến hoạt động quản lý NCKH của sinh viên tại trường.