Đánh giá thực hiện mục tiêu quản lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại Trường Đại học Lao động – Xã hội (Trang 60 - 65)

2.3.Đánh giá quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại Trường Đại học Lao động – Xã hộ

2.3.1 Đánh giá thực hiện mục tiêu quản lý

Bảng 2.14: Đánh giá thực hiện mục tiêu quản lý NCKH của sinh viên tại Trường Đại học Lao động - Xã hội giai đoạn 2016 – 2019

Nội dung Đơn vị tính Năm học 2016 - 2017 2017 - 2018Năm học 2018 - 2019Năm học KH TH TH/KH(%) KH TH TH/KH(%) KH TH TH/KH(%) Số SV tham gia NCKH người 300 333 111 400 425 106.25 500 528 105.6 Số công trình NCKH của SV công trình 115 120 104.35 150 150 100 230 240 104.35 Số công trình được nghiệm thu xếp loại công trình 80 75 93.75 110 10 7 97.27 16 0 15 5 96.88 Số công trình đạt giải cấp bộ công trình 1 0 0 1 0 0 1 0 0 Nguồn: Tác giả tổng hợp

Qua bảng số liệu cho thấy số lượng sinh viên tham gia NCKH và số công trình NCKH của sinh viên qua 3 năm học đều tăng cho thấy sinh viên đã tích cực quan tâm hơn đến công tác nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên số công trình được nghiệm thu xếp loại cấp trường đều dưới mức kế hoạch đề ra, đặc biệt không có công trình nào được gửi đi tham dự cấp Bộ cho thấy chất lượng của các công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên còn rất hạn chế.

Ngoài ra, để có những đánh giá khách quan về công tác quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại Trường Lao động – Xã hội, học viên đã tiến hành khảo sát 100 sinh viên tham gia NCKH của Trường ĐH LĐXH, số phiếu thu về là 93, trong đó có 91 phiếu hợp lệ. Thời gian khảo sát được tiến hành vào tháng 5 năm 2020. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.15: Kết quả khảo sát sinh viên về công tác quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại Trường Lao động – Xã hội

TT NỘI DUNG Điểm trungbình

1. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học cụ

2. Kế hoạch nghiên cứu khoa học cho sinh viên được phổ biến

công khai, rộng rãi 4,1

3. Các khoa đã triển khai kịp thời kế hoạch nghiên cứu khoa

học cho sinh viên 4,1

4. Giảng viên hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học có

kiến thức và kỹ năng tốt 3,9

5. Giảng viên hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học rất

nhiệt tình, tận tâm 4,2

6. Khoa đã tổ chức đánh giá chấm điểm công trình nghiên cứu

khoa học của sinh viên một cách khách quan, công bằng 3,7 7. Trường đã tổ chức đánh giá chấm điểm công trình nghiên

cứu khoa học của sinh viên một cách khách quan, công bằng 3,7 8. Các tiêu chí đánh giá chấm điểm công trình nghiên cứu

khoa học của sinh viên là rõ ràng, cụ thể 3,6 9. Các chính sách khen thưởng đối với sinh viên nghiên cứu

khoa học có công trình đạt giải đã tạo động lực tốt cho sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học

3,5

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Nhìn vào kết quả khảo sát Bảng số liệu nhận thấy: Mức độ thực hiện công tác quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại Trường Đại học Lao động – Xã hội được các khách thể khảo sát đánh giá khá tốt. Cụ thể các tiêu chí như: “Nhà trường đã xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học cụ thể cho sinh viên”, “Kế hoạch nghiên cứu khoa học cho sinh viên được phổ biến công khai, rộng rãi”, “Các khoa đã triển khai kịp thời kế hoạch nghiên cứu khoa học cho sinh viên”, “Giảng viên hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học rất nhiệt tình, tận tâm” đạt mức điểm trung bình từ 4.0 trở lên cho thấy việc triển khai kế hoạch NCKH cho sinh viên đã được nhà trường thực hiện tương đối tốt, giảng viên hướng dẫn sinh viên NCKH cũng rất tâm huyết và nhiệt tình. Tuy nhiên bên cạnh đó các tiêu chí về đánh giá chấm điểm công trình NCKH của sinh viên và các chính sách khen thưởng đối với sinh viên NCKH còn ở mức thấp cho thấy việc đánh giá chấm điểm công trình NCKH và chính sách khen thưởng đối với sinh viên NCKH còn nhiều hạn chế. Một số khoa chuyên ngành còn chấm điểm tương đối khắt khe với các công trình NCKH của sinh viên. Việc khen thưởng cho sinh viên NCKH mới chỉ dừng lại ở việc trao giấy chứng nhận và cộng điểm rèn luyện cho sinh viên nên chưa thực sự khích lệ các em sinh viên tham gia vào các công trình NCKH.

2.3.2 Ưu điểm

Về bộmáy quản lý NCKH của SV: Nhà trường đã giao cho Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế phụ trách công tác quản lý hoạt động NCKH nói chung và quản lý NCKH của sinh viên nói riêng.

Về lập kế hoạch NCKH của SV:Kế hoạch NCKH của sinh viên đã được nhà trường xây dựng hàng năm trên cơ sở định hướng phát triển và nhiệm vụ khoa học.

Về tổ chức thực hiện kế hoạch NCKH của sinh viên:

Việc phổ biến kế hoạch và hướng dẫn đăng ký đề tài NCKH cho sinh viên, phân công giảng viên hướng dẫn đã được triển khai đến các đơn vị trong trường và các em sinh viên.

Các Khoa chủ động có biện pháp phát động, thu hút SV, khơi dậy niềm đam mê trong NCKH, tìm hiểu và khám phá tri thức mới. Kế hoạch NCKH được triển khai tới các lớp, các giáo viên chủ nhiệm và cố vấn học tập để SV nắm rõ tiến độ và quy định thực hiện. Ngoài ra, các giảng viên khi lên lớp cũng gợi mở các vấn đề cho SV nghiên cứu. SV đã nhận được hỗ trợ tích cực từ phía các Khoa và nhà trường như từ phía đội ngũ giảng viên hướng dẫn, từ cơ chế khen thưởng chung của nhà trường…

Việc kiểm soát NCKH sinh viên:Định kỳ tiến độ thực hiện đề tài NCKH của sinh viên đã được kiểm tra, kiểm soát, xem xét thực tế, đánh giá giám sát.

2.3.3 Hạn chế

Bên cạnh các kết quả đạt được, quản lý hoạt động NCKH của SV trường ĐHLĐXH vẫn còn nhiều hạn chế, cụ thể:

Về bộ máy quản lý NCKH của SV: Số lượng cán bộ quản lý còn ít, trình độ còn hạn chế do vậy việc bồi dưỡng cho bộ phận chuyên trách về nghiệp vụ quản lý, kiến thức NCKH từ lý thuyết, phương pháp đến năng lực thực hành là rất cần thiết, cần có chuyên gia tư vấn về lĩnh vực NCKH để hỗ trợ cho SV vềphương pháp và kỹ năng NCKH.

Việc lập kế hoạch NCKH của SV: Việc phổ biến nội quy, quy định và hướng dẫn đăng ký đề tài NCKH cho sinh viên triển khai còn manh mún, chưa đồng bộ

giữa các đơn vị trong trường dẫn đến tình trạng nhận thức về NCKH của sinh viên trong các đơn vị khác nhau là không giống nhau.

Việc tổ chức thực hiện kế hoạch NCKH của sinh viên

Các văn bản liên quan đến hoạt động NCKH của SV chưa được phổ biến rộng rãi. Hàng năm, nhà trường có thông báo tới SV về kế hoạch NCKH để đăng ký đề tài nghiên cứu. Ngoài ra, SV không nhận được bất cứ văn bản hướng dẫn, quy định về NCKH từ phía nhà trường.

Mặc dù đã có những tác động nhất định từ phía các Khoa và nhà trường nhưng không khí NCKH của SV còn chưa sôi nổi. Các phát động mang tính kế hoạch, chưa triển khai thành các cuộc thi, các chương trình như “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” hoặc có chính sách khen thưởng công khai hàng năm để SV được biết đến rộng rãi. Đặc biệt, NCKH chưa thu hút được SV năm thứ 1 và 2 quan tâm và định hướng cho hoạt động NCKH của năm tiếp theo.

Mặc dù nhà trường đã có Quyết định số 1086/QĐ-ĐH LĐXH ngày 06 tháng 09 năm 2012 quy định về hoạt động NCKH sinh viên ĐH LĐXH song chế độ khen thưởng vật chất đối với sinh viên và giảng viên hướng dẫn còn chưa thực sự tạo ra động lực cho sinh viên NCKH và giảng viên hướng dẫn NCKH. Từ năm học 2017 - 2018, nhà trường không cấp kinh phí cho SV thực hiện các đề tài NCKH. Ngoài không được hỗ trợ kinh phí, đối với SV bảo vệ thành công đề tài, SV được cộng từ 1 đến 4 điểm vào học phần liên quan nhiều nhất đến đề tài. Việc vinh danh SV có thành tích trong NCKH cũng chưa được nhà trường thực hiện công khai như tấm gương tiêu biểu cho SV. Như vậy, SV thực hiện NCKH rõ ràng không có động lực nếu chỉ căn cứ vào điểm thưởng này.

Đối với giảng viên, khi hướng dẫn thành công 01 đề tài NCKH, giảng viên được tính 20 giờ NCKH của năm (bằng 1/5 số giờ của 01 bài báo đăng tạp chí). Vì việc tính số giờ quá ít sẽ không đủ tạo động lực cho giảng viên hướng dẫn SV NCKH. Ngoài ra, nhà trường chưa có quy định cụ thể về chế độ khuyến khích sinh viên có thành tích trong NCKH như: xem xét đối với sinh viên tốt nghiệp được chuyển tiếp học cao học.…

Việc kiểm soát NCKH của sinh viên

Việc kiểm soát của các khoa đối với hoạt động NCKH của sinh viên chưa thường xuyên, kịp thời, một số sinh viên/nhóm sinh viên đã đăng ký NCKH nhưng không hoàn thành được công trình NCKh của mình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại Trường Đại học Lao động – Xã hội (Trang 60 - 65)