Kinhnghiệm quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại một số trường đại học

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại Trường Đại học Lao động – Xã hội (Trang 29 - 35)

1.1.2.Phân loạinghiên cứu khoa học của sinh viên tại trường đại học

1.3.1 Kinhnghiệm quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại một số trường đại học

NCKH của sinh viên. Hay nếu trường đại học chủ động tích cực phối hợp với bộ cũng như các tổ chức tài trợ tài chính cũng sẽ tạo thuận lợi cho công tác này.

- Các nhân tố thuộc về GV: Thực tế cho thấy, trình độ năng lực của giảng viên có ý nghĩa rất lớn đối với chất lượng hoạt động NCKH của sinh viên. Những yếu tố thuộc về GV có ảnh hưởng đến công tác quản lý NCKH sinh viên của trường đại học bao gồm: (1) Nhu cầu hướng dẫn NCKH cho SV của GV, viên chức; (2) Ý thức, trách nhiệm của GV; (3) Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của GV; (4) Năng lực hợp tác trong NCKH của GV.

Đây là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến quản lý hoạt động NCKH của sinh viên. Giảng viên vừa là người thầy hướng dẫn vừa là người bạn trong tìm tòi NCKH giúp sinh viên tự tin, hăng hái hơn trong việc tìm kiếm, sáng tạo. Các chuyên gia có trình độ cao tham tham gia nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn, đảm đương các chức vụ quản lý nghiên cứu khoa học và công nghệ làm phong trào NCKH phát triển hiệu quả.

1.2.4.2 Nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài trường đại học

- Các quy định, chính sách của nhà nước liên quan đến NCKH của sinh viên tại trường đại học. Những văn bản này căn cứ pháp lý để các trường triển khai hoạt động NCKH của sinh viên. Nếu các quy định của pháp luật đơn giản, dễ áp dụng, tạo điều kiện tối đa cho các trường triển khai hoạt động NCKH của sinh viên sẽ ảnh hưởng tích cực đến công tác này và ngược lại.

1.3 Kinh nghiệm quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại một sốtrường đại học và bài học rút ra cho Trường Đại học Lao động – Xã hội trường đại học và bài học rút ra cho Trường Đại học Lao động – Xã hội

1.3.1 Kinh nghiệm quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại một sốtrường đại học trường đại học

Bên cạnh việc chú trọng vào phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo, các trường đại học hiện nay đang ngày càng quan tâm vào NCKH dành cho sinh viên.

NCKH không chỉ giúp sinh viên hiểu sâu hơn về các kiến thức trên giảng đường mà quá trình tìm tòi, khám phá còn giúp sinh viên tiếp cận tri thức mới, rèn luyện nhiều kỹ năng, sáng tạo những sản phẩm phục vụ đời sống, xã hội. Vì thế, các trường đại học đã tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động NCKH sinh viên.

1.3.1.1.Kinh nghiệm của Học viện Ngân hàng

Học viện Ngân hàng luôn khuyến khích hoạt động NCKH trong sinh viên, tạo mọi điều kiện và hướng dẫn, giúp đỡ sinh viên từng bước làm quen với hoạt động này, đưa NCKH thành một trong những công tác trọng tâm của toàn Học viện. Với định hướng đó, Học viện Ngân hàng có nhiều hoạt động thiết thực nhằm đẩy mạnh hoạt động NCKH của sinh viên, cụ thể như:

- Từ năm học 2017-2018, bên cạnh việc tổ chức cho sinh viên tham gia NCKH thì Nội san Sinh viên NCKH được triển khai xây dựng, nhằm thông tin các hoạt động NCKH, sinh hoạt câu lạc bộ khoa học, tọa đàm khoa học...

- Phát triển các câu lạc bộ học thuật nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên.

- Liên kết với nhiều doanh nghiệp, cá nhân thực hiện nhiều chương trình như: Ươm mầm nghiên cứu khoa học, Khuyến khích tài năng khoa học trẻ... để trao học bổng cho các sinh viên có thành tích nghiên cứu, học tập xuất sắc.

- Tổ chức cuộc thi thường niên về NCKH dành cho sinh viên góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp cận và vận dụng các phương pháp NCKH giải quyết một số vấn đề của khoa học và thực tiễn. Từ kết quả hoạt động NCKH hàng năm của sinh viên (số lượng và chất lượng công trình NCKH) là cơ sở để đánh giá thi đua của Khoa. Bên cạnh đó, một số công trình NCKH sinh viên xuất sắc được gửi dự thi các giải thưởng do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Đối với những sinh viên đạt thành tích trong NCKH sẽ được nhà trường trao thưởng theo quy chế.

Được sự quan tâm, khuyến khích tạo điều kiện NCKH từ nhà trường, cùng với năng lực kiến thức và đam mê nghiên cứu khoa học của mình, sinh viên Học viện Ngân hàng đã có nhiều đề tài NCKH đạt giải cấp Trường, cấp Bộ, và có ứng dụng cao trong thực tiễn.

Bảng 1.1: Kết quả hoạt động NCKH của sinh viên Học viện Ngân hàng từ năm 2016-2019 Năm học 2017- 2018 Tổng Nhất Nhì 4 19 5 1 5 0

(Nguồn: Viện NCKHNH- Học viện Ngân hàng)

Với hoạt động tuyên truyền thường xuyên, có hiệu quả kết hợp cơ chế, chính sách trao thưởng cho Khoa, sinh viên đạt kết quả trong hoạt động nghiên cứu khoa học đã tạo nên thành công trong NCKH của sinh viên Khoa Kế toán nói riêng và HVNH nói chung. Hàng năm sinh viên. Học viện Ngân hàng đã có kết quả đáng ghi nhận với đề tài đăng ký nghiên cứu khoa học hàng năm ngày càng tăng và chất lượng ngày càng cao.

1.3.1.2.Kinh nghiệm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh là một trong những trường đại học hàng đầu của Việt Nam trong đào tạo và nghiên cứu khoa học về kinh tế và quản trị kinh doanh. Các biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động NCKH của sinh viên đã được trường thực hiện như:

- Phát động Giải thưởng “Nhà kinh tế trẻ - UEH” để phát hiện và hỗ trợ những đề tài có tính thiết thực tham gia Giải thưởng cấp Bộ “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam”, cấp Thành phố “Eureka”.

- Xây dựng “Tập san NCKH sinh viên UEH” nhằm cung cấp thông tin bổ ích cho các bạn sinh viên về hoạt động NCKH của Trường, đồng thời phần nào đó đem

đến những kiến thức cần thiết, nhóm lên ngọn lửa đam mê NCKH của sinh viên. - Tổ chức các hội thảo, hội nghị và các cuộc thi để nâng cao kiến thức cho sinh viên, tạo môi trường thuận lợi cho sinh viên tiếp cận phong trào NCKH của trường. Ví dụ như cuộc thi “Đề tài Môn học xuất sắc”, “Hội thảo NCKH trong sinh viên khối ngành Kinh tế”, “Tuần lễ triển lãm hoạt động học tập – nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2014”…

- Ban chấp hành Đoàn trường thường xuyên mở các lớp “Phương pháp nghiên cứu cơ bản” nhằm nâng cao năng lực tự nghiên cứu khoa học của sinh viên, thúc đẩy tình hình NCKH của sinh viên.

- Đảm bảo quyền lợi của sinh viên có đề tài NCKH đạt giải thì trường Đại học Kinh tế TP HCM có quy định cộng điểm cho sinh viên. Đối với các đề tài đạt giải cấp Bộ và cấp Thành phố thì sinh viên được cộng điểm vào điểm trung bình chung học tập của năm đang học, đề tài đạt giải cấp Trường thì sinh viên được cộng điểm vào điểm môn học liên quan nhiều nhất đến đề tài. Bên cạnh đó, sinh viên có thành tích tham gia NCKH còn có các quyền lợi:

+ Ưu tiên xép cấp học bổng, xét các danh hiệu thi đua, và các hình thức khen thưởng;

+ Tính điểm rèn luyện sinh viên theo quy định đánh giá kết quả rèn luyện của Trường;

+ Cấp giấy chứng nhận đạt giải, giấy khen và có phần thưởng theo quy định; + Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả nghiên cứu và công bố khoa học theo pháp luật và các quy định hiện hành.

Khoa và nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để sinh viên có thể phát huy tính chủ động, sáng tạo của mình trong việc thực hiện các hoạt động NCKH. Với sự quan tâm, tạo điều kiện đó phong trào NCKH trong sinh viên phát triển mạnh thể hiện qua công trình NCKH tăng lên qua các năm.

Nhận thức được tầm quan trọng của NCKH đối với sinh viên, Trường Đại học quychế, chính sách hoạt động NCKH của sinh viên, và luôn khuyến khích sinh viên NCKH với những quyền lợi cụ thể. Chính điều này là cơ sở thuận lợi,

khuyến khích sinh viên tham gia NCKH và khẳng định thương hiệu của sinh viên trường và mang lại thành công rất lớn cho trường trong hệ thống giáo dục đại học hiện nay.

Bảng 1.2: Kết quả hoạt động NCKH của sinh viên ĐH KTTPHCM từ năm 2016-2019 Năm học Công trình cấp trường Cấp Thành phố Cấp Bộ 2016-2017 60 2 10 2017-2018 65 2 11 2018-2019 98 4 7

(Nguồn: Phòng QLKH&HTQT - Trường ĐH KT TP.HCM)

1.3.1.3. Kinh nghiệm của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân luôn coi trọng hoạt động NCKH sinh viên trên cả hai mặt phong trào và chất lượng.Nhà trường đẩy mạnh phong trào NCKH trong sinh viên, bằng các hoạt động thiết thực như sau:

- Hàng năm, Trường phát động hoạt động NCKH sinh viên trong toàn trường để phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng nghiên cứu khoa học độc lập, hình thành năng lực tự học cho sinh viên. Từ đó, đánh giá xét chọn một số công trình NCKH xuất sắc gửi dự thi Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” cấp Trường và cấp Bộ.

- Các Khoa Viện trong Trường hàng năm đều lập kế hoạch và tổ chức phát động phong trào sinh viên NCKH ở đơn vị mình, trong đó thông báo đầy đủ quyền lợi đối với sinh viên tham gia NCKH. Các giảng viên hướng dẫn tích cực hỗ trợ sinh viên trong việc định hướng lựa chọn chủ đề nghiên cứu phù hợp với chuyên ngành đào tạo và có tính khả thi.

- Đối với các sinh viên đạt giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” cấp trường, trường có giải thưởng bằng tiền mặt (từ 200.000 VNĐ – 500.000 VNĐ) và

Giấy khen của Hiệu trưởng.

- Trường còn chú trọng các hình thức hoạt động khác nhằm tăng cường kiến thức, nhận thức của sinh viên: tổ chức các buổi giao lưu khoa học như đối thoại giữa sinh viên với chủ các doanh nghiệp, các cuộc thi kiến thức chuyên môn của sinh viên theo các chủ đề thích hợp…

Bảng 1.3: Kết quả hoạt động NCKH của sinh viên KTQD từ năm 2016-2019

Năm học 2016 - 2017 Năm học 2017 - 2018 Năm học 2018 -2019

Tổn g Nhấ t Nh ì Ba K K Tổn g Nhấ t Nh ì Ba K K Tổn g Nhấ t Nh ì Ba K K Xét cấp Trườn g 109 9 10 3 0 60 119 9 10 3 0 70 106 10 10 3 2 54 Xét cấp Bộ 7 0 3 2 2 9 0 2 3 2 0 1 1 4 4

(Nguồn: Trang web –https://neu.edu.vn)

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân là một trong số các trường có thành tích xuất sắc trong phong trào NCKH sinh viên được Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen. Có thể khẳng định hoạt động NCKH sinh viên của trường trong các năm gần đây đã được đẩy mạnh và phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Để có được thành tích này, nhà trường đã: thực hiện tốt công tác tuyên truyền NCKH trong sinh viên, có chính sách khen thưởng thỏa đáng với sinh viên có thành tích NCKH, tạo cầu nối giữa sinh viên và doanh nghiệp để sinh viên phát huy năng lực, ý tưởng sáng tạo…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại Trường Đại học Lao động – Xã hội (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w