Thực trạng bộmáy quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại Trường Đại học Lao động – Xã hộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại Trường Đại học Lao động – Xã hội (Trang 42 - 45)

2.1.1.Khái quát về Trường Đại học Lao động –Xã hộ

2.2.1Thực trạng bộmáy quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại Trường Đại học Lao động – Xã hộ

Qua bảng số liệu cho thấy số lượng sinh viên tham gia NCKH và số công trình NCKH của SV đều tăng lên qua từng năm học. Tuy nhiên số lượng công trình NCKH của SV được nghiệm thu chưa đạt được 100%. Cùng với số lượng đề tài chưa nhiều, nội dung của NCKH SV cũng chưa đa dạng, chưa phong phú, tập trung vào vấn đề nổi cộm của sinh viên nhưng còn chưa linh hoạt, còn lặp lại qua các năm, chưa thấy sự khác biệt rõ ràng về khoảng trống nghiên cứu, một số đề tài còn nặng về lý thuyết.

Về phương pháp nghiên cứu, ngoài sự hạn chế về số lượng và nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu của sinh viên cũng chưa thay đổi nhiều. Sinh viên chưa chủ động tiếp cận với phương pháp nghiên cứu định tính hoặc định lượng cũng như cách thức thực hiện cho phù hợp với vấn đề cần nghiên cứu. Các công trình còn nặng về dữ liệu thứ cấp, vận dụng dữ liệu thu thập được và kiến thức đã học để đưa ra đánh giá và đề xuất giải pháp. Do vậy, tính khả thi và tính thực tiễn của đề tài còn chưa cao. Sau khi nghiệm thu, kết quả của các đề tài chưa được vận dụng vào hoạt động học tập và NCKH của nhà trường.

2.2 Thực trạng quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại Trường Đạihọc Lao động – Xã hội học Lao động – Xã hội

2.2.1 Thực trạng bộ máy quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tạiTrường Đại học Lao động – Xã hội Trường Đại học Lao động – Xã hội

Những đơn vị tham gia quản lý hoạt động NCKH tại Trường ĐHLĐXH được mô tả qua sơ đồ sau đây:

Sơ đồ 2.2: Bộ máy quản lý hoạt động NCKH SV của Trường ĐHLĐXH

Nguồn: Trường Đại học Lao động – Xã hội

Trong đó:

- Hiệu trưởng là “người đại diện cho trường triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao; có trách nhiệm điều hành các hoạt động của trường và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình đối với các vấn đề liên quan đến trường trước Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo và pháp luật”, trong đó có hoạt động NCKH của sinh viên.

Phó Hiệu trưởng là “người giúp việc cho Hiệu trưởng có trách nhiệm giúp Hiệu trưởng quản lý điều hành các hoạt động của trường, trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Hiệu trưởng và giải quyết các công việc do Hiệu trưởng giao; Khi giải quyết công việc được Hiệu trưởng giao, Phó Hiệu trưởng thay mặt Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hiệu trưởng về việc thực hiện nhiệm vụ được giao”, trong đó có hoạt động NCKh của sinh viên.

- Hội đồng khoa học và đào tạo: là tổ chức tư vấn cho Hiệu trưởng về nội dung và tổ chức quản lý thống nhất các hoạt động NCKH trong toàn trường. Nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của Hội đồng do Hiệu trưởng quy định.

- Phòng KH & HTQT: chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý NCKH của sinh viên, từ lập kế hoạch triển khai các hoạt động NCKH trình Ban giám hiệu phê duyệt, tổ chức triển khai các hoạt động NCKH cho sinh viên, tổng kết, đánh giá các hoạt động NCKH của sinh viên.

- Các đơn vị thuộc Nhà trường:

Các đơn vị có trách nhiệm phối hợp với phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế tổ chức tốt công tác NCKH trong sinh viên:

+ Trung tâm thông tin Thư viện có nhiệm vụ “giới thiệu, cung cấp tài liệu cho sinh viên thực hiện đề tài NCKH, lưu trữ và giới thiệu kết quả NCKH của sinh viên đến bạn đọc, đặc biệt là triển khai hoàn thiện hệ thống thư viện điện tử để thuận tiện cho SV tra cứu tài liệu”.

+ Phòng Công tác sinh viên có nhiệm vụ “phối hợp với phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, các khoa thực hiện việc tính điểm rèn luyện, điểm cộng để xét khen thưởng, học bổng và ghi hồ sơ cho sinh viên có thành tích trong NCKH theo quyết định khen thưởng các cấp”.

+ Phòng Kế Toán-Tài chính có nhiệm vụ thanh toán kinh phí cho giảng viên hỗ trợ sinh viên NCKH cũng như đảm bảo kinh phí trao thưởng cho sinh viên NCKH được giải.

+ Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên, phòng Công tác sinh viên có nhiệm vụ phối hợp tổ chức, tuyên truyền, động viên sinh viên NCKH.

+ Các Khoa, bộ môn:”đăng ký và tổ chức thực hiện kế hoạch NCKH của sinh viên được giao; theo dõi, chỉ đạo, bố trí giảng viên hướng dẫn sinh viên NCKH; tổ chức lựa chọn công trình NCKH của sinh viên gửi dự thi các cấp; lưu trữ công trình và hồ sơ đánh giá công trình NCKH sinh viên cấp khoa hàng năm. Phối hợp với phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên và các đơn vị liên quan tổ chức các hội thảo, hội nghị khoa học sinh viên và các hình thức hoạt động khoa học khác của sinh viên; tổng kết đánh giá phong trào NCKH của sinh viên; xét và đề nghị khen thưởng sinh viên và giảng viên có nhiều thành tích và đóng góp cho công tác NCKH sinh viên hàng năm.Phối hợp với phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, phòng Công tác sinh viên thực hiện việc tính điểm rèn

luyện, điểm cộng để xét khen thưởng, học bổng và ghi hồ sơ sinh viên có thành tích NCKH theo quyết định khen thưởng các cấp.Hội đồng khoa học và đào tạo của khoa có trách nhiệm tư vấn và định hướng các biện pháp tổ chức, thực hiện hoạt động NCKH của sinh viên thuộc; xét duyệt các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên theo từng năm học”.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại Trường Đại học Lao động – Xã hội (Trang 42 - 45)