3.1Định hướng hoàn thiện quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại Trường Đại học Lao động – Xã hộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại Trường Đại học Lao động – Xã hội (Trang 68 - 70)

3.1Định hướng hoàn thiện quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tạiTrường Đại học Lao động – Xã hội Trường Đại học Lao động – Xã hội

3.1.1 Mục tiêu nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Lao động – Xãhội đến năm 2025 hội đến năm 2025

Trong chiến lược phát triển, Trường Đại học Lao động - Xã hội luôn chú trọng các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) của cán bộ, giảng viên và sinh viên. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng để khẳng định vai trò, vị thế của trường đại học trọng điểm quốc gia, nâng cao chất lượng đào tạo và hội nhập quốc tế.

Hoạt động nghiên cứu khoa học ngày càng gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước, Trường đã tạo lập được các nhóm nghiên cứu để tổ chức xây dựng và triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp. Ngoài ra, các nhóm nghiên cứu của một số cán bộ trẻ bước đầu đã được hình thành và đi vào hoạt động có hiệu quả, nhiều cán bộ đạt thành tích cao trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Trong năm 2018, Trường Đại học Lao động - Xã hội đã ban hành Chiến lược phát triển khoa học công nghệ Trường Đại học Lao động - Xã hội giai đoạn 2018 - 2025 với quan điểm: Phát triển KHCN để nâng cao vị thế và thương hiệu của Trường Đại học Lao động – Xã hội. Chiến lược thể hiện rõ mục tiêu tổng quát: Phát triển đồng bộ các lĩnh vực KHCN nhằm nâng cao vị thế và thương hiệu của Trường Đại học Lao động – Xã hội. Trong đó, chú trọng đầu tư nghiên cứu lĩnh vực khoa học giáo dục nhằm giữ vững và phát huy uy tín, thương hiệu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, ưu tiên đầu tư phát triển một số hướng nghiên cứu mũi nhọn, chú trọng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của nhà trường với nhiệm vụ phát

triển KTXH địa bàn các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước. Phấn đấu đến năm 2025, Trường Đại học Lao động - Xã hội có một số lĩnh vực nghiên cứu đạt trình độ hiện đại so với khu vực và quốc tế. Với mục tiêu xây dựng các hướng nghiên cứu mũi nhọn mang “màu sắc khoa học riêng” của Trường Đại học Lao động – Xã hội, phấn đấu đến năm 2025 các hướng nghiên cứu này sẽ có những nhà khoa học đầu ngành và có các kết quả nghiên cứu mang tầm khu vực và quốc tế.

3.1.2 Phương hướng hoàn thiện quản lý nghiên cứu khoa học của sinhviên tại Trường Đại học Lao động – Xã hội đến năm 2025 viên tại Trường Đại học Lao động – Xã hội đến năm 2025

Để thực hiện mục tiêu này, nhà trường cần triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau: đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý và điều hành các hoạt động KHCN để thúc đẩy nghiên cứu trong lĩnh vực LĐXH; đầu tư xây dựng một số hướng nghiên cứu trong lĩnh vực KNCN và nhân văn nhằm gia tăng số lượng và chất lượng công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín thuộc danh mục ISI/Scopus. Bên cạnh đó, đầu tư một số hướng phát triển công nghệ, một số loại hình dịch vụ KHCN phù hợp nhằm tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu Trường Đại học Lao động – Xã hội.

Quản lý hoạt động NCKH của sinh viên là tổ chức tốt các nguồn lực tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên NCKH có chất lượng, hiệu quả. Việc tổ chức đánh giá kết quả NCKH của sinh viên một cách khoa học, có chế độ khen thưởng phù hợp là những nhân tố quan trọng trong quản lý góp phần nâng cao chất lượng hoạt động NCKH nói riêng và chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung.

Trong trường Đại học Lao động - Xã hội hiện nay, ngoài nhiệm vụ học tập, sinh viên cũng cần đẩy mạnh công tác NCKH . NCKH là con đường để nâng cao hiệu quả rèn luyện tay nghề thực tiễn cho sinh viên. Mặt khác trong Trường Đại học Lao động - Xã hội năng lực NCKH của sinh viên còn là căn cứ, tiêu chuẩn để đánh giá và xếp loại rèn luyện. Do vậy quản lý hoạt động NCKH của sinh viên phải biết động viên, khích lệ tinh thần hăng say, tích cực NCKH, làm cho công tác NCKH là hoạt động mang tính tự giác và trở nên có chất lượng, hiệu quả. Điều này phụ thuọc vào việc xác định mục tiêu quản lý và việc vận dụng các phương pháp quản lý của

chủ thể quản lý. Đặc biệt xác định các giải pháp, cách thức quản lý hoạt động NCKH có ý nghĩa then chốt đảm bảo sự thành công trong công tác quản lý.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại Trường Đại học Lao động – Xã hội (Trang 68 - 70)