Nâng cao nhận thức cho sinh viên về tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại Trường Đại học Lao động – Xã hội (Trang 74 - 78)

3.2Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại Trường Đại học Lao động – Xã hội đến năm

3.2.5.1 Nâng cao nhận thức cho sinh viên về tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học

nghiên cứu khoa học

Để tham gia nghiên cứu khoa học tốt, sinh viên phải hội đủ các điều kiện sau đây: - Thái độ say mê, nghiêm túc và kiên trì trong nghiên cứu. Trước tiên, sinh viên muốn tham gia nghiên cứu khoa học phải có niềm đam mê. Sinh viên cần phải nhìn nhận thẳng vào bản thân mình, đánh giá nỗ lực bản thân qua quá trình học tập và trong thực tiễn cuộc sống. Hãy xem mình đã giải quyết những vấn đề mà cuộc sống và học tập đặt ra như thế nào. Hãy từ bỏ tư tưởng “ngại khó”. Có thể, đam mê, thái độ kiên trì và nghiêm túc một phần thuộc về phẩm chất cá nhân nhưng phần lớn nó được hình thành bằng chính công sức bỏ ra nếu sinh viên thật sự muốn có.

- Sinh viên cần có một nền tảng kiến thức vững chắc, ít nhất là kiến thức cơ bản được trang bị trong trường. Muốn đạt được điều này, sinh viên cần có một phương pháp học tập tốt, một tư duy nhạy bén và sự cần mẫn.

- Sinh viên cần có cái nhìn đúng đắn về nghiên cứu khoa học. Sinh viên đừng xem việc nghiên cứu là cái gì đó cao siêu. Tùy theo năng lực, trình độ hiện có, hãy tìm hiểu những điều mình đã học trên lớp và phát triển nó một cách hợp lí, vừa sức mình. Một điểm nữa là hãy từ bỏ quan niệm rằng nghiên cứu sẽ chiếm rất nhiều thời giờ ảnh hưởng đến việc học tập trên lớp bởi nghiên cứu cũng là một hình thức học tập. Nó sẽ giúp cho sinh viên đào sâu hơn kiến thức trên lớp, tư duy của sinh viên sẽ nhạy bén hơn, phương pháp học tập, làm việc của bạn sẽ tốt hơn... Nếu biết cách

sắp xếp thời gian cộng thêm sự chuyên cần sinh viên sẽ kết hợp hiệu quả việc nghiên cứu với học tập.

- Sinh viên cần nắm vững cơ chế, quy trình tiến hành nghiên cứu. Để làm được điều này, SV cần thường xuyên theo dõi các hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường và thu nhận thêm kinh nghiệm của các sinh viên đã thực hiện. Muốn tiến hành nghiên cứu trước tiên sinh viên cần phải hình thành cho mình một chủ đề, chọn giáo viên hướng dẫn, xây dựng đề cương chi tiết trình Hội đồng Khoa học Khoa. Nếu được chấp thuận, sinh viên sẽ ký kết hợp đồng nghiên cứu. Sau đó, sinh viên cần phải xây dựng kế hoạch chi tiết cho quá trình nghiên cứu và cứ theo đó mà thực hiện. Khi hoàn thành đề tài, sinh viên phải báo cáo trước hội đồng nghiệm thu. Để nâng cao năng lực nhận thức của sinh viên về NCKH, cần thực hiện một số nội dung công việc sau:

- Bồi dưỡng kiến thức về NCKH ngay từ đầu khóa học

- Đánh giá đúng tầm quan trọng của hoạt động NCKH trong trường đại học, trên cơ sở đó giúp sinh viên hiểu rõ ý nghĩa của NCKH đối với công việc của mình sau này

- Công khai chương trình đào tạo, lĩnh vực ngành nghề, chuẩn đầu ra đối với các trình độ đào tạo, cơ hội việc làm khi ra trường cho sinh viên để tạo động cơ, hứng thú học tập và các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành;

- Tạo điều kiện cho sinh viên được tham quan, thực tập để vận dụng kiến thức đã học vào hoạt động thực tế tại các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp với các lĩnh vực sản xuất và vị trí công tác khác nhau.

Trên cơ sở nhận thức đúng đắn vai trò của việc tham gia hoạt động NCKH, sinh viên phải kiên trì nỗ lực khắc phục khó khăn trong học tập, rèn luyện bản thân, có thói quen tự học, tự rèn luyện kỹ năng NCKH, kỹ năng nghề nghiệp, độc lập suy nghĩ, chủ động sáng tạo trong quá trình chiếm lĩnh tri thức khoa học, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.

Sinh viên phải xây dựng kế hoạch cho hoạt động tự rèn luyện kỹ năng NCKH cho mình theo ngày, tuần, tháng, theo từng học kỳ, theo năm học, cần phải

đưa ra mục đích cần phải đạt được cho từng nội dung của kế hoạch, đặc biệt là phải cố gắng thực hiện tốt các kế hoạch đề ra.

Sinh viên cần dành nhiều thời gian cho hoạt động nghiên cứu: Tìm đọc nhiều tư liệu nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm về phương pháp, kỹ thuật trong NCKH ở bạn bè, giáo viên, và đặc biệt phải có lòng tự tin vào khả năng nghiên cứu, học tập của bản thân, để có tâm lý thoải mái, tự rèn luyện khả năng nghiên cứu trong quá trình học tập nhằm nâng cao kết quả NCKH mà sinh viên là tác giả chính thức của các công trình khoa học.

3.2.5.2.Tăng cường chỉ đạo sự phối hợp giữa các đơn vị trong và ngoài trường tổ chức có hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

Lãnh đạo - chỉ đạo là công việc không thể thiếu đối với hoạt động của một tập thể hay một tổ chức nhằm định hướng cho mọi hoạt động đạt hiệu quả. Đối với trường Đại học Lao động – Xã hội để hoạt động đào tạo, NCKH đạt chất lượng cao thì công tác lãnh đạo - chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường tới khoa đào tạo, phòng ban chức năng và Công ty cung ứng nguồn nhân lực và xuất khẩu lao động của trường đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Với hoạt động đào tạo nói chung và hoạt động NCKH của sinh viên nói riêng cần phải tăng cường sự lãnh đạo - chỉ đạo của các cấp, các tổ chức trong trường, đặc biệt là Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế (được hiệu trưởng ủy quyền phụ trách công tác NCKH) với mục đích là đảm bảo sự thống nhất trong công tác triển khai thực hiện làm cho mọi hoạt động đạt hiệu quả cao. Đảm bảo thông tin thông suốt và nhất quán từ lãnh đạo cấp trên (Đảng uỷ, Ban Giám hiệu) xuống tới (Các Phòng, Ban, Khoa, tổ chuyên môn, giảng viên, sinh viên) và ngược lại từ dưới lên trên trong hoạt động NCKH là điều kiện đảm bảo cho hoạt động này khắc phục những hạn chế, nâng cao chất lượng các công trình nghiên cứu của sinh viên. Phòng quản lý đào tạo, thống nhất trong việc phân bố tiến độ thực hiện chương trình đào tạo, bố trí tiến độ thực hiện thực tập tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp để sinh viên có thể hoàn thành tốt chương trình đào tạo. Công ty cung ứng nguồn nhân lực và xuất khẩu lao động của trường, thống nhất chương trình tham quan, thực tập kết hợp sản xuất

tại doanh nghiệp để sinh viên tiếp cận thực tế. Tổ chức hội thảo, hội chợ việc làm để sinh viên tiếp xúc với đơn vị sử dụng lao động tạo cơ hội tìm kiếm việc làm khi ra trường, có thái độ tích cực, đúng đắn trong học tập và NCKH.

Chủ động trong việc thực hiện phối hợp giữa các tổ chức, các bộ phận trong và ngoài nhà trường, thực hiện tham quan, thực tập tại doanh nghiệp giúp sinh viên tiếp cận, làm quen thực tế tạo cơ hội tìm kiếm đề tài NCKH. Bên cạnh sự phối hợp giữa các đơn vị trong trường thì sự liên kết giữa nhà trường với các doanh nghiệp, các tổ chức sử dụng lao động sẽ tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên thực tập, tìm hiểu thực công việc. Đây là con đường cơ bản để sinh viên tiếp cận với đối tượng nghiên cứu, làm xuất hiện nhu cầu khám phá và hứng thú nghiên cứu những vấn đề mà thực tiễn đặt ra.

Việc tăng cường công tác chỉ đạo và phối hợp giữa các đơn vị trong và ngoài trường đảm bảo cho hoạt động NCKH của sinh viên được diễn ra một cách liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau, tạo điều kiện để sinh viên thể hiện năng lực nghiên cứu sáng tạo của mình, qua đó hình thành và phát triển nhận thức và kỹ năng NCKH cho các sinh viên.

3.2.5.3. Ban hành một hệ thống các văn bản hướng dẫn cho hoạt động NCKH của sinh viên

Trong công tác quản lý khoa học, các văn bản pháp quy quản lý hoạt động NCKH của các trường đại học đóng một vai trò quan trọng. Trên cơ sở pháp lý của các văn bản pháp quy mà định hướng xây dựng quản lý hoạt động NCKH sinh viên một cách có hiệu quả nhất. Đây chính là tiêu chí để đánh giḠthể chế hóa nhiệm vụ NCKH của giảng viên, sinh viên, nâng cao chất lượng hoạt động NCKH sinh viên.

Cán bộ làm công tác quản lý cho dù bất kỳ ở một cương vị nào đều phải nắm chắc các văn bản quản lý, làm cơ sở cho cho công tác quản lý, có như vậy người cán bộ mới hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong công tác quản lý người cán bộ cần cụ thể hóa các văn bản quản lý vào công việc cụ thể để thể chế hóa chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước. Phải thực hiện một cách chuẩn mực, các hệ thống văn bản phù hợp với tình hình thực tế của trường, của địa phương, rà soát lại các

văn bản không còn phù hợp, kiến nghị ban hành các văn bản phù hợp với tình hình thực tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại Trường Đại học Lao động – Xã hội (Trang 74 - 78)