Kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại Trường Đại học Lao động – Xã hội (Trang 78 - 80)

3.2Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại Trường Đại học Lao động – Xã hội đến năm

3.3.1. Kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Hiện nay, các hình thức đào tạo ở bậc đại học đang được xây dựng theo chiều hướng ngày càng cải tiến, sinh viên có thể tiếp cận kiến thức lý luận và kiến thức thực tiễn thông qua nhiều cách thức đa dạng. Trong đó, nghiên cứu khoa học được đánh giá là phương pháp hiệu quả để sinh viên có cơ hội áp dụng kiến thức lý luận để giải quyết các vấn đề thực tiễn, rèn luyện tác phong làm việc khoa học…. Để hoạt động quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường đại học nói chung, trường Đại học Lao động – Xã hội nói riêng đạt được hiệu quả như mong muốn, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có các giải phát như sau:

Một là, cần sớm bổ sung nội dung khuyến khích sinh viên có đề tài nghiên cứu khoa học khi còn ngồi trên ghế nhà trường vào “Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy” để hoạt động NCKH ngày càng thu hút sinh viên và đạt hiệu quả cao hơn cả về số lượng và chất lượng.

Hai là, cần đa dạng hóa nội dung và hình thức các sân chơi kiến thức cho sinh viên. Bên cạnh duy trì hiệu quả các cuộc thi thường niên về về STEM, thi THPT,… Bộ cũng nên tổ chức các cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học thường niên tổ chức hội thảo nghiên cứu khoa học trong sinh viên, tổ chức ngày hội trao đổi sách… giữa các trường đại học trong cả nước. Vì đó vừa là sân chơi, là môi trường để các sinh viên giao lưu, học tập, tích lũy kiến thức, rèn luyện kỹ năng mềm cũng như các kỹ năng nghề nghiệp khác. Qua đó, các cuộc thi thực sự là cầu nối giữa sinh viên, nhà trường và doanh nghiệp để góp phần nâng cao chất lượng và tính ứng dụng của các đề tài nghiên cứu khoa học trong sinh viên.

Ba là, Bộ cũng cần có những hình thức khen thưởng sinh viên có thành tích cao trong hoạt động nghiên cứu khoa học để hoạt động nghiên cứu khoa học thực sự khuyến khích tính sáng tạo, phát huy năng lực tư duy, hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên và tận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn. Hơn nữa, về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có đề xuất với Chính phủ có những chính sách ưu đãi phù hợp để tránh hiện tượng chảy máu chất xám đối với những sinh viên có thành tích học tập và nghiên cứu xuất sắc

Bốn là, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần có cơ chế cụ thể và hướng dẫn các trường đại học triển khai những chế tài khuyến khích đối giảng viên tham gia hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học. Việc nghiên cứu khoa học của sinh viên đạt hiệu quả cao, cần sự hỗ trơ rất lớn từ phía giảng viên, gây dựng cho các em niềm đam mê nghiên cứu, gắn quá trình học và quá trình nghiên cứu, tăng khả năng tư duy và tự giải quyết vấn đề của sinh viên. Do chưa có những chế tài phù hợp nên thực tế hiện nay, hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên chỉ tập trung vào một số trường lớn, trường đại học đã có bề dày trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Năm là, để các trường đại học Việt Nam sớm nằm trong hệ thống các trường đại học có uy tín về đào tạo và nghiên cứu khoa học trong khu vực và trên thế giới, Bộ cũng cần sớm có quy định cụ thể liên quan đến việc cấp phôi bằng tốt nghiệp cho sinh viên tại các trường như sau: Các trường đại học cần có một tỷ lệ nhất định số lượng đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên có tính ứng dụng được kiểm định bởi các cơ quan có thẩm quyền và chức năng như Đơn vị kiểm định chất lượng – đơn vị độc lập với Bộ Giáo dục và đào tạo. Điều này sẽ khiến các trường đại học cần đầu tư cho hoạt động này như một trong những điều kiện để nâng cao chất lượng đạo tạo và nghiên cứu khoa học.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại Trường Đại học Lao động – Xã hội (Trang 78 - 80)