Các khoa tiến hành triển khai các hoạt động NCKH của sinh viên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại Trường Đại học Lao động – Xã hội (Trang 54 - 57)

T Khoa dun Nội g

2.2.3.2.Các khoa tiến hành triển khai các hoạt động NCKH của sinh viên

Sau khi nhận chỉ tiêu mà Trường giao, các khoa đã tiến hành các hoạt động sau: - Tổ chức phát động phong trào sinh viên NCKH trong đơn vị mình. Các Khoa thường phối hợp với Đoàn Trường, Liên chi đoàn khoa để tổ chức các buổi lễ phát động phong trào sinh viên NCKH.

- Tiếp nhận đăng ký NCKH của sinh viên và phân công giảng viên hướng dẫn.

Bảng 2.10: Số lượng sinh viên thực tế đăng ký NCKH theo từng Khoa tại Trường Đại học Lao động - Xã hội giai đoạn 2016 – 2019

Đơn vị tính: người

TT Nội dung Năm học

2016 – 2017 2017 - 2018Năm học 2018 - 2019Năm học

1 Khoa Bảo hiểm 35 52 53

2 Khoa Quản lý nguồn

nhân lực 65 85 115

3 Khoa Kế toán 70 85 112

4 Khoa Công tác xã hội 55 58 68

5 Khoa Quản trị kinh

doanh 60 87 117

6 Khoa Luật 48 58 63

Tổng 333 425 528

Nguồn: Trường Đại học Lao động – Xã hội

Qua bảng số liệu cho thấy số lượng sinh viên đăng ký NCKH thực tế theo từng khoa tại trường Đại học Lao động – Xã hội đều tăng so với số chỉ tiêu được giao chứng tỏ các Khoa chuyên ngành cũng đã chú trọng hơn đến công tác NCKH của sinh viên, khuyến khích sinh viên đăng ký NCKH. Tuy nhiên so với số lượng sinh viên thực tế của từng khoa thì số lượng sinh viên đăng ký NCKH vẫn còn rất hạn chế.

- Các giảng viên hỗ trợ sinh viên lựa chọn chủ đề nghiên cứu phù hợp với ngành đào tạo, có tính khả thi và có ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội. Giảng viên hỗ trợ sinh viên trong quá trình nghiên cứu để có được một công trình NCKH hoàn chỉnh.

Bảng 2.11: Số lượng đề tài NCKH của sinh viên thực tế theo từng Khoa tại Trường Đại học Lao động - Xã hội giai đoạn 2016 – 2019

Đơn vị tính: đề tài

TT Nội dung Năm học

2016 – 2017

Năm học 2017 - 2018

Năm học 2018 - 2019

1 Khoa Bảo hiểm 10 10 20

2 Khoa Quản lý nguồn

nhân lực 25 35 50

3 Khoa Kế toán 25 35 50

4 Khoa Công tác xã hội 15 20 40

5 Khoa Quản trị kinh

doanh 25 35 50 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 Khoa Luật 15 15 20

Tổng 115 150 230

Nguồn: Trường Đại học Lao động – Xã hội

Qua bảng số liệu cho thấy số lượng đề tài NCKH sinh viên thực tế theo từng khoa tại trường Đại học Lao động – Xã hội đều tăng so với số chỉ tiêu được giao chứng tỏ các Khoa chuyên ngành cũng đã chú trọng hơn đến công tác NCKH của sinh viên, khuyến khích sinh viên thực hiện các đề tài NCKH. Tuy nhiên so với số lượng sinh viên thực tế của từng khoa thì số lượng đề tài NCKH vẫn còn rất hạn chế.

- Các khoa có thể tổ chức các buổi tọa đàm để sinh viên báo cáo kết quả nghiên cứu và các giảng viên góp ý để giúp sinh viên hoàn thiện công trình NCKH. Các khoa thành lập hội đồng để đánh giá, chấm điểm và lựa chọn các công trình NCKH của sinh viên có chất lượng để gửi dự thi cấp Trường.

Bảng 2.12: Số lượng công trình NCKH của sinh viên được các khoa lựa chọn gửi nghiệm thu cấp trường tại Trường Đại học Lao động - Xã hội

giai đoạn 2016 – 2019

Đơn vị tính: công trình

TT Nội dung Năm học

2016 – 2017 2017 - 2018Năm học 2019 - 2020Năm học

1 Khoa Bảo hiểm 05 07 10

2 Khoa Quản lý nguồn

nhân lực 15 25 30

3 Khoa Kế toán 20 25 35

4 Khoa Công tác xã hội 10 15 30

5 Khoa Quản trị kinh

doanh 15 25 35

6 Khoa Luật 10 10 15

Tổng 75 107 155

Nguồn: Trường Đại học Lao động – Xã hội

Qua bảng số liệu cho thấy số lượng công trình NCKH của sinh viên được các khoa lựa chọn gửi dự thi cấp trường tại trường Đại học Lao động – Xã hội giai đoạn 2016 – 2019 còn ở mức thấp cho thấy chất lượng các công trình NCKH của sinh viên chưa cao. Điều này xuất phát một phần từ năng lực nghiên cứu của một số chủ nhiệm đề tài, một phần xuất phát từ những hạn chế về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu của Nhà trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại Trường Đại học Lao động – Xã hội (Trang 54 - 57)