VỀ TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE CỦA CON NGƯỜI TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015, SỬA ĐỔI BỔ SUNG NĂM 2017
Trần Hà Bảo Khuyên1
Tĩm tắt: Trên cơ sở các quy định mang tính hiến định tại Điều 14, 19, 20 Hiến pháp năm 2013, Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 đã cĩ những sửa đổi, bổ sung quan trọng nhằm cụ thể hĩa những điểm mới về quyền con người, quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người đồng thời phù hợp nhằm nội luật hĩa các quy định cĩ liên quan trong các điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên, gĩp phần tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phịng, chống tội phạm.
Từ khĩa:Quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, của con người, Hiến pháp, Bộ luật hình sự. Nhận bài:30/11/2018; Hồn thành biên tập: 02/01/2019; Duyệt đăng: 17/01/2019.
Abstract:Basing on the constitutional provisions of the Articles 14, 19 and 20 of the Constitution in 2013, the Criminal Code 2015 has made important amendments and supplements to concretize the new points of human rights and the right to be protected about life, health, honor, human dignity and to localize related provisions in international treaties which our country has joined, contributing to enhancing international cooperation in prevention of crime.
Keywords:the right to life, health inviolability of human, Constitution, criminal Code Date of receipt: 30/11/2018; Date of revision: 02/01/2019; Date of approval: 17/01/2019.
1. Quy định của Hiến pháp năm 2013 về bảovệ, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức vệ, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
Điều 14 Hiến pháp năm 2013 nước ta quy định:
“1. Ở nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền cơng dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hĩa, xã hội được cơng nhận, tơn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. 2. Quyền con người, quyền cơng dân chỉ cĩ thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an tồn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.
Theo đĩ, Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định và làm rõ hơn các nguyên tắc về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của cơng dân theo hướng: quyền cơng dân khơng tách rời nghĩa vụ của cơng dân; mọi người cĩ nghĩa vụ tơn trọng quyền của người khác; cơng dân cĩ trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; việc thực hiện quyền con người, quyền cơng dân khơng được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hiến pháp tiếp tục làm rõ nội dung quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của cơng dân về chính trị, dân sự,
kinh tế, xã hội, văn hĩa và trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc tơn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người. Đồng thời, Hiến pháp sắp xếp lại các điều khoản theo nhĩm quyền để đảm bảo tính thống nhất giữa quyền con người và quyền cơng dân, đảm bảo tính khả thi.
Quyền con người của cơng dân Việt Nam trên thực tế đã và vẫn được Nhà nước ta bảo đảm thực hiện ngay từ những năm đầu thành lập nước Việt Nam độc lập. Tuy nhiên, hàm lượng hiện thực hĩa quyền con người lại phụ thuộc rất nhiều vào tập quán pháp luật và điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất của từng giai đoạn phát triển đất nước.
Những năm gần đây, trong điều kiện nền kinh tế đất nước cĩ sự phát triển nhất định, khi nước ta chính thức vươn ra khỏi nhĩm các nước chậm phát triển thì quyền con người ngày càng được Nhà nước quan tâm hơn, việc bảo đảm, an sinh xã hội ngày càng được mở rộng hơn.
Cĩ thể hiểu, quyền con người là quyền tự nhiên, vốn xuất hiện và gắn liền với sự ra đời của một cá thể người. Nếu các quyền đĩ khơng được bảo đảm thì con người sẽ khơng được sống đúng nghĩa là một con người. Nĩi cách khác, quyền con người là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn cĩ và 1Thạc sỹ, Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu
khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế. Quyền con người luơn đi liền và ngày càng được củng cố trong quyền cơng dân của mỗi quốc gia.
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể là một trong các quyền cơ bản của con người, được ghi nhận tại Tuyên ngơn nhân quyền của Liên Hợp Quốc năm 1948, Cơng ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị (1966) và được Việt Nam cam kết thực hiện thơng qua sự kiện gia nhập Cơng ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ngày 24/9/1982. Nếu như Hiến pháp 1992 chỉ quy định chung chung, giới hạn trong phạm vi quyền cơng dân thì Hiến pháp 2013 đã quy định theo hướng: quyền bất khả xâm phạm về thân thể là quyền tự nhiên, quyền bẩm sinh của con người, đồng thời quy định rõ nội hàm và các yêu cầu của quyền này. Cụ thể, Điều 19 Hiến pháp năm 2013 quy định:
“Mọi người cĩ quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Khơng ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”.Và theo quy định tại Điều 20 Hiến pháp năm 2013 thì:“1. Mọi người cĩ quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; khơng bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
2. Khơng ai bị bắt nếu khơng cĩ quyết định của Tồ án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định...”
Việc hiến định rõ ràng, cụ thể nguyên tắc này cĩ ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm ngăn chặn mọi hành vi tùy tiện xâm phạm về thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người.