Những điểm mới về mới về bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe của

Một phần của tài liệu TapchiNgheluat so1 2019 (Trang 33 - 35)

bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe của con người trong Bộ luật hình sự năm 2015

Bảo đảm thực thi quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm, trong Bộ luật hình sự cũng đã cĩ quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, trong đĩ cĩ 17 tội danh liên quan đến hành vi trực tiếp hay gián tiếp, việc vơ tình hay cố ý xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người

khác một cách bất hợp pháp. Vì vậy, cĩ thể nĩi, mọi quy định của pháp luật đều nhằm bảo vệ các quyền của cơng dân, đảm bảo cho cơng dân được thực hiện một cách tốt nhất những quyền mà mình cĩ. Pháp luật cũng quy định, mọi hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm đều bị xử lý theo pháp luật. Người bị hại, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác cũng như người thân thích của họ mà bị đe dọa đến tính mạng thì cơ quan cĩ thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc này đã được cụ thể hĩa một bước đối với người làm chứng. Theo đĩ, người làm chứng cĩ quyền yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng.

Như vậy, về cơ bản, các quy định của pháp luật Việt Nam đã thể hiện rõ được những tư tưởng bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe, của con người. Nhà nước Việt Nam chủ trương bảo vệ quyền con người, song cũng sẵn sàng nghiêm trị những hành vi vi phạm pháp luật nhằm đảm bảo mơi trường lành mạnh cho tồn xã hội, vì lợi ích của mỗi người dân.

Xuất phát từ các quy định nền tảng trên của Hiến pháp, Bộ luật hình sự năm 2015 đã cĩ những sửa đổi, bổ sung quan trọng nhằm cụ thể hĩa những điểm mới về quyền con người, quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của mỗi cá nhân con người sinh sống trên đất nước Việt Nam cũng như cơng dân của nước Việt Nam sinh sống ở các nước khác. Để bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe của con người, BLHS đã giành Chương XIV để quy định về các tội xâm phạm quyền này của con người. Tổng cộng cĩ 32 tội danh liên quan đến hành vi xâm phạm về tính mạng, sức khỏe của con người một cách bất hợp pháp (trong đĩ cĩ các hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người bao gồm cả xâm phạm sức khỏe, tính mạng);

BLHS năm 2015 đã xác định rõ một trong những khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ là “quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân” nhằm thể hiện tinh thần của Hiến pháp năm 2013 là đề cao và bảo vệ hơn nữa quyền con

người, quyền cơng dân, quyền được bảo hộ về thân thể, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của cá nhân, cơng dân. Đây chính là điều kiện để bảo đảm hiện thực quyền con người, quyền cơng dân, bảo đảm sự minh bạch, lành mạnh giữa các lợi ích trong mối quan hệ giữa Nhà nước với con người và phù hợp với các cơng ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên; hạn chế tối đa bất cứ sự lạm dụng hay tùy tiện nào tước đi hoặc hạn chế các quyền và tự do vốn cĩ của mọi người bởi các cơ quan nhà nước.

BLHS năm 2015 đã tăng cường hơn nữa việc bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe của con người. Bao gồm những nội dung quan trọng sau đây:

Một là, sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 1 BLHS năm 2015, Điều 1 BLHS năm 2015 quy định về nhiệm vụ của BLHS, bên cạnh nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ XHCN như quy định trong BLHS năm 1999; BLHS năm 2015 đã bổ sung nhiệm vụ

“bảo vệ quyền con người, và quyền cơng dân...”.

Như vậy, từ quy định mang tính nguyên tắc trên, so với Điều 1 BLHS năm 1999, bảo vệ quyền con người đã chính thức là một nhiệm vụ quan trọng mà BLHS năm 2015 phải thực hiện trong quá trình thực hiện chức năng của nĩ. Theo đĩ, các cơ quan, người cĩ thẩm quyền tiến hành tố tụng, trong quá trình áp dụng BLHS năm 2015, phải cĩ trách nhiệm bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân của những người tham gia tố tụng.

Hai là, BLHS năm 2015 đã hạn chế áp dụng hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt ngồi tù theo hướng: Phạt tiền là hình phạt chínhkhơng chỉ được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng như quy định của BLHS năm 1999 mà cả trường hợp phạm các tội nghiêm trọng. Riêng đối với nhĩm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, mơi trường thì phạt tiền là hình phạt chính cĩ thể áp dụng đối với tội rất nghiêm trọng (Điều 35). Mở rộng nội hàm của hình phạt cải tạo khơng giam giữ, theo đĩ, trong trường hợp người bị phạt cải tạo khơng giam giữ khơng cĩ việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì

phải thực hiện một số cơng việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo khơng giam giữ với thời gian lao động phục vụ cộng đồng khơng quá 04 giờ trong một ngày và khơng quá 05 ngày trong một tuần. Biện pháp này khơng áp dụng đối với người già yếu, phụ nữ cĩ thai (Điều 36). Đồng thời, khẳng định nguyên tắc khơng áp dụng hình phạt tù đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vơ ý (khoản 2 Điều 37).

Ba là,hạn chế áp dụng hình phạt tử hình được khẳng định tại các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, đặc biệt là Nghị quyết số 49/NQ-TW và bám sát tinh thần nội dung quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền sống của con người, theo đĩ: Điều 40 của BLHS đã xác định rõ tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhĩm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khácdo bộ luật này quy định. Bộ luật đã bổ sung thêm các trường hợp khơng áp dụng hình phạt tử hình, khơng thi hành án tử hình, theo đĩ, hình phạt tử hình khơng áp dụng đối với người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử. Đối với người bị kết án tử hình về tội tham ơ tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ơ, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập cơng lớn thì khơng thi hành án tử hình đối với họ. Quy định này nhằm gĩp phần hạn chế tử hình trên thực tế, đồng thời gĩp phần thu hồi tài sản tham nhũng. BLHS năm 2015 đã bỏ tử hình ở 07 tội danh sau: (1) cướp tài sản; (2) sản xuất, buơn bán hàng cấm là lương thực, thực phẩm; (3) tàng trữ trái phép chất ma túy; (4) chiếm đoạt chất ma túy2; (5) phá hủy cơng trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; (6) chống mệnh lệnh; (7) đầu hàng địch. Riêng đối với tội danh hoạt động phỉ thì BLHS năm 1999 cĩ quy định tội này với mức hình phạt cao nhất là tử hình nhưng BLHS năm 2015 khơng cịn tiếp tục quy định tội phạm này nữa. Như vậy, BLHS năm 2015 vẫn cịn duy trì hình phạt tử hình đối với 18/314 tội 2Tội tàng trữ trái phép chất ma túy và tội chiếm đoạt chất ma túy được tách ra từ tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy quy định tại Điều 194 của BLHS năm 1999.

danh được quy định trong Bộ luật thuộc 07/14 nhĩm tội phạm3, giảm 11 tội danh so với BLHS năm 1999 và giảm 04 tội danh so với BLHS (sửa đổi năm 2009)4.

Bốn là, BLHS năm 2015 quy định khung hình phạt của các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người theo hướng nghiêm khắc hơn so với các quy định về tội phạm tương ứng trong BLHS năm 1999. Đối với tội “Giết con mới đẻ”, Điều 94 BLHS năm 1999 quy định tội này cĩ khung hình phạt:“từ cải tạo khơng giam giữ đến hai nămphạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”;nhưng Điều 124 BLHS năm 2015 quy định tội này cĩ khung hình phạt cao hơn “phạt tù từ 6 tháng đến 03 năm”.Quy định về tội “Làm chết người trong khi thi hành cơng vụ”tại Điều 127 BLHS năm 2015, cĩ khung hình phạt tại Khoản 1 từ 05 đến 10 năm, trong khi Khoản 1 của tội phạm tương ứng của BLHS năm 1999 là “từ 02 năm đến 7 năm”...

Năm là, BLHS năm 2015 bổ sung nhiều tội phạm mới mà đối tượng bảo vệ là quyền con người, quyền được bảo hộ thân thể, tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự con người với hình phạt nghiêm khắc. Các tội phạm được bổ sung là:

(1) “Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm” tại Điều 147, cĩ mức hình phạt cao nhất đến 12 năm;

(2) “Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi” tại Điều 152 cĩ mức hình phạt cao nhất đến 12 năm;

(3) Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi tại Điều 153 cĩ mức hình phạt cao nhất đến 15 năm;

(4) “Tội mua bán, chiếm đoạt mơ hoặc bộ phận cơ thể người” tại Điều 154 cĩ mức hình phạt cao nhất đến chung thân;

(5) “Tội bắt cĩc con tin” tại Điều 301 cĩ mức hình phạt cao nhất đến 15 năm. Quy định bổ sung loại tội phạm này trên tinh thần các quy định của Cơng ước chống bắt cĩc con tin năm 1979.

(6) Tội cướp biển tại Điều 302 cĩ khung hình phạt cao nhất đến tù chung thân. Quy định bổ sung loại tội phạm này trên tinh thần các quy định của Cơng ước quốc tế về Luật biển năm 1982.

Việc bổ sung các tội phạm trên là cần thiết trong điều kiện hành vi xâm phạm quyền con người, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người ngày càng gia tăng, cĩ tính chất nguy hiểm cao, đa dạng, phức tạp, tinh vi, xảo quyệt. Đĩ phần lớn là những hành vi xuất hiện trong điều kiện cơ chế thị trường với các yếu tố tiêu cực phát sinh, khi mà các quan hệ xã hội ngày càng mở rộng, nhưng lại chưa được quy định trong BLHS năm 1999.

Sáu là,BLHS năm 2015 bổ sung một số hành vi nguy hiểm, xâm phạm quyền con người, quyền được bảo hộ thân thể, tính mạng, sức khỏe con người bị coi là tội phạm, trong khi BLHS năm 1999 khơng quy định các hành vi đĩ là tội phạm. Đĩ là các hành vi sau đây:

Hành vi “Vứt bỏ con do mình đẻ ra” được bổ sung trong Điều 124 BLHS năm 2015. Theo đĩ, người mẹ sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu thực hiện hành vi “Vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuần dẫn đến đứa trẻ bị chết”.Hoặc hành vi

“thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác” trái với ý muốn của nạn nhân được quy định là hành vi khách quan của tội phạm về hiếp dâm, cưỡng dâm tại Điều 141, Điều 142, Điều 143, Điều 144, Điều 145 BLHS năm 2015. Ngồi ra, BLHS năm 2015 306 tội xâm phạm ANQG: phản bội Tổ quốc; hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; gián điệp; bạo loạn; khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.

Một phần của tài liệu TapchiNgheluat so1 2019 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)