- 03 tội phá hoại hịa bình, chống lồi người và tội phạm chiến tranh: phá hoại hồ bình gây chiến tranh xâm lược; chống lồi người; tội phạm chiến tranh.
2. Kết quả đạt được và một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo chung nguồn Thẩm
nâng cao chất lượng đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư
Trên cơ sở chương trình đào tạo, Học viện Tư pháp đã xây dựng hệ thống giáo trình, đề cương mơn học, hồ sơ tình huống2và tập huấn đội ngũ giảng viên chuẩn bị cho việc triển khai khĩa đào tạo. Tháng 3 năm 2018, lớp đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư khĩa 01 đã được khai giảng với 31 học viên. Học viện Tư pháp đã dành những điều kiện tốt về đội ngũ giảng viên, hệ thống giáo trình, tài liệu, cơ sở vật chất cho lớp đào tạo này. Nhằm tăng cường hiệu quả và chất lượng giảng dạy, Học viện đã áp dụng tối đa phương pháp song giảng, tam giảng cho các bài học trong chương trình để học viên cĩ cơ hội nắm bắt được kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp của cả ba chức danh thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư và cĩ được cái nhìn đa chiều cả từ lý luận và thực tiễn về nghề nghiệp.
Sau một thời gian triển khai đào tạo, chương trình đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư đã nhận được những phản hồi tích cực từ phía giảng viên và học viên. Theo kết quả khảo sát và đối thoại giữa Giám đốc Học viện Tư pháp với các học viên, chương trình được đánh giá cao ở một số điểm như sau:
- Nội dung chương trình cơ bản phù hợp, giúp học viên cĩ được cái nhìn đa chiều từ gĩc nhìn nghề nghiệp của cả ba chức danh thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư;
- Hoạt động kiến tập trong Giai đoạn 1 của chương trình rất cĩ ý nghĩa, giúp học viên tiếp cận với thực tiễn nghề nghiệp. Điều này đặc biệt quan trọng đối với học viên mới tốt nghiệp Đại học Luật, chưa cĩ kinh nghiệm thực tiễn.
- Các giảng viên tham gia giảng dạy giàu kinh nghiệm, nguồn giảng viên đa dạng gồm cả giảng viên cơ hữu của Học viện Tư pháp và giảng viên kiêm chức là các Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư giàu kinh nghiệm; các giảng viên cĩ sự kết hợp nhuần nhuyễn trong các buổi song giảng, tam giảng;
- Học viên được hỗ trợ nhiều cơ hội để tiếp cận với thực tiễn nghề nghiệp, nâng cao kiến thức kỹ năng như tham dự các Hội thảo khoa học, các hoạt động chuyên mơn, tập sự tại tổ chức hành nghề luật sư.
Những hiệu ứng tốt từ lớp đào tạo đầu tiên đã được lan tỏa tới người học và xã hội thể hiện ở số lượng học viên đăng ký tham gia khĩa đào tạo ngày càng tăng. Theo kế hoạch tuyển sinh, năm 2018 Học viện Tư pháp sẽ đào tạo 01 khĩa với số lượng 50 học viên. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, ngồi lớp đầu tiên đã khai giảng, Học viện Tư pháp đã tiếp tục mở lớp đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư khĩa II tại Hà Nội với 35 học viên và sẽ khai giảng lớp đào tạo khĩa III tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 1 năm 2019.
(Xem tiếp trang 86)
2Học viện Tư pháp đã biên soạn 50 hồ sơ tình huống Dân sự, Hình sự, Hành chính và 06 Giáo trình, Tập bài giảng phụcvụ chương trình đào tạo chung bao gồm:Giáo trình Kỹ năng của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư trong vụ án hình sự vụ chương trình đào tạo chung bao gồm:Giáo trình Kỹ năng của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư trong vụ án hình sự (Tập 1 - Phần cơ bản); Giáo trình Kỹ năng của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư trong vụ việc dân sự (Tập 1 - Phần cơ bản); Giáo trình Kỹ năng của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư trong vụ việc dân sự (Tập 2 - Phần chuyên sâu); Giáo trình Kỹ năng của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư trong vụ án hành chính (Tập 1 - Phần cơ bản); Giáo trình Kỹ năng của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư trong vụ án hành chính (Tập 2 - Phần chuyên sâu); Tập bài giảng Kỹ năng bổ trợ nghề nghiệp của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư.