- Mục tiêu: Bước đầu tự do hóa tài khoản vốn trên một số giao dịch.
13 NEER – Nominal Efective Exchange Rate; Tỷ giá danh nghĩa hữu dụng/hiệu quả, là giá trị trung bình không có trọng số của đồng tiền nước bản địa so với đồng tiền của các nước có quan hệ thương mại được lựa
3.3.2.2. Giảm dần thâm hụt ngân sách tiến tới cân đối ngân sách Nhà nước, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô
nước, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô
Thống kê về tình trạng ngân sách Việt Nam giai đoạn 1990 - 2009 chỉ ra rằng thâm hụt ngân sách ngày càng có chiều hướng gia tăng. Khu vực nhà nước chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng đầu tư xã hội và mức đầu tư lớn này đang gây ra thâm hụt ngân sách cao vào năm 2001, mức thâm hụt là 2,8% GDP thì tới năm 2009 đã tăng lên 8,9% GDP (IMF). Mặc dù tỷ lệ thu thuế trên GDP cao14, thu ngân sách không những không đủ bù chi mà còn quá phụ thuộc vào những nguồn thu không ổn định và thiếu bền vững (thu từ hoạt động dầu khí) hoặc những nguồn thu chắc chắn sẽ giảm sút do cam kết mở 14 Việt Nam có tỷ lệ thu ngân sách trên GDP trong giai đoạn 2004 – 2009 cao nhất so với các nước trong khu vực, trung bình đạt 26,8% GDP (EIU)
cửa theo WTO và AFTA (thuế nhập khẩu). Với mức độ phát triển còn thấp của thị trường chứng khoán, Chính phủ buộc phải bù đắp thâm hụt ngân sách thông qua vốn viện trợ phát triển hoặc huy động trên thị trường vốn quốc tế.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do tốc độ tăng nguồn thu chậm hơn so với nhu cầu chi. Tuy nhiên, đây cũng là hiện tượng khá phổ biến ở các nước đang phát triển do trong giai đoạn đầu cải cách, nhu cầu chi rất lớn (bao gồm các khoản chi cho việc cơ cấu lại nền kinh tế, chi cho đầu tư phát triển, chi xóa đói giảm nghèo,...) trong khi các khoản thu lại có xu hướng tăng rất chậm do:
- Quá trình cổ phần hóa và tư nhân hóa doanh nghiệp Nhà nước làm mất đi nguồn thu quan trọng từ thặng dư tài sản sản xuất của Nhà nước thông qua thuế sử dụng vốn ngân sách.
- Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế buộc nước ta phải cắt giảm thuế nhập khẩu nhanh chóng làm giảm thu nhập từ thuế này.
- Thể chế thuế mới mang tính thị trường lại chưa được hình thành đồng bộ và giám sát có hiệu quả làm thất thoát những khoản thu vốn đã bị giảm sút rất nhiều.
Rõ ràng, thâm hụt ngân sách chỉ có thể được tài trợ từ phát hành hoặc vay nợ trong và ngoài nước. Phương pháp tài trợ bằng phát hành tiền đương nhiên sẽ dẫn đến lạm phát như những năm cuối thập kỷ 80 và vì vậy đã bị cấm ở Việt Nam. Vay trong nước bằng cách phát hành các công cụ nợ quá nhiều sẽ tạo áp lực làm tăng lãi suất nội địa. Sự gia tăng này một mặt hạn chế đầu tư trong nước, mặt khác lại buộc nền kinh tế phải hấp thụ nguồn vốn với quy mô lớn, khó kiểm soát do chênh lệch lãi suất trong nước so với thị trường tiền tệ quốc tế. Nếu sử dụng biện pháp vay nước ngoài thì sẽ làm tăng gánh nặng nợ cho ngân sách, và sự phụ thuộc vào nước ngoài đồng thời làm giảm độ tin cậy tín dụng, dễ xảy ra nợ quốc tế như trường hợp của Mexico và
Argentina. Tình trạng đó cũng làm cho nền kinh tế trở nên quá nhạy cảm với các biến động bên ngoài và tăng cường rủi ro tỷ giá.
Như vậy, tình trạng thâm hụt ngân sách kéo dài là một trong những nguyên nhân đe dọa sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô và khả năng thành công của quá trình tự do hóa kinh tế. Nói cách khác, để tiến hành thành công cải cách kinh tế, tiến tới tự do hóa tiền tệ và ngoại hối thì vấn đề cân đối lại ngân sách của Chính phủ Trung ương là vấn đề quan trọng hàng đầu. Nguyên tắc cơ bản để giải quyết tình trạng này, cần nhanh chóng tăng nguồn thu vượt tốc độ tăng nhu cầu chi mà không tạo thêm gánh nặng thuế cho các khu vực kinh tế:
- Cần hoàn thiện thể chế thuế mang tính thị trường như thuế giá trị gia tăng, mở rộng đối tượng đánh thuế mà không tăng mức thuế suất giúp tăng nguồn thu mà không đẩy gánh nặng thuế vào một số ít chủ thể trong nền kinh tế.
- Phải nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác thu thuế, chống tình trạng trốn, lậu thuế và thất thoát nguồn thu. Theo số liệu ước tính, tỷ lệ thất thu thuế ở nước ta hiện nay vào khoảng 35% - 40%, thậm chí có những địa phương, ngành nghề lên đến 85%. Đây là một thách thức song cũng chỉ ra rằng nguồn thu của Việt Nam vẫn chưa tận dụng hết, có thể khai thác thêm bằng các biện pháp hợp lý trên cơ sở giữ nguyên các sắc thuế hiện hành.
- Cần tăng cường giám sát và kỷ luật tài chính trong quá trình sử dụng vốn ngân sách, tránh tình trạng tham ô, tham nhũng, bòn rút, lãng phí "của công" đang diễn ra như một lẽ đương nhiên ở các cơ quan kinh tế và hành chính sự nghiệp nước ta.
- Có thể giảm áp lực đối với ngân sách Nhà nước bằng cách xã hội hóa các khoản chi trực tiếp từ ngân sách theo hướng Nhà nước và nhân dân cùng làm.
- Nhanh chóng đưa vào ngân sách các khoản chi gián tiếp ngoài ngân sách để xác định cụ thể nguồn tài trợ, tránh tình trạng bị động và khó kiểm soát như hiện nay.
- Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, nhân lực, cụ thể:
+ Có sự quản lý chặt chẽ, định hướng đúng đắn và kiểm tra, giám sát trong quá trình sử dụng tài nguyên.
+ Đẩy lùi tham nhũng, chống lãng phí do nạn tham nhũng, hối lộ gây ra. + Có chính sách sử dụng lao động đúng chuyên môn, sở trường.
+ Hạn chế tình trạng "con ông, cháu cha" và "nhất thân nhì quen" trong việc tuyển dụng, sử dụng lao động.
- Đầu tư có hiệu quả, hợp lý cho từng ngành nghề:
- Mở rộng các dự án đầu tư của Chính phủ: dầu khí, cầu đường, điện lực, thủy điện, bưu chính viễn thông… khuyến khích sự tham gia đầu tư của các thành phần kinh tế.