dào, có nhiều tiềm năng để phát triển hơn nữa nền kinh tế. Tính đến hết năm 2006, GDP của Việt Nam đã tăng 25 năm liên tục, vượt qua Hàn Quốc (23 năm tính đến hết năm 1997), chỉ thua Trung Quốc (28 năm tính đến hết 2006).
Bảng 3.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
% 6,8 6,8 7,0 7,2 7,5 7,7 8,17 8,5 6,23 5,32 6,78
Nguồn: Tổng Cục thống kê
Với một nền kinh tế còn non yếu, nguồn vốn tích lũy của Việt Nam còn quá nhỏ bé, không thể đáp ứng được nhu cầu phát triển. Vì vậy, thu hút vốn đầu tư nước ngoài là một vấn đề đáng được quan tâm. Trong thời gian qua, nhờ những nỗ lực cải cách, đổi mới, Việt Nam đã thu hút được ngày càng nhiều hơn nguồn vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ sản xuất, kinh doanh trong nước.
Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào thị trường thế giới và cánh cửa thu hút đầu tư đã mở rộng với tất cả mọi nguồn lực, mọi đối tượng, thể hiện rõ nhất qua sự phát triển vượt bậc của thị trường chứng khoán.
+ Thị trường cổ phiếu: Theo nhận định của giới chuyên môn, thị trường tài chính Việt Nam là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới trong những năm gần đây. Đặc biệt trong năm 2006 -2007, thị trường vốn và thị trường tài chính đạt được tốc độ tăng trưởng cao vượt bậc và nhanh chóng trở thành "địa điểm" đầu tư hấp dẫn trong con mắt của các tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài. Việc Chính phủ Việt Nam quyết tâm hoàn thành tiến trình chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp Nhà nước sẽ mở ra cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài tìm được thị trường để đầu tư. Cùng với đó, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới cũng tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam hấp thụ hết nguồn vốn đầu tư gián tiếp và là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, thu hút vốn trên thị trường thế giới.
Hiện tại, tiềm năng tăng trưởng của nhiều doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn, bởi xuất phát điểm của doanh nghiệp Việt Nam so với các doanh nghiệp ở nước ngoài còn thấp. Bên cạnh đó, việc nhiều doanh nghiệp đang niêm yết tại thị trường Việt Nam chuẩn bị niêm yết ở thị trường chứng khoán nước ngoài, cùng với tốc độ phát triển vượt bậc của thị trường chứng khoán Việt Nam trong hơn một năm qua đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài thêm quan tâm đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp Việt Nam.
+ Thị trường trái phiếu: Đây là kênh huy động vốn rất hiệu quả hiện
nay và đã có những tín hiệu khả quan. Việc phát hành trái phiếu từ Việt Nam sẽ tăng nhanh trong năm 2007 - 2010 do các công ty phát hành trái phiếu mới sẽ gia tăng. Giấy chứng nhận sở hữu hiện tại của Việt Nam hoạt động khá tốt trên thị trường thứ cấp (qua đợt phát hành 500 triệu USD trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế năm 2006) và điều này cho thấy các nhà đầu tư rất muốn
được tiếp cận nhiều hơn với Việt Nam đồng thời cũng mở đường cho các công ty Việt Nam tiếp cận các nhà đầu tư toàn cầu.
Sự kiện Deutsche Bank - một ngân hàng uy tín của Đức - có một cuộc giao dịch rất thành công với Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) trong việc phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu, trong đó người mua hầu hết là các nhà đầu tư nước ngoài đã tạo ra một tiền đề đầy triển vọng cho các công ty Việt Nam vươn ra thị trường vốn nước ngoài. Deutsche Bank cũng dự báo, thị trường trái phiếu nước ngoài sẽ lên tới con số 770 tỷ USD và tạo thêm nhiều cơ hội cho các nhà phát hành Việt Nam hợp tác với các nhà đầu tư quốc tế cũng như các nguồn huy động vốn vay dài hạn đa dạng, phong phú. Điều này sẽ góp phần làm giảm bớt áp lực phụ thuộc vào các nguồn vốn truyền thống trước đây.
Việc nâng cao vị thế, dần dần thiết lập tính chuyển đổi cho Việt Nam Đồng sẽ tác động mạnh đến hoạt động thu hút nguồn vốn nước ngoài do các nhà đầu tư quốc tế an tâm trong việc chuyển vốn đầu tư cũng như chuyển lợi nhuận về nước.
3.1.2.4. Nhu cầu cạnh tranh hiệu quả
Với việc gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến thêm một bước quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Trong bối cảnh đó, Việt Nam phải cạnh tranh với những quốc gia lớn mạnh hơn ngay tại thị trường nội địa và trên thị trường thế giới. Để tồn tại và phát triển trong cạnh tranh, Việt Nam cần khắc phục những khuyết điểm của nền kinh tế, phát huy những thế mạnh vốn có, tận dụng triệt để tiềm năng. Đồng thời, việc nâng cao vị thế của Việt Nam Đồng, thiết lập cơ chế chuyển đổi cho Việt Nam Đồng cũng là một đòi hỏi khách quan để tăng hiệu quả cạnh tranh của kinh tế Việt Nam vì:
- Việt Nam Đồng được tự do chuyển đổi giúp nước ta tận dụng triệt để những lợi ích từ tự do thương mại.
- Việt Nam Đồng được tự do chuyển đổi giúp nước ta thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Việt Nam Đồng được tự do chuyển đổi giúp nước ta phân phối hiệu quả nguồn vốn đầu tư cả ở trong nước và quốc tế.
3.1.2.5. Nhu cầu phát triển kinh tế trong giai đoạn 2011-2020 để cải thiệnvị trí trong khu vực và trên thế giới vị trí trong khu vực và trên thế giới
Theo nội dung “Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011- 2020” đã thông qua tại Đại hội Đảng XI (2011): “Phấn đấu đạt tốc độ tăng
trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010. GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 - 3.200 USD” và “Kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, với một số công trình hiện đại. Tỷ lệ đô thị hoá đạt trên 45%. Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%”.[37] Muốn đạt
được các mục tiêu tăng trưởng trên, Việt Nam cần một lượng vốn đầu tư lớn, do vậy, VND là có vị thế cao là động lực thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, đáp ứng các nhu cầu đầu tư – phát triển của Việt Nam.
Nước ta đã có nhiều cố gắng để đưa Việt Nam từ một nước không có tên trên bản đồ thế giới thành một nước được bạn bè quốc tế biết đến về xuất khẩu gạo, cà phê; về sự ổn định, hòa bình; về khả năng tiếp nhận chuyển giao công nghệ nhanh nhạy;... Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa có được tiếng nói trọng lượng trên trường quốc tế và khu vực. Để cải thiện vị trí trong khu vực và thế giới, Việt Nam cần nỗ lực về mọi mặt, vươn lên trong mọi lĩnh vực. Việc vị thế của Việt Nam Đồng được nâng cao, dần trở thành đồng tiền tự do chuyển đổi cũng góp phần giúp Việt Nam có được một vị thế mới vì:
- Việt Nam Đồng được tự do chuyển đổi khẳng định sức mạnh đồng tiền quốc gia. Và do đó, uy tín của quốc gia cũng được nâng lên trong con mắt bạn bè quốc tế, tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư quốc tế.
- Việt Nam Đồng có vị thế cao phản ánh một môi trường kinh tế lành mạnh, tự do, tuân theo quy luật thị trường.
3.1.2.6. Do định hướng phát triển thị trường tài chính của Việt Nam
Trong thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã có sự tăng trưởng kinh tế ấn tượng, theo nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9 đến năm 2010, Việt Nam phấn đấu tăng trưởng xuất, nhập khẩu đạt mức từ 14% đến 16%/năm; chỉ tiêu GDP tăng lên 2 lần so với năm 2000 với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt mức 7,5% đến 8%/năm, năm 2010 GDP đạt mức 104 tỷ USD. Mặc dù đà tăng trưởng bị chậm lại do ảnh hưởng suy thoái toàn cầu, nhưng Việt Nam vẫn được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng và sớm phục hồi.
Cùng với việc được công nhận là thành viên chính thức của WTO năm 2007, khu vực NHTM sẽ dần được mở cửa cho các NHTM quốc tế, từ ngày 01-01-2009, ngân hàng 100% vốn nước ngoài được phép thành lập tại Việt Nam. Theo lộ trình tham gia WTO, ban đầu các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép huy động tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân trong nước với mức độ hạn chế gấp 6,5 lần vốn điều lệ và sẽ được nới lỏng dần, đến năm 2011 ngân hàng nước ngoài được thực hiện các chức năng huy động như NHTM Việt Nam. Theo quy định của Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ (GATS), các tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam cũng được phép cung ứng hầu hết các loại hình dịch vụ ngân hàng như cho vay, nhận tiền gửi, cho thuê tài chính, kinh doanh dịch vụ tài chính ngân hàng, kinh doanh ngoại tệ, các công cụ trên thị trường tiền tệ, các công cụ phát sinh, môi giới tiền tệ, quản lý tài sản, cung cấp dịch vụ thanh toán, tư vấn và thông tin tài chính.
Ngày 02-8-2007, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 128/2007/QĐ- TTg về việc phê duyệt đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm
nhanh, mạnh, vững chắc thị trường vốn đảm bảo đến năm 2010 giá trị vốn hóa của TTCK đạt mức 50% GDP và năm 2020 đạt mức 70% GDP. Theo định hướng phát triển, trong những năm tới thị trường vốn và tiền tệ của Việt Nam dự kiến tăng trưởng nhanh, mạnh theo lộ trình tự do hóa, khi thị trường vốn tăng mạnh với sự tham gia năng động của các định chế tài chính quốc tế, lộ trình tự do hóa giao dịch tài khoản vốn cũng sẽ dần được thực hiện. Việt Nam sẽ phải đối mặt với hoạt động đầu cơ, giao dịch ngoại hối của các nhà đầu cơ quốc tế khi thị trường vốn được mở cửa. Khi các giao dịch tiền tệ, rào cản dòng vốn quốc tế được nới lỏng, hiện tượng đầu cơ, cất giữ, giao dịch ngoại tệ trên thị trường tiền tệ sẽ được mở rộng đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt để nâng cao vị thế tiền đồng, hạn chế hiện tượng đô la hóa nền kinh tế.
3.2. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN NÂNG CAO VỊ THẾ CỦA VIỆT NAMĐỒNG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỒNG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Căn cứ định hướng phát triển kinh tế của Đảng, yêu cầu của lộ trình hội nhập quốc tế trên cơ sở những yếu tố kinh tế cơ bản như tốc độ tăng trưởng, tỷ giá, lạm phát, dự trữ ngoại hối..., tác giả đề ra mục tiêu thực hiện đầy đủ tính chuyển đổi của VND trong nước, tạo cơ sở để nâng cao tính chuyển đổi quốc tế của VND và khắc phục tình trạng đô la hóa trong giai đoạn 2010 -2020, cụ thể như sau:
3.2.1. Nâng cao tính chuyển đổi của Việt Nam Đồng
(*) Tự do hóa tài khoản vãng lai đến năm 2013:
Ngày 5 tháng 2 năm 2006, Chính phủ Việt Nam đã chấp nhận khoản 2, 3 và 4 của điều VIII, bản điều lệ IMF. Tuy nhiên các giao dịch vãng lai ở Việt Nam chưa được tự do hoàn toàn mà vẫn có những giới hạn.