- Chuyển đổi toàn phần
1.4.3. Kinh nghiệm của Mexico trong việc bảo vệ giá trị của đồng bản tệ
Trước khủng hoảng (trước năm 1994), Mexico áp dụng chính sách tỷ giá cố định, điều chỉnh dần với biên độ giao dịch hàng ngày khoảng 6%; Thực hiện tự do hoá tài chính làm tăng dòng vốn nước ngoài chảy vào. Dòng vốn nước ngoài tăng đột ngột đã làm cho giá trị thực của đồng Peso bị lên giá tới 40% trong vòng 5 năm từ 1988 đến 1993. Tuy nhiên, các yếu tố kinh tế cơ bản bắt đầu xấu đi nghiêm trọng từ năm 1993. Thâm hụt cán cân thương mại gia tăng từ mức 2,6% GDP vào giữa năm 1989 lên 5% vào năm 1993. Tăng trưởng kinh tế giảm liên tục từ 5,1% năm 1990 xuống 3,6% năm 1993.
Bắt đầu từ năm 1994, dòng vốn nước ngoài chảy vào suy giảm. Nhiều khoản nợ của Chính phủ dồn dập đáo hạn vào năm 1995. Dự trữ ngoại tệ giảm dần do được dùng để bù đắp cho thâm hụt cán cân thương mại và ổn định tỷ giá. Trước tình hình đó, NHTW quyết định ngừng can thiệp ngoại tệ, đẩy mạnh tín dụng. Chính sách này ngăn không làm giảm mức cung tiền và giữ lãi suất ở mức thấp. Tuy nhiên, dự trữ giảm liên tục và đến tháng 3/1994, tấn công đầu cơ xảy ra. Ước tính không chính thức cho thấy để hỗ trợ tỷ giá đồng Peso, NHTW Mexico đã sử dụng lượng dự trữ lên tới trên 50 tỷ USD. Mặc dù vậy, Chính phủ cũng không ngăn được sự sụp đổ của đồng bản tệ và cuối cùng phải thả nổi tỷ giá vào cuối năm 1994.
Bài học thất bại của Mexico là ở chỗ thực hiện các giải pháp chính sách không nhất quán, không phù hợp với tình hình, làm gia tăng thêm tính bất ổn của thị trường dẫn đến khủng hoảng (vi phạm bộ ba bất khả thi), cụ thể:
- Thu hút quá nhiều dòng vốn đầu tư nước ngoài, nợ nước ngoài ngắn hạn lớn;
- Thực hiện tự do hoá thị trường tài chính nhanh;
- Thực hiện chính sách tỷ giá, chính sách tiền tệ không nhất quán: CSTT nới lỏng qua việc đẩy nhanh tín dụng gây mất giá đồng Peso, nhưng lại cố định tỷ giá, gây thâm hụt thương mại lớn.
- Phát hành trái phiếu chính phủ bằng ngoại tệ quá lớn (18 tỷ USD), đến khi đến hạn không có khả năng trả dẫn đến khủng hoảng nợ.