nhiều tổ chức phi Chính phủ. Hiện nay Việt Nam là thành viên của hơn 63
tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ trên thế giới. Việt Nam đã hoạt động tích cực với vai trò ngày càng tăng tại Liên hợp quốc (ủy viên Hội đồng kinh tế xã hội Liên hợp quốc - ECOSOC, ủy viên hội đồng chấp hành Chương trình hỗ trợ phát triển của Liên hợp quốc - UNDP, Quỹ dân số Liên hợp quốc -UNFPA, Hiệp hội bưu chính toàn cầu -UPU,...), phát huy vai trò thành viên tích cực của phong trào Không liên kết, Cộng đồng các nước nói tiếng Pháp, ASEAN,... Có thể nói, ngoại giao đa phương là điểm sáng trong hoạt động ngoại giao thời đổi mới. Những kết quả trong mối quan hệ đan xen này đã củng cố và nâng cao vị thế của đất nước, tạo ra thế cơ động, linh hoạt trong quan hệ quốc tế, vừa là yêu cầu, vừa là động lực của nâng cao vị thế của Việt Nam Đồng. Các tổ chức quốc tế có những quy định chung đối với các thành viên. Các quy định này dựa trên nguyên tắc hợp tác bình đẳng, cùng có lợi giữa các thành viên.
Khi tham gia các tổ chức quốc tế, Việt Nam phải tuân thủ những quy định của các tổ chức này đồng nghĩa với việc nước ta phải có những chính sách ngoại giao mở hơn, tự do hơn. Đồng thời, Việt Nam cũng có cơ hội thiết lập mối quan hệ về mọi mặt với các thành viên khác hoặc với các nước có quan hệ với tổ chức mà Việt Nam tham gia. Điều này giúp thúc đẩy ngoại thương, tích lũy thêm kinh nghiệm quản lý, kinh doanh cho Việt Nam giúp tạo ra những tiền đề cho Việt Nam nâng cao vị thế của đồng tiền quốc gia.