Tỷ lệ lạm phát cao, kéo dài qua nhiều năm dấn đến người dân chưa tin tưởng vào sự ổn định giá trị của VND

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vị thế của việt nam đồng (VND) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 96 - 99)

- Chuyển đổi toàn phần

2.3.1.2.Tỷ lệ lạm phát cao, kéo dài qua nhiều năm dấn đến người dân chưa tin tưởng vào sự ổn định giá trị của VND

chưa tin tưởng vào sự ổn định giá trị của VND

Người dân chưa tin tưởng vào VND do tỷ lệ lạm phát không ốn định trong một thời gian dài, tỷ giá hối đoái tăng, làm gia tăng các chi phí bảo hiểm rủi ro đối với tài sản danh nghĩa bằng đồng nội tệ. Do vậy, công chúng chuyển các tài sản danh nghĩa sang một đồng tiền ổn định hơn hoặc các tài sản thực, tại Việt Nam là vàng và kể từ năm 1990 thêm đồng đô la Mỹ.

Việc phá giá VND vào năm 1985 và những năm 1997 – 1998 đã làm cho người giữ tiền đồng cảm thấy bị thiệt hại hơn so với giữ ngoại tệ. Do nền kinh tế còn nằm trong tình trạng nghèo nàn lạc hậu gặp phải những sai lầm trong cải tạo các thành phần kinh tế nhất là cải tạo giới công thương nghiệp miền Nam để áp dụng cơ chế bao cấp giống như ở miền Bắc nên lạm phát tiếp tục gia tăng, từ chỗ giá trị đồng tiền (đồng Ngân hàng Nhà nước Việt nam được đổi ngày 2/5/1978) sát với sức mua của đô la Mỹ (1,25đồng/1USD) đã nhanh chóng bị dãn ra, đồng tiền NHNN VN mất giá mạnh so với đồng USD, tháng 9/1985 tỷ giá giữa tiền đồng và USD là 150đ/USD.

Trước tình hình đó, 14/9/1985 Nhà nước tiến hành đổi tiền lần 4 theo tỷ lệ 10 đồng tiền NHNN cũ ăn 01 đồng tiền NHNN mới. Đây là cuộc cách mạng tiền tệ theo trật tự ngược Tiền – Lương – Giá. Sau đổi tiền tình trạng lạm phát càng tăng cao, năm 1986 lạm phát đạt 774,7%, năm 1987 lạm phát 323,1%, năm 1988 lạm phát đến 393%. Tháng 3 năm 1989 Việt Nam duy trì một hệ thống tỷ giá hối đoái có nhiều mức khác nhau đều có lợi cho nhập khẩu. Để hỗ trợ hoạt động xuất khẩu (năm 1989 Việt Nam đẩy mạnh đổi mới nền kinh tế nhằm mở rộng tự do hóa nền kinh tế và thay đổi sản xuất công nghiệp từ thay thế nhập khẩu sang định hướng xuất khẩu), tỷ giá VND so với

USD được phá giá cho các giao dịch thương mại trong khuôn khổ các kế hoạch của Nhà nước.

Chỉ số giá hàng tiêu dùng ở Việt Nam rất không ổn định. Tỷ lệ lạm phát năm 1998 là 7,8%, giảm dần trong một số năm tiếp theo thậm chí nền kinh tế nằm trong tình trạng giảm phát trong năm 2000 (tỷ lệ lạm phát -1,7%), tăng đột biến đạt 9,5% năm 2004. Năm 2007 -2008 do tình hình thế giới có nhiều biến động, khủng hoảng khu vực, giá dầu leo thang, giá vàng nhiều biến động, điều này dẫn đến tâm lý người dân bất an khi nắm giữ tài sản bằng VND, tình hình thiên tai bão lụt, dịch bệnh xảy ra tại nhiều quốc gia trên thế giới dẫn đến nhiều mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng mạnh.

Nguồn: Tổng cục thống kê

Biểu đồ 2.2: So sánh lạm phát của Việt Nam và một số nước châu Á giai đoạn (2005 – 2010)

Hậu quả của tình trạng lạm phát gia tăng đã làm giảm niềm tin vào đồng nội tệ của các tổ chức, cá nhân. Các tổ chức cá nhân tìm kiếm các tài sản khác trong đó có đồng đô la để dự trữ giá trị, bảo tồn giá trị và coi như kênh đầu tư sinh lời an toàn. Đây chính là nguyên nhân chính gây ra tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vị thế của việt nam đồng (VND) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 96 - 99)