Nhóm các yếu tố về tiền tệ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vị thế của việt nam đồng (VND) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 49 - 51)

- Chuyển đổi toàn phần

1.3.1.Nhóm các yếu tố về tiền tệ

- Các chính sách về tiền tệ phải hướng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát và tạo sự ổn định cho đồng nội tệ. Một nền kinh tế duy trì tỷ lệ lạm phát thấp trong tầm kiểm soát của chính phủ trong một thời gian dài sẽ khẳng định năng lực kinh tế của quốc gia đó, tạo niềm tin cho các tổ chức, cá nhân nắm giữ đồng nội tệ yên tâm không bị mất giá. Do lạm phát được kiềm chế, lãi suất đồng nội tệ được giữ ở mức hợp lý và có lãi suất thực dương sẽ tạo điều kiện cho người dân tin tưởng nắm giữ đồng nội tệ, họ có thể gửi ngân hàng để nhận được lãi suất cao hơn so với nắm giữ đồng ngoại tệ. Khi phát sinh thu nhập bằng ngoại tệ họ sẵn sàng bán lại cho các tổ chức tín dụng được phép để

lấy đồng nội tệ đầu tư hoặc gửi tiết kiệm với mức lãi suất thực dương cao hơn so với việc tiếp tục nắm giữ đồng ngoại tệ hoặc gửi ngân hàng.

- Các chính sách quản lý ngoại hối thông thoáng phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế, trong đó thực hiện một cơ chế tỷ giá linh hoạt. Chính sách quản lý ngoại hối được thực hiện thông qua các công cụ tỷ giá, can thiệp dự trữ ngoại hối, kiểm soát luồng vốn đầu tư trực tiếp, gián tiếp từ nước ngoài vào và ngược lại, cân bằng cán cân thanh toán. Một quốc gia thực hiện cơ chế tỷ giá linh hoạt, có lượng ngoại hối dự trữ lớn có đủ sức mạnh can thiệp vào thị trường ngoại hối, đảm bảo tỷ giá ổn định phản ánh đúng tương quan giá trị giữa đồng nội tệ và các ngoại tệ khác, chống đầu cơ ngoại tệ, đảm bảo đáp ứng tất cả các nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp.vv.. có như vậy, người dân tin tưởng và yên tâm nắm giữ đồng nội tệ và đó là cơ sở nâng cao vị thế của đồng tiền quốc gia. Một quốc gia có cán cân thương mại thặng dư, luôn chủ động trong việc kiểm soát lượng ngoại tệ và ngày càng bổ sung cho lượng ngoại tệ dự trữ thể hiện sức mạnh của nền kinh tế và năng lực thực thi chính sách quản lý ngoại hối.

- Các thị trường tài chính (thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối, thị trường vốn) phải được hình thành, phát triển đồng bộ, hoạt động có hiệu quả. Các thị trường này được hình thành và hoạt động có hiệu quả sẽ đáp ứng được yêu cầu về tiền tệ, vốn đầu tư và đặc biệt là ngoại tệ trong nền kinh tế. Ngoại tệ được mua bán một cách minh bạch, được kiểm soát phục vụ những nhu cầu cần thiết, chống nạn găm giữ ngoại tệ, đầu cơ kiếm lời, đặc biệt là các vụ thao túng, làm giá gây lũng đoạn thị trường, hoang mang đối với các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế sẽ góp phần tạo sự ổn định của thị trường tiền tệ, nâng cao vị thế của đồng tiền quốc gia.

- Hệ thống các định chế tài chính phát triển, thực hiện các giao dịch tiền tệ một cách thuận lợi với chi phí thấp. Các định chế tài chính tham gia hoạt

động đầu tư, cung cấp các dịch vụ tài chính trên thị trường tài chính. Hệ thống này phát triển và thực hiện các giao dịch thuận lợi góp phần tạo tính minh bạch của thị trường, nhà nước có thể kiểm soát được các giao dịch và đảm bảo các giao dịch đó là hợp pháp. Một thị trường được kiểm soát sẽ giúp giảm thời gian giao dịch và các chi phí phát sinh. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tính ổn định của thị trường tài chính nói chung và thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối nói riêng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vị thế của việt nam đồng (VND) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 49 - 51)