Những tác động tích cực

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vị thế của việt nam đồng (VND) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 39 - 44)

- Chuyển đổi toàn phần

1.2.3.1.Những tác động tích cực

Một đồng tiền có vị thế cao, như phân tích ở Mục 1.1, là đồng tiền mà tại quốc gia đó thực hiện đầy đủ các chức năng của nó, không bị đô la hóa và trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế thì nó còn có khả năng chuyển đổi ra các đồng ngoại tệ khác ở một mức độ nhất định. Một quốc gia mà nền kinh tế mà mức độ đô la hóa thấp và đồng tiền có tính chuyển đổi càng cao thì đồng tiền quốc gia đó có vị thế cao.

(*) Đồng tiền có vị thế cao tức là có khả năng chuyển đổi cao, do đó nó mang lại những tác động tích cực cho nền kinh tế như:

- Tận dụng lợi thế từ tự do thương mại. Chuyển đổi tiền tệ giúp tạo lập môi trường cạnh tranh trong đó kỷ luật cạnh tranh quốc tế được tôn trọng tuyệt đối trên cơ sở những mối tương tác thị trường mang tính toàn cầu. Đây là một xu thế tất yếu khách quan mà mỗi quốc gia đều phải chủ động tiếp nhận để tiến hành hội nhập thành công.

Bên cạnh đó, việc thiết lập và duy trì được khả năng chuyển đổi tài khoản vãng lai của đồng bản tệ cũng tạo điều kiện cho việc sử dụng bản tệ trong thanh toán ngoại thương, dù chỉ ở phạm vi hẹp giữa các nước cùng khối kinh tế, các nước đó chung đường biên giới, hoặc các bạn hàng truyền thống

có kim ngạch trao đổi hai chiều lớn. Việc sử dụng bản tệ trong giao dịch ngoại thương mang lại cho quốc gia phát hành đồng tiền những lợi ích thiết thực như tiết kiệm nguồn dự trữ ngoại tệ phòng ngừa được rủi ro tỷ giá và có thể khuếch trương uy tín của quốc gia trên thương trường quốc tế.

- Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đồng tiền chuyển đổi có tác dụng thu hút vốn đầu tư thể hiện ở các khía cạnh sau:

+ Giúp cho việc di chuyển vốn và lãi của nhà đầu tư thuận lợi hơn. Khi các kiểm soát trên tài khoản vốn được dỡ bỏ, các nhà đầu tư sẽ được tự do chuyển vốn vào nền kinh tế. Nếu thấy không nên tiếp tục đầu tư, việc rút vốn của họ cũng không gặp trở ngại. Bên cạnh đó, việc tự do hóa tài khoản vãng lai giúp các nhà đầu tư chuyển lợi nhuận về nước dễ dàng hơn.

+ Hạn chế rủi ro tỷ giá. Khi đầu tư vào một quốc gia có đồng tiền chuyển đổi, các nhà đầu tư không phải lo lắng về việc chuyển đổi giữa đồng tiền nước mình và đồng tiền bản tệ nên họ sẽ tránh được rủi ro về tỷ giá.

+ Thể hiện một môi trường đầu tư lành mạnh. Đồng tiền chuyển đổi thường được đảm bảo bởi một nền kinh tế vững mạnh với điều kiện kinh tế - xã hội và hệ thống pháp lý phát triển đứng đằng sau nó. Các nhà đầu tư sẽ an tâm hơn khi quyết định đầu tư vào một quốc gia có môi trường đầu tư lành mạnh.

- Phân phối hiệu quả nguồn vốn đầu tư: Một đồng tiền chuyển đổi gắn liền với việc nới lỏng các kiểm soát trên tài khoản vốn. Trong điều kiện này, các nhà đầu tư trong nước sẽ có cơ hội tiếp cận với thị trường vốn quốc tế. Họ sẽ có cơ hội so sánh, tính toán các chênh lệch lãi suất, chênh lệch tỷ giá giữa các đồng tiền khác nhau để tìm ra phương án đầu tư tối ưu. Đồng thời, họ có thể đầu tư vào bất kỳ loại chứng khoán, cổ phiếu của các công ty nước ngoài nào nếu thấy có lợi cho mình chứ không chỉ bó hẹp trong phạm vi các công ty trong nước.

- Tạo điều kiện cho thị trường ngoại hối quốc gia hoạt động hiệu quả:

đối với hoạt động của thị trường sẽ tạo điều kiện để thúc đẩy hoạt động của thị trường ngoại hối:

+ Hạn chế hoạt động của thị trường chợ đen, đảm bảo sự thống nhất của thị trường ngoại hối quốc gia. Khi Chính phủ thiết lập khả năng chuyển đổi cho đồng bản tệ, đặc biệt là chuyển đổi đối nội, tạo điều kiện cho mọi chủ thể trong nền kinh tế có thể dễ dàng tham gia vào thị trường chính thức thì thị trường chợ đen sẽ không còn vai trò trong hoạt động ngoại hối.

+ Nâng cao quyền lực kiểm soát vĩ mô qua những dấu hiệu của thị trường ngoại hối. Có thể thấy rằng việc thống nhất được thị trường ngoại hối trong nước và kiểm soát tối đa toàn bộ dự trữ ngoại hối quốc gia sẽ tạo nhiều thuận lợi cho các cơ quan quản lý ngoại hối và các nhà hoạch định chính sách trong việc dự báo, kiểm soát tình hình biến động của môi trường kinh tế vĩ mô, từ đó có thể đưa ra những chính sách hợp lý thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường nói chung và thị trường ngoại hối nói riêng.

(*) Đồng tiền quốc gia có vị thế cao thì tình trạng đô la hóa tại quốc gia đó thấp và trong tầm kiểm soát, do đó nó có những tác động tích cực cho nền kinh tế như:

- Hạn chế được tình trạng nền kinh tế trong nước phụ thuộc vào đồng

đô la, đặc biệt là hệ thống tài chính. Nếu tình trạng đô la hóa cao dẫn đến sự

ổn định của hệ thống tài chính cột chặt vào đồng đô la. Điều này dẫn tới, một cuộc khủng hoảng kinh tế bên ngoài có thể ảnh hưởng nặng nề tới hệ thống tài chính của nước có hệ thống tài chính dựa trên hai đồng tiền. Đô la hóa sẽ làm cho các nước rất khó phản ứng thành công với các bất ổn, biến động từ bên ngoài (vì đã mất đi một công cụ hữu hiệu chống sốc là chính sách tiền tệ). Điều này làm cho các nền kinh tế đô la hóa dễ bị tổn thương bởi các cú sốc ngoại lai và thậm chí còn làm giảm tăng trưởng.

- Giữ được tính độc lập của chính sách tiền tệ, không bị phụ thuộc vào

nước nước phát hành tiền, đảm bảo hiệu quả điều hành của chính sách tiền tệ.

+ Tạo điều kiện thuận lợi trong việc dự đoán diễn biến tổng phương tiện thanh toán, do đó dẫn đến việc đưa ra các quyết định về việc tăng hoặc giảm lượng tiền trong lưu thông chính xác và kịp thời. Tại các quốc gia có tình trạng đô la hóa thấp, người dân không nắm giữ nhiều ngoại tệ trong tài khoản, do vậy không có khả năng gây ra sự chuyển dịch lớn từ đồng tiền này sang đồng tiền khác (hoạt động đầu cơ tỷ giá) khi có những thay đổi về lãi suất trong nước hay nước ngoài.

+ Việc tiền gửi của dân cư bằng ngoại tệ trong các ngân hàng không cao sẽ hạn chế hậu quả của việc người dân đổ xô đi rút ngoại tệ khi có biến động, trong khi số ngoại tệ này đã được ngân hàng cho vay, đặc biệt là cho vay dài hạn.

+ Làm cho việc tác động đến tổng cầu nền kinh tế thông qua việc điều chỉnh lãi suất cho vay trở nên hiệu quả hơn.

+ Chủ động hơn trong việc hoạch định và thực thi chính sách tỷ giá. Nếu quốc gia bị đô la hóa có thể làm cho cầu tiền trong nước không ổn định, do người dân có xu hướng chuyển từ đồng nội tệ sang đô la Mỹ, làm cho cầu của đồng đô la Mỹ tăng mạnh gây sức ép đến tỷ giá. Khi các đối thủ cạnh tranh trên thị trường thế giới thực hiện phá giá đồng tiền, thì quốc gia bị đô la hóa sẽ không còn khả năng để bảo vệ sức cạnh tranh của khu vực xuất khẩu thông qua việc điều chỉnh lại tỷ giá hối đoái. Ngân hàng không có sức đề kháng trước những biến động về tỷ giá có thể dẫn đến khủng hoảng hệ thống ngân hàng. Việc tình trạng đô la hóa được kiểm soát sẽ hạn chế được hậu quả trên.

- Đảm bảo thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương là người cho

vay cuối cùng. Tại các nước bị đô la thấp công chúng tin tưởng vào sự an

toàn đối với các khoản tiền gửi của họ tại các ngân hàng. Nguyên nhân là do có sự bảo lãnh ngầm của Nhà nước đối với các khoản tiền này. Đối với các nước đô la hóa hoàn toàn, khu vực ngân hàng sẽ trở nên bất ổn hơn trong trường hợp ngân hàng thương mại bị phá sản và sẽ phải đóng cửa khi chức năng người cho vay cuối cùng của ngân hàng trung ương đã bị mất.

- Hệ thống ngân hàng không bị đô la hóa được sẽ tránh được nguy cơ gây ra khủng hoảng tài chính. Lịch sử cho thấy những cuộc khủng hoảng tài

chính trong hai thập kỷ qua có nguyên nhân do hệ thống ngân hàng bị đô la hóa. Một hệ thống như thế này sẽ có rủi ro cao về thanh khoản và khả năng chi trả. Rủi ro về khả năng chi trả phát sinh bởi sự khác biệt về đồng tiền huy động và cho vay. Các ngân hàng với một lượng vốn lớn bằng ngoại tệ có được từ huy động tiền gửi ngoại tệ của công chúng trong nước buộc phải tìm cách cho vay một phần trong số này cho các đối tượng trong nước, và như vậy là đã chuyển giao rủi ro tiền tệ sang khách hàng không có biện pháp phòng hộ rủi ro này, đồng thời vẫn còn giữ lại rủi ro về tín dụng cho mình. Khi bản tệ bị phá giá, các con nợ của ngân hàng dễ bị mất khả năng thanh toán vì các khoản thu của họ phần lớn bằng bản tệ, trong khi họ đi vay ngân hàng bằng ngoại tệ, những khoản vay này nay đã “phình to” ra nếu tính theo bản tệ bị mất giá. Đối với người gửi ngoại tệ vào ngân hàng, nếu họ lo ngại rằng ngân hàng mà họ gửi tiền đang có vấn đề với những khoản cho vay mất khả năng thu hồi của nó, họ sẽ thi nhau rút tiền của mình ra khỏi ngân hàng. Để đáp ứng được sự rút ồ ạt đó, ngân hàng buộc phải có một nguồn tài sản ngoại tệ có tính thanh khoản cao đủ lớn hoặc đi vay của ngân hàng trung ương và các ngân hàng khác. Nhưng những nguồn trên đều có hạn, nhất là vào thời điểm mà các ngân

hàng khác cũng bị rơi vào tình trạng này. Kết cục là sự sụp đổ của cả một hệ thống ngân hàng.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vị thế của việt nam đồng (VND) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 39 - 44)