- Chuyển đổi toàn phần
1 Cuối tháng 7/200 Fitch đã giảm xếp hạng tín dụng của Việt Nam từ “BB-“ xuống “B+” (tức là thấp hơn “mức đầu tư” (investment grade) bốn bậc) Nguyên nhân chính là do thâm hụt ngân sách rất cao của Việt
2.3.1.4. Nguồn ngoại tệ chuyển vào Việt Nam ngày càng lớn trong khi công tác kiểm soát và quản lý ngoại hối còn nhiều hạn chế
công tác kiểm soát và quản lý ngoại hối còn nhiều hạn chế
Trong những năm gần đây, do chính sách mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn ngoại tệ chảy vào Việt Nam ngày càng nhiều, cụ thể:
Thứ nhất là, nguồn kiều hối (chưa kể kiều hối chuyển lậu, ngoại tệ
người Việt Nam nhập cảnh không khai báo) chuyển về Việt Nam mỗi năm một tăng với mức tăng bình quân trên 10% mỗi năm.
Để khuyến khích Việt Kiều và người lao động ở nước ngoài gửi ngoại tệ về Việt Nam, chính sách kiều hối từ 1991 cho phép người thụ hưởng trong nước được phép nhận ngoại tệ bằng tiền mặt, ngoại tệ chuyển khoản hoặc quy đổi thành tiền Việt theo tỷ giá của ngân hàng ngoại thương. Do tỷ giá chính thức và tỷ giá tại thị trường tự do thường có sự chênh lệch nên hầu hết người dân thường có khuynh hướng chuyển ngoại tệ nhận được gửi ngân hàng hoặc rút ra bán ra trên thị trường tự do. Lượng kiều hối đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, liên tục trong nhiều năm lượng kiều hối đã góp phần quan trọng trong việc cân bằng thu - chi ngoại tệ của nền kinh tế để giảm bớt thâm hụt vãng lai.
Bảng số 2.7: Lượng Kiều hối từ nước ngoài chuyển về Việt Nam Năm 1999 2000 2002 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Triệu
USD 1.200 1.757 2.154 3.200 4.000 5.200 5.500 7.200 6.800 8.000
Các khoản kiều hối sau khi đi qua hệ thống ngân hàng nếu không được khuyến khích chuyển thành nội tệ sẽ phát tán trong dân cư dưới hình thức ngoại tệ mặt và làm tăng khả năng đô la hóa nền kinh tế.
Thứ hai là, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng
tăng nhanh. Khách du lịch mang theo ngoại tệ và chi tiêu bằng ngoại tệ tiền mặt rất lớn tại các cở sở kinh doanh tư nhân. Khách du lịch cũng có hoạt động đổi tiền tại các quầy đổi tiền nhưng thông thường chi tiêu đến đâu họ đổi tiền đến đó và khi việc đổi tiền không mấy thuận lợi do địa bàn, đường xá, họ thỏa thuận với người bán để thanh toán bằng đô la Mỹ.
Bảng 2.8: Lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam giai đoạn 1996-2010
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tr.lượt
người 2,14 2,33 2,63 2,4 2,9 3,4 3,56 4,17 4,25 3,77 4,6
Nguồn: Tổng cục thống kê
Thứ ba là, tiền lương và thu nhập của người Việt Nam làm việc trong
các dự án liên doanh, dự án 100% vốn nước ngoài, dự án quốc tế, cơ quan nước ngoài ở Việt Nam, được trả bằng ngoại tệ.
Thứ tư là, số lượng người nước ngoài đến Việt Nam làm việc, sinh
sống, làm ăn, học tập... ngày càng tăng, chi tiêu ngoại tệ tiền mặt rất lớn, nhất là tiền thuê nhà của các hộ gia đình người Việt Nam và chi trả các dịch vụ khác.
Thứ năm là, tiền viện trợ không hoàn lại, tiền của các tổ chức tài chính
vi mô, tổ chức từ thiện quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài... Bên cạnh đó là nguồn vốn tài trợ của các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế, Chính phủ các nước. Năm 2010 số vốn cam kết tài trợ (ODA) lên tới 8 tỷ USD, so với 2,4 tỷ USD năm 2001.
Thứ sáu là, ngoại tệ từ các hoạt động buôn lậu và một số nguồn ngoại
tệ qua các hoạt động kinh tế ngầm khác. Đây là kênh ngoại tệ chuyển vào nước ta mà nhà nước không thể kiểm soát được, có thể gây lũng đoạn nền kinh tế, đó là chưa kể tới nền kinh tế nước ta là nền kinh tế tiền mặt, các tổ chức phi pháp nước ngoài có thể bơm đô la vào nền kinh tế Việt Nam cho các hoạt động rửa tiền.
Thứ bảy là, hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục tăng
trưởng khá, cũng thu hút một lượng ngoại tệ lớn vào nền kinh tế.
Đối với Việt Nam, FDI là một nguồn vốn quan trọng. Theo số liệu của UNCTAD, tỷ trọng FDI trong tổng đầu tư vốn của Việt Nam tăng từ 12% năm 2006 lên 25,5% năm 2007 và 23,1% năm 2008. Tổng vốn FDI tích luỹ so với GDP tăng từ 25,5% năm 1990 lên 66,1% năm 2000. Tính tới 2010, tổng vốn FDI đăng kí đạt 204 tỉ USD với trên 11.000 dự án, nhưng tổng vốn FDI tích luỹ giảm nhẹ còn 53,8% GDP.[4], [36]
Biểu đồ 2.5: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp FDI và ODA cam kết tài trợ cho Việt Nam từ năm 2001 đến 2010
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư , World economic Outlooks
Thứ tám là, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng ngày càng tăng
nhanh, đánh dấu sự lớn mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Bảng 2.9: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1999 – 2010
Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004
Xuất khẩu (Tỷ USD) 11,54 14,48 15,03 16,71 20,15 26,50
Tốc độ tăng XK (%) 23,3 25,5 3,8 11,2 20,6 31,5
Nhập khẩu (Tỷ USD) 11,74 15,64 16,16 19,73 25,26 31,95
Tốc độ tăng NK (%) 2,1 33,2 3,4 21,8 17,9 26,5
Tiếp Bảng 2.9
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Xuất khẩu (Tỷ USD) 32,23 39,60 48,38 63,00 56,58 70,80 Tốc độ tăng XK (%) 21,6 22,9 22,2 30,2 - 10,2 25,1 Nhập khẩu (Tỷ USD) 36,88 42,38 60,83 80,50 68,83 82,80 Tốc độ tăng NK (%) 15,4 14,9 43,5 32,3 -14,5 20,3
Nguồn: Tổng Cục thống kê và tính toán của tác giả
Tuy lượng ngoại tệ chuyển về Việt Nam qua nhiều kênh khác nhau ngày càng tăng nhưng việc kiểm soát các luồng ngoại tệ trên còn chưa tốt dẫn đến việc các tổ chức, cá nhân có nguồn thu ngoại tệ được cất trữ dưới dạng
tiền mặt hoặc gửi tiết kiệm, gửi tại tài khoản tiền gửi ngày càng gia tăng, dẫn đến tình trạng đô la hóa chưa được kiểm soát. Để khắc phục tình trạng trên cần có biện pháp khuyến khích các tổ chức, cá nhân có ngoại tệ bán lại cho ngân hàng và gửi tiết kiệm bằng Việt Nam Đồng. Muốn đạt được mục tiêu như trên cần thuyết phục được các tổ chức, cá nhân tin vào sự ổn định và khả năng sinh lợi từ việc nắm giữ, sử dụng VND thay vì nắm giữ ngoại tệ.