Thị trường ngoại hối phi chính thức phát triển và khó kiểm soát

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vị thế của việt nam đồng (VND) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 107 - 111)

- Chuyển đổi toàn phần

2.3.1.5.Thị trường ngoại hối phi chính thức phát triển và khó kiểm soát

1 Cuối tháng 7/200 Fitch đã giảm xếp hạng tín dụng của Việt Nam từ “BB-“ xuống “B+” (tức là thấp hơn “mức đầu tư” (investment grade) bốn bậc) Nguyên nhân chính là do thâm hụt ngân sách rất cao của Việt

2.3.1.5.Thị trường ngoại hối phi chính thức phát triển và khó kiểm soát

Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế tiền mặt, rất dễ dàng cho hoạt động mua bán sử dụng ngoại tệ công khai. Hiện tượng niêm yết, quảng cáo sản phẩm bằng ngoại tệ vẫn còn phổ biến công khai tuy NHNN đã có quy định cấm niêm yết quảng cáo bằng ngoại tệ đối với các doanh nghiệp không có thu bằng ngoại tệ (Số 985/NHNN-QLNH). Trong thời gian gần đây hoạt động niêm yết mua bán ngoại tệ tự do không còn công khai nhưng hoạt động mua bán ngọai tệ ngầm vẫn tiếp diễn. Các quầy thu đổi chính thức không không có lợi nhuận cao nếu theo đúng nghĩa vụ với ngân hàng, do đó họ làm theo kiểu thỏa thuận với nhau, họ đổi ngoại tệ cho cả những người lý ra không được đổi, bán cho những người lẽ ra không được bán. Bên cạnh đó, tâm lý người dân và các doanh nghiệp thích vẫn thích mua bán trên thị trường chợ đen, đã làm cho một số lớn ngoại tệ chui vào túi tư nhân. Ngân hàng muốn thu mua ngoại tệ mà không được vì các lý do sau đây:

- Thứ nhất là, tỷ giá hối đoái của VND/USD cố định và biên độ giao động thấp khoảng 0,25% - 3% (giai đoạn 1999-2008, cuối 2009-2010), điều này tạo một khoảng cách giữa thị trường ngọai tệ tự do và tỷ giá công bố của ngân hàng thương mại nên người dân có đô la thường đi đổi tại các nơi đổi tiền của tư nhân có lợi hơn là ra ngân hàng.

Thời điểm 3/1999 7/2002 12/2006 12/2007 3/2008

Biên độ ± 0,1% ± 0,25% ± 0,5% ± 0,75% ± 1%

Tiếp Bảng 2.10

Thời điểm 6/2008 11/2008 3/2009 11/2009 3/2010 8/2010

Biên độ ± 2% ± 3% ± 5% ± 3% ± 3% ± 3%

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Biểu đồ 2.6: Chênh lệch tỉ giá trên thị trường tự do và thị trường chính thức giai đoạn 2008-2010

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)

- Thứ hai là, đổi tiền tại các địa điểm tư thường dễ dàng và nhanh

chóng hơn và không bị các thủ tục hành chính rườm rà chi phối. Theo quy định hiện nay của NHNN, ở các ngân hàng cá nhân doanh nghiệp khi mua ngoại tệ phải có mục đích rõ ràng và có các chứng từ chứng minh cho mục đích hợp pháp.

- Thứ ba là, Ngân hàng nhà nước hay những ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ thường không đủ đô la để cấp cho các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa hay dịch vụ nên các cơ sở này phải mua đô la của tư nhân.

- Thứ tư là, Luồng ngoại tệ trên thị trường tự do ngày càng gia tăng, tạo điều kiện cho tình trạng sử dụng ngoại tệ trên thị trường khó kiểm soát hơn. Việc ước lượng số ngoại tệ trong lưu thông trên cơ sở lượng kiều hối chuyển về Việt Nam và lượng tăng tiền gửi ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng. Theo phương pháp này, lượng ngoại tệ trong lưu thông được đánh giá tỷ lệ thuận với lượng kiều hối ròng chuyển về Việt Nam và tỷ lệ nghịch với lượng TGNT của dân cư vào hệ thống ngân hàng.

Bảng 2.11: Ước tính ngoại tệ tăng thêm trong lưu thông

Đơn vị tính: Nghìn tỷ đồng

Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

Chuyển tiền tư

nhân ròng 12,14 8,55 12,74 14,66 19,79 16,85 26,97 27,22

Tăng tiền gửi 2,86 2,1 5,54 6,2 12,3 33,2 18,3 -0,2

Ng. tệ tăng thêm

trong lưu thông 9,28 6,45 7,20 8,46 7,49 (16,35) 8,67 27,42

tiếp Bảng 2.11

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Chuyển tiền tư

nhân ròng 32,89 46,06 50,11 60,80 99,25 122,23 125,7 156,0

Tăng tiền gửi 3,2 30,00 44,74 19,61 69,99 93,51 117,8 124,7

Ng. tệ tăng thêm

trong lưu thông 29,69 16,06 5,37 41,19 29,26 28,72 7,9 31,3

Nguồn: Từ số liệu cán cân thanh toán của NHNN. Tỷ giá lấy vào thời điểm cuối năm của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam.

Số liệu từ Bảng 2.11 cho thấy, có một nghịch lý là mặc dù lượng kiều hối chuyển vào Việt Nam khá lớn trong năm 2002 và 2003 tuy nhiên lượng tiết kiệm của Việt Nam bằng ngoại tệ trong hai năm này không gia tăng. Như (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vậy, một lượng ngoại tệ lớn đã được dân chúng chuyển vào lưu thông và có thể được giao dịch trên thị trường tự do. Một lý do khác là năm 2002, 2003 là năm thị trường bất động sản có nhiều lên cơn sốt và có mức giao dịch mạnh. Do vậy, nhiều cá nhân đã rút tiền tiết kiệm để thực hiện các giao dịch kinh doanh bất động sản.

Năm 2006, 2007, 2008 và năm 2010 cũng chứng kiến một lượng ngoại tệ lớn bơm ra thị trường tự do, trong hai năm này chứng kiến hiện tượng bùng phát của thị trường chứng khoán, bất động sản và giá vàng, do vậy lượng ngoại tệ trị giá trên 150 ngàn tỷ đã được bơm ra lưu thông tương đương khoảng 8,0 tỷ USD.

Như vậy, có thể rút ra các kết luận sau:

- Lượng đô la chuyển vào lưu thông có khuynh hướng ngày càng tăng nhanh tỷ lệ với lượng kiều hối ròng do Việt Kiều và người lao động Việt Nam ở nước ngoài chuyển về.

- Sự chênh lệch về tỷ giá của thị trường tự do và phi chính thức là một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển về quy mô và tầm hoạt động của thị trường ngoại hối tự do.

- Việc theo dõi kiểm soát đô la hóa trong lưu thông và hoạt động của thị trường ngoại hối phi chính thức cần phải được tiến hành sớm do sự gia tăng mạnh mẽ về quy mô của thị trường này.

- Các chính sách để ngăn chặn sự phát triển của thị trường phi chính thức chưa thực sự có hiệu quả. Cần có biện pháp sớm ngăn chặn lượng đô la hóa trong lưu thông bằng các biện pháp thị trường, tránh những can thiệp mang tính hành chính, bắt buộc làm giảm lòng tin dân cư.

- Sự phát triển về quy mô của thị trường không chính thức với quy mô lớn sẽ gây ra nhiều tác hại cho nền kinh tế. Mọi hoạt động của nền kinh tế trở

nên thiếu minh bạch và tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế ngầm như: buôn lậu, tham nhũng, hối lộ, trốn lậu thuế… phát triển.

- Lượng ngoại tệ trong nền kinh tế có thể được hoán chuyển qua các dạng tài sản có khả năng thực hiện chức năng cất giữ giá trị như vàng và các lại tài sản quý, các hoạt động này được thực hiện thông qua các hành vi buôn lậu. Sự chênh lệch giá vàng giữa Việt Nam và giá vàng thế giới càng kích thích hành vi buôn lậu. Do vậy, cần có biện pháp, công cụ hiệu quả đặc biệt khuôn khổ pháp lý để làm giảm quy mô của thị trường tự do.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vị thế của việt nam đồng (VND) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 107 - 111)