Quản lý chặt việc sử dụng ngoại tệ trong nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vị thế của việt nam đồng (VND) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 158 - 160)

- Mục tiêu: Bước đầu tự do hóa tài khoản vốn trên một số giao dịch.

13 NEER – Nominal Efective Exchange Rate; Tỷ giá danh nghĩa hữu dụng/hiệu quả, là giá trị trung bình không có trọng số của đồng tiền nước bản địa so với đồng tiền của các nước có quan hệ thương mại được lựa

3.3.1.4. Quản lý chặt việc sử dụng ngoại tệ trong nước

Thứ nhất, tiếp tục duy trì hạn chế các doanh nghiệp Việt Nam không

được sử dụng ngoại tệ làm công cụ thanh toán trong các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Quy định này đã cho thấy những tác động tốt trong những năm vừa qua, công tác thống kê, quản lý đô la hóa ở khu vực doanh nghiệp khá hiệu quả, dễ thực hiện.

Bộ Công thương vừa ban hành Thông tư số 11/2009/TT-BCT ngày 20/5/2009 hướng dẫn thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi yết giá hàng hóa bằng ngoại tệ. Theo thông tư này, việc yết giá bằng ngoại

tệ sẽ bị phạt 30 triệu đồng, tuy nhiên đến nay, trên các phương diện thông tin đại chúng chưa thấy đưa những doanh nghiệp vi phạm trong khi hoạt động niêm yết giá bằng ngoại tệ diễn ra trên nhiều ngành kinh doanh đặc biệt các doanh nghiệp bán hàng nhập khẩu phục vụ tiêu dùng.

Thứ hai, tiếp tục hạn chế cấp tín dụng ngoại tệ cho các dự án đầu tư.

Các khoản tín dụng ngoại tệ chỉ được cấp khi các dự án có nhu cầu nhập khẩu và được các cơ quan thẩm quyền xét duyệt.

Thứ ba, xóa bỏ việc sử dụng các hình thức giao dịch trong nước, các

hình thức quảng cáo, báo giá bằng ngoại tệ. Quán triệt quan điểm các hoạt động thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam phải được thực hiện bằng tiền đồng, cấm các doanh nghiệp, tổ chức được quảng cáo, yết giá bằng ngoại tệ.

Thứ tư, tăng cường kiểm tra, đẩy mạnh kiểm soát các hoạt động xuất

nhập khẩu trái phép.

Thứ năm, tiếp tục thu hút ngoại tệ trôi nổi vào hệ thống ngân hàng. Áp

dụng các giải pháp kinh tế để chuyển dần quan hệ huy động – cho vay trong nước bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng sang quan hệ mua – bán ngoại tệ. Trong thời gian tới cần giảm dần tính hấp dẫn của việc nắm giữ ngoại tệ như giảm lãi suất huy động ngoại tệ thấp hơn tương đối với việc nắm giữ VND, hạn chế phát hành các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam.

Thứ sáu, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm của các tổ chức, cá

nhân trong công tác quản lý ngoại hối.

Thứ bảy, Như đã phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc ổn

định tỷ giá, ổn định sức mua đối ngoại của VND có nguyên nhân là hiện tượng “vàng hóa”. Do vậy, trong thời gian tới NHNN cần nghiên cứu chính sách quản lý vàng theo hướng thành lập “Sở giao dịch vàng quốc gia” thuộc sự quản lý và điều hành tập trung của NHNN, là đầu mối điều tiết kinh doanh vàng vật chất của cả nước, đáp ứng yêu cầu kinh doanh vàng của các doanh

nghiệp và các cá nhân. Nếu dự án này được thực hiện sẽ có thể hạn chế khối lượng ngoại tệ lớn chuyển ra nước ngoài để nhập khẩu vàng, đồng thời có thể quản lý được lượng ngoại tệ trôi nổi ngoài thị trường do lượng ngoại tệ này một phần đáp ứng nhu cầu nhập khẩu không chính thức. Bên cạnh đó, cần hạn chế tiến tới xóa bỏ việc huy động và cho vay bằng vàng. Vàng được coi như một ngoại tệ mạnh trong dự trữ ngoại hối quốc gia, việc cho phép huy động và cho vay bằng vàng đã tác động đến tâm lý tích trữ vàng và gây hiện tượng “vàng hóa” có tác động xấu đến việc ổn định tỷ giá hối đoái và gây bất ổn trên thị trường ngoại hối.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vị thế của việt nam đồng (VND) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 158 - 160)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w