Do chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc nâng cao vị thế của Việt Nam Đồng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vị thế của việt nam đồng (VND) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 134 - 136)

- Tình trạng tham nhũng vẫn tồn tại và tiếp diễn ngày càng phức tạp:

3.1.2.1.Do chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc nâng cao vị thế của Việt Nam Đồng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

của Việt Nam Đồng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Chủ trương nâng cao vị thế của Việt Nam Đồng đã được thể hiện trong các văn kiện của Đảng tại các kỳ Đại hội Đảng, tựu chung lại bao gồm các nội dung sau:

-Thứ nhất là, kiểm soát lạm phát, xử lý các vấn đền tỷ giá, lãi suất theo cơ chế thị trường hướng tới việc nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền

Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng quyết định Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho 10 năm đầu của thế kỷ XXI - Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Trong chiến lược này phần đầu tiên là "Nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức mạnh của nền

chính quốc gia, cả tài chính nhà nước và tài chính doanh nghiệp, dân cư, đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động tiền tệ, tín dụng - nêu rõ: "Những việc quan trọng và cấp bách là...., nâng cao năng lực kiểm soát lạm phát và thiểu phát, xử lý tỷ giá và lãi suất phù hợp với cơ chế thị trường, giảm sử dụng tiền mặt trong lưu thông tiền tệ, tăng khả năng chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam".

Nghị quyết đại hội IX yêu cầu “Nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ

tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam”, cụ thể trong giai đoạn 2001 -2005

là “Từng bước nâng cao khả năng chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam, trước

hết là đối với tài khoản vãng lai” và trong giai đoạn 2006-2010 là “Đổi mới chính sách quản lý ngoại hối theo hướng tự do hoá hoàn toàn giao dịch vãng lai, từng bước mở cửa các giao dịch vốn”.[37]

-Thứ hai là, hướng tới mục tiêu trên lãnh thổ Việt Nam sử dụng đồng Việt Nam và khắc phục tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế

Nghị quyết Đại Hội VIII đề ra “Tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả,

bền vững”, đồng thời chỉ đạo “Tăng khả năng chuyển đổi của Việt Nam Đồng, thu hẹp việc sử dụng ngoại tệ trong nước”. Nghị quyết Trung ương 4

khoá VIII yêu cầu “Đẩy nhanh tiến độ thực hiện nguyên tắc trên đất nước

Việt Nam phải thanh toán bằng đồng Việt Nam”. Nghị quyết đại hội IX yêu

cầu trong giai đoạn 2006-2010 là “Đổi mới chính sách quản lý ngoại hối theo

hướng … thu hẹp và tiến tới xoá bỏ tình trạng sử dụng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam”.[37]

Ngày 4/7/2007 một Đề án cấp Nhà nước “Nâng cao tính chuyển đổi

của đồng tiền Việt Nam, khắc phục hiện tượng đô la hoá trong nền kinh tế”

đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 98/2007/QĐ- TTg. Quan điểm, chủ trương của Đảng, Chính phủ và ngân hàng Nhà nước trong vấn đề đô la hóa là rất rõ ràng: xoá bỏ đô la hóa trong nền kinh tế nước

ta phải được thực hiện từng bước, từng khâu thích ứng với từng giai đoạn đổi mới, phát triển của đất nước, phải bằng nhiều giải pháp vừa kinh tế, vừa hành chính kết hợp với giáo dục pháp luật, điều chỉnh tâm lý xã hội trong lộ trình, để nâng vị thế của đồng tiền Việt Nam trong các chức năng thuộc tính của tiền tệ. [13]

Xoá bỏ đô la hóa không có nghĩa là xoá bỏ sạch trơn, phủ định tất cả. Trong giai đoạn hiện nay, cần cố gắng khai thác mặt lợi, thu hút vốn đô la trong dân chúng vào hệ thống Ngân hàng, từ đó đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế xã hội, thị trường ngoại tệ và hoạt động kinh doanh tiền tệ vốn đang hội nhập với thị trường tiền tệ quốc tế. Sự tồn tại của đô la hóa cũng có những mặt tích cực khách quan. Điều quan trọng nhất là Nhà nước phải giữ vai trò chủ động để điều chỉnh hiện tượng đô la hóa, nhất quyết phải có các giải pháp hành chính - kinh tế - giáo dục đồng bộ để triệt tiêu các mặt tiêu cực của đô la hóa .

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vị thế của việt nam đồng (VND) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 134 - 136)