Phát triển thị trường ngoại hối chính thức đồng thời hạn chế quy mô tiến tới xóa bỏ thị trường ngoại tệ tự do

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vị thế của việt nam đồng (VND) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 154 - 158)

- Mục tiêu: Bước đầu tự do hóa tài khoản vốn trên một số giao dịch.

3.3.1.3.Phát triển thị trường ngoại hối chính thức đồng thời hạn chế quy mô tiến tới xóa bỏ thị trường ngoại tệ tự do

13 NEER – Nominal Efective Exchange Rate; Tỷ giá danh nghĩa hữu dụng/hiệu quả, là giá trị trung bình không có trọng số của đồng tiền nước bản địa so với đồng tiền của các nước có quan hệ thương mại được lựa

3.3.1.3.Phát triển thị trường ngoại hối chính thức đồng thời hạn chế quy mô tiến tới xóa bỏ thị trường ngoại tệ tự do

mô tiến tới xóa bỏ thị trường ngoại tệ tự do

Mặc dù đã được phép giao dịch ngoại hối kỳ hạn như Quy định số 1452/2004/NĐ-NHNN nhưng thị trường ngoại hối chính thức ở Việt Nam chưa phát triển, giao dịch mua bán ngoại hối trên thị trường liên ngân hàng

còn hạn chế, các giao dịch ngoại tệ chủ yếu do các NHTM trực tiếp chào mua, bán chưa có thị trường tập trung cho các giao dịch này.

Các biện pháp thúc đẩy phát triển mạnh hơn thị trường ngoại hối, tăng cường tính minh bạch của thị trường tự do là cần thiết để tăng quy mô giao dịch của thị trường chính thức và giảm quy mô giao dịch trên thị trường tự do.

Thứ nhất, NHNN nên xây dựng quy chế và tổ chức sàn giao dịch ngoại

hối chính thức. Cần có chính sách để tập trung các luồng cung – cầu ngoại tệ của Việt Nam vào thị trường này. Điều này sẽ giúp NHNN nắm được đầy đủ hơn các luồng quỹ đạo chu chuyển ngoại tệ của đất nước và từ đó thực hiện các động thái can thiệp, quản lý một cách tốt nhất và tỷ giá hình thành trên thị trường này sẽ phản ánh đầy đủ hơn quan hệ cung cầu ngoại tệ của nền kinh tế. Tạo điều kiện cho mọi chủ thể trong nền kinh tế có nhu cầu đều có thể tiếp cận và giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường có tổ chức từ đó nâng doanh số hoạt động và số lượng các chủ thể tham gia trên thị trường này sẽ mang tính đại diện, phản ánh đầy đủ hơn quan hệ cung – cầu ngoại tệ của toàn bộ nền kinh tế. Thị trường ngoại hối cần được khuyến khích phát triển đi đôi với sự phát triển của thị trường vốn làm tiền đề triển khai quá trình tự do hoá các giao dịch vốn. Cần nâng cao vai trò của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường ngoại hối theo hướng Ngân hàng Nhà nước vừa là ngân hàng thành viên vừa là người tổ chức quản lý hoạt động của thị trường này.

NHNN cần thực hiện tốt hơn chức năng điều tiết quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối trong cả nước: (i) Can thiệp kịp thời và (ii)

Can thiệp với quy mô thích hợp để đảm bảo tỷ giá danh nghĩa sát với tỷ giá công bố. Để làm tốt nội dung này, cần tạo dựng (1) một lượng Dự trữ ngoại

hối đủ lớn và (2) thực hiện tốt công tác Dự báo và (3) gắn chặt mục tiêu điều hành chính sách tỷ giá với các chính sách điều tiết thị trường nội tệ liên ngân hàng thông qua công cụ lãi suất, điều tiết khối lượng tiền.

Nên tạo ra các công cụ mua bán ngoại tệ kỳ hạn để phục vụ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tạo cơ chế ưu tiên cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi cần mua lại ngoại tệ để nhập khẩu. Do quy mô nền kinh tế của Việt Nam chưa lớn, Việt Nam chưa mở cửa tài khoản vốn, do vậy các công cụ giao dịch ngoại hối kỳ hạn nên áp dụng dần với các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu, từng bước áp dụng cho cả khu vực dân cư theo lộ trình phù hợp. Khi các công cụ này được thực hiện hiện tượng găm giữ ngoại tệ trên tài khoản của các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ giảm mạnh, rủi ro tỷ giá sẽ được xác định rõ ràng lượng ngoại tệ găm giữ trên tài khoản của doanh nghiệp chắc chắn giảm mạnh, mức độ đô la hóa cũng giảm theo.

Nếu các công cụ của thị trường ngoại tệ chính thức không được hoàn thiện, sử dụng các biện pháp khác nhằm giảm bớt tỷ lệ đô la hóa tiền gửi xuống dưới 15%M2 là cực kỳ khó khăn do luôn có lượng ngoại tệ lớn hơn 20%M2 thường trực trong tài khoản tiền gửi.

Thứ hai, NHNN cần soạn thảo chương trình đào tạo chứng chỉ hành

nghề kinh doanh ngoại hối, ban hành các quy định pháp lý cần thiết để nâng cấp chất lượng nhân sự kinh doanh trong lĩnh vực này. Những người hành nghề kinh doanh ngoại tệ trên thị trường tự do cần phải được đào tạo hành nghề, được NHNN cấp chứng chỉ hành nghề và phải được đăng ký hành nghề. Như vậy, ý thức tính tuân thủ pháp luật của người hành nghề này tại thị trường tự do sẽ được nâng cao, hoạt động kinh doanh bất hợp pháp sẽ giảm bớt.

Thứ ba, tăng cường kiểm soát hoạt động mua bán ngoại tệ của các cửa

hàng vàng. NHNN chấn chỉnh công tác báo cáo của các cửa hàng vàng, quầy thu đổi ngoại tệ của tư nhân, xử lý nghiêm minh nếu các cửa hàng này vi phạm quy chế báo cáo, mua, bán ngoại tệ không đúng quy định. Có thể áp

dụng biện pháp phạt, tước giấy phép hành nghề thậm chí truy cứu hình sự nếu kinh doanh ngoại tệ có nguồn gốc bất hợp pháp với số lượng lớn.

Thứ tư, Có các biện pháp quản lý chặt chẽ và tiến tới xóa bỏ thị trường

ngoại hối không có tổ chức – thị trường “ngầm”. Có thể nói thị trường không có tổ chức đã đóng một vai trò quan trọng trong điều kiện thị trường ngoại hối chính thức chưa phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế. Thị trường này đã góp phần làm thỏa mãn nhu cầu giao dịch mua bán ngoại tệ của các tầng lớp dân cư cũng như của các doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu – là những chủ thể không thể tiếp cận hoặc không được tiếp cận với thị trường chính thức.

Nhà nước hiện nay chưa thể kiểm soát được thị trường “ngầm” này, do đó trong thời gian qua đã có những lúc tỷ giá VND/USD bị đẩy lên cao, gây tâm lý hoang mang cho người dân và đặc biệt là gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Như vậy, việc quản lý thị trường “ngầm” là việc làm cần thiết và về lâu dài khi điều kiện cho phép thì cần xóa bỏ và tiến tới xây dựng một thị trường ngoại hối thống nhất ở Việt Nam. Để làm được việc đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại hối theo hướng tạo điều kiện cho mọi chủ thể trong nền kinh tế có nhu cầu đều có thể tiếp cận và giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường có tổ chức. Có như vậy, các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu mới có thể chủ động về nguồn vốn ngoại tệ của mình để phục vụ hoạt động sản xuất – kinh doanh. Điều này sẽ hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện chiến lược về chính sách tỷ giá trong dài hạn. Bên cạnh đó, cần giao chức năng kiểm tra việc mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do cho một cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm.

Hiện nay, hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do rất khó quản lý, thị trường tự do đang có khuynh hướng mở rộng về quy mô trong khi

thị trường chính thức chưa được củng cố, phát triển quy mô tương xứng với nền kinh tế. Hiện tượng các doanh nghiệp nhập khẩu phải mua ngoại tệ trên thị trường tự do vẫn diễn ra khá phổ biến, các doanh nghiệp này thường bán hàng bằng tiền Việt Nam nhưng sử dụng ngoại tệ làm đơn vị quy đổi. Như vậy, về bản chất hoạt động thanh toán được gắn liền với ngoại tệ, thanh toán theo tỷ giá thị trường tự do.

Để hạn chế hành vi này, nhà nước cần có những biện pháp kiểm tra, xác minh các doanh nghiệp phải khai báo nguồn gốc ngoại tệ khi thực hiện các giao dịch xuất nhập khẩu. Do khan hiếm ngoại tệ trên thị trường chính thức, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu mua ngoại tệ trên thị trường tự do, sau đó làm hợp đồng bán lại cho ngân hàng và vay, hoặc mua lại ngoại tệ để hợp thức hóa nguồn gốc. Do vậy, cần có những biện pháp kiểm tra hiệu quả hơn, hệ thống chế tài cần mạnh tay hơn để hạn chế hiện tượng này. Nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra công tác kiểm soát và làm tăng tính minh bạch của thị trường tự do sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên, để hạn chế hiện tượng mua bán, giao dịch ngoại tệ thông qua thị trường tự do, các biện pháp nâng cao quy mô và tính minh bạch, hiệu quả thị trường chính thức cần được triển khai áp dụng đồng bộ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vị thế của việt nam đồng (VND) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 154 - 158)