Marketing mix trong kinh danh đồng phục

Một phần của tài liệu nguyenthidien-49A Marketing (Trang 41 - 43)

6. Cấu trúc khóa luận

1.4.3.Marketing mix trong kinh danh đồng phục

Marketing-Mix trong ngành kinh doanh đồng phục là việc tiến hành các hoạt động marketing với mục đích tiêu thụsản phẩm của doanh nghiệp trên tiêu chí duy trì

sựcân bằng giữa lợi nhuận của doanh nghiệp với sựthõa mãn của khách hàng.

Mục tiêu của hoạt động marketing mix là tìm kiếm khách hàng, thu hút khách hàng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng đểtừ đó giữchân khách hàng, xây dựng khách hàng trung thành cho doanh nghiệp.

Hiện nay, Marketing có một vai trò rất quan trọng trong kinh doanh nó hướng dẫn, chỉ đạo và phối hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Các hoạt động Marketing, các quyết định đề ra trong sản xuất kinh doanh có cơ sở khoa học vững chắc hơn, doanh nghiệp có điều kiện và thông tin đầy đủ hơn thoả mãn mọi yêu cầu của khách hàng. Marketing xác định rõ phải sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu, sản phẩm có đặc điểm như thế nào, cần sử dụng tốt hoạt động Marketing thì có thể họ rất tốn tiền của vào việc sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ mà trên thực tế người tiêu dùng không mong đợi. Trong khi đó nhiều loại sản phẩm và dịch vụ họ rất cần và muốn được thoả mãn thì nhà sản xuất lại không phát hiện ra. Bên cạnh đó hoạt động Marketing làm cho sản phẩm thích ứng với nhu cầu thị trường, nó kích thích sự nghiên cứu và cải tiến làm cho hoạt động của doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đề ra. Marketing cóảnh hưởng to lớn, ảnh hưởng quyết định đến doanh số, chi phí, lợi nhuận và qua đó đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời nó là công cụ quản lý kinh tế và công cụ của kế hoạch hoá. Marketing được coi là “chiếc chìa khoá vàng”, là bí quyết tạo thắng lợi trong kinh doanh.

Chức năng của marketing trong doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp biết rõ những nội dung:

Thứ nhất: Khách hàng của ngành kinh doanh đồng phục là ai? Tâm lý khách hàng có nhu cầu về đồng phục như thế nào? Họ mua hàngở đâu? Họ mua bao nhiêu? Họ mua như thế nào? Vì sao họ mua?

Họ cần loạiđồng phục như thếnào? Loại đồng phụcđó có những đặc tính gì? Vì sao họ cần đặc tính đó mà không phải đặc tính khác? Những đặc tính hiện thời của hàng hoá còn phù hợp với hàng hoá đó nữa không?

Doanh nghiệp cần nắm bắt được tâm lý, nhu cầu của khách hàng để có thể đưa ra những sản phẩm đồng phục đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của khách hàng.

Sản phẩm đồng phục của doanh nghiệp mình có nhữngưu điểm và hạn chế gì? Có cần phải thay đổi không? Cần thay đổi đặc tính nào? Nếu không thay đổi thì sao? Nếu thay đổi thì gặp điều gì?

Thứ hai: Giá cả hàng hoá của mỗi sản phẩm đồng phục nên quy định như thế nào, bao nhiêu? Tại sao lại định mức giá như vậy mà không phải mức giá khác? Mức giá trước đây còn thích hợp không? Nên tăng hay giảm? Khi nào tăng, giảm? Tăng, giảm bao nhiêu, khi nào thì thích hợp? Thay đổi với khách hàng nào, hàng hoá nào?

Các chính sách về giá sẽ giúp doanh nghiệp định giá hợp lý nhất với từng loại sản phẩm, tốiưu hóa sự hài lòng của khách hàng với về chất lượng sản phẩm với chi phí mà họ bỏ ra.

Thứ ba: Doanh nghiệp nên tự tổ chức lực lượng bán hàng hay dựa vào tổ chức trung gian khác? Khi nào đưa hàng hoá ra thị trường?

Các chính sách về phân phối sản phẩm giúp cho doanh nghiệp đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất và thuận tiện nhất, tiết kiệm chi phí.

Thứ tư: Làm thếnào để khách hàng biết, mua, yêu thích và trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp mình? Tại sao lại phải dùng cách thức này chứ không phải cách thức khác? Phương tiện này chứ không phải phương tiện khác?

Những dịch vụ sau bán hàng nên thực hiện như thế nào cho hiệu quả? Vì sao? Vì sao doanh nghiệp lại chọn loại dịch vụ này chứkhông phải loại dịch vụ khác?

Các chính sách về xúc tiến, chăm sóc khách hàng giúp khách hàng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu trong lòng khách hàng, từ đó xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu đồng phục của doanh nghiệp mình.

Một phần của tài liệu nguyenthidien-49A Marketing (Trang 41 - 43)