Khái quát về BHYT đối với hộ nông dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình đối với hộ nông dân trên địa bàn thị xã phổ yên tỉnh thái nguyên​ (Trang 36 - 39)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.4. Khái quát về BHYT đối với hộ nông dân

1.1.4.1. Đối tượng tham gia BHYT Hộ gia đình

Theo quy định pháp luật hiện hành thì toàn bộ những người có tên trong sổ hộ khẩu và sổ tạm trú thuộc đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình, trừ những người đã có thẻ bảo hiểm y tế và người đã khai báo tạm vắng

1.1.4.2. Hình thức tham gia BHYT đối với hộ nông dân

Đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình tham gia qua các kênh đại lý tại UBND xã phường, đại lý bưu điện hoặc có thể tham gia trực tiếp tại cơ quan BHXH trên địa bàn. Hiện nay, cơ quan BHXH có ký hợp đồng với UBND xã phường (Đa phần là có đại diện các tổ chức như hội phụ nữ, mặt trận) để trực tiếp thu của các hộ gia đình.

1.1.4.3.Mức đóng BHYT Hộ gia đình đối với hộ nông dân

Theo khoản 3 Điều 13 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định:

Tất cả thành viên thuộc hộ gia đình theo quy định tại khoản 5 Điều 12 của Luật này phải tham gia bảo hiểm y tế. Mức đóng được giảm dần từ thành viên thứ hai trở đi, cụ thể như sau:

b) Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;

c) Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.” Như vậy, đi đôi với chính sách hỗ trợ giảm theo tỷ lệ thì có sự ràng buộc là tất cả các thành viên trong gia đinh (nếu không thuộc đối tượng bắt buộc khác) thì phải tham gia đủ.

1.1.4.4. Phương thức đóng BHYT Hộ gia đình đối với hộ nông dân

Định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng, đại diện hộ gia đình đóng đủ số tiền thuộc trách nhiệm phải đóng vào quỹ BHYT qua các đại lý BHYT hộ gia đình.

1.1.4.5. Phạm vi quyền lợi, mức hưởng BHYT của đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình nông dân

Người tham gia BHYT đối tượng hộ gia đình có mức hưởng BHYT là 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi đi đúng tuyến.

Điều 22 Luật BHYT, người có thẻ BHYT tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến trong năm 2018, được quỹ BHYT thanh toán theo tỷ lệ như sau:

Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng BHYT của đối tượng.

Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng BHYT của đối tượng.

Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng BHYT của đối tượng.

1.1.4.6. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh có bảo hiểm y tế

Hiện tại có 4 tuyến KCB bao gồm: Tuyến xã, tuyến huyện, tuyến tỉnh, tuyến trung ương.

Đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình có thể đăng ký tuyến xã, tuyến huyện trong toàn quốc, không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cứ trú và khả năng đáp ứng của cơ sở KCB.

Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt. Một số địa phương có quy định về địa bàn hành chính, đối tượng tham gia BHYT Hộ gia đình vẫn có thể đăng ký cơ sở KCB tuyến tỉnh, tuyến trung ương.

1.1.4.7. Đại lý làm công tác thu BHYT Hộ gia đình * Khái niệm về Đại lý thu BHYT Hộ gia đình

Đại lý thu là tổ chức được cơ quan BHXH ký Hợp đồng Đại lý thu BHXH, BHYT, gồm: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; đơn vị sự nghiệp; tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức kinh tế.

* Điều kiện trở thành đại lý thu BHYT Hộ gia đình.

- Đối với UBND xã, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp

a) Là pháp nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc được tổ chức cấp trên bảo lãnh đối với tổ chức không đảm bảo đủ điều kiện là pháp nhân;

b) Có nhân viên do đơn vị quản lý, sử dụng đảm bảo các điều kiện theo quy định;

c) Cam kết bồi thường khi để xảy ra thất thoát tiền thu BHXH, BHYT hoặc gây thiệt hại cho cơ quan BHXH và người tham gia BHXH, BHYT.

- Đối với tổ chức kinh tế

a) Là pháp nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự;

b) Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh);

c) Có nhân viên do đơn vị quản lý đảm bảo các điều kiện theo quy định; d) Có cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam cho Đại lý thu trong quá trình thực hiện hợp đồng Đại lý thu

* Nhiệm vụ và nghiệp vụ của người làm đại lý thu BHYT Hộ gia đình.

- Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam từ đủ 18 tuổi đến không quá 70 tuổi đối với nam, đến không quá 65 tuổi đối với nữ và đang tham gia BHYT hoặc BHXH.

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hiểu biết chính sách, pháp luật BHXH, BHYT; không vi phạm pháp luật.

Nhân viên làm đại lý có trách nhiệm tuyên truyền, giải thích, khai thác đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình, Cung cấp danh sách tờ khai, thông tin người tham gia và nộp tiền vào quỹ BHYT cho cơ quan BHXH.

1.1.4.8. Quy trình khai thác, phát hành thẻ BHYT Hộ gia đình

Bước 1: Hằng tháng, tuyên truyền, vận động thành viên hộ gia đình tham gia BHYT. Hướng dẫn người tham gia kê khai, thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu thông tin và tiếp nhận giấy tờ có liên quan đảm bảo đầy đủ, chính xác.

Bước 2: Thu tiền đóng, phí cấp lại, đổi thẻ (nếu có) của người tham gia BHYT, viết biên lai thu tiền trả cho người tham gia theo quy định. Hằng ngày, nộp hồ sơ và tiền đóng, phí cấp lại, đổi thẻ (nếu có) của người tham gia BHYT cho cơ quan BHXH. Trường hợp có số tiền thu dưới 10 tháng lương cơ sở thì không quá 03 ngày làm việc một lần nộp cho cơ quan BHXH.

Bước 3: Lập danh sách gửi lên cơ quan BHXH để tiến hành cấp thẻ BHYT theo quy định.

Bước 4: Nhận thẻ BHYT và chuyển trả ngay cho người tham gia theo quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình đối với hộ nông dân trên địa bàn thị xã phổ yên tỉnh thái nguyên​ (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)