5. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho thị xã Phổ Yên
- Vận động tham gia BHYT theo hộ gia đình là cơ hội tốt đảm bảo sự tiếp cận dịch vụ y tế đúng lúc, kịp thời, hiệu quả và bình đẳng. Do vậy, cần có sự chỉ đạo thống nhất của các ban, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương để chính sách BHYT theo hộ gia đình được thực hiện theo đúng yêu cầu, góp phần thực hiện BHYT toàn dân.
- Cần có sự tính toán của cơ quan chuyên môn về mức độ hỗ trợ cần thiết từ Nhà nước cho nhóm hộ gia đình gồm phần lớn là lao động phi chính thức, nông dân (nghề nặng nhọc, nguy hiểm với thu nhập không ổn định) bởi đây là nhóm có tính thích ứng thấp với sự biến động đi lên của mức đóng góp trừ khi có nguồn hỗ trợ khác (từ ngân sách hoặc chủ sử dụng lao động). Bài học từ Mỹ và các nước Tây Âu cho thấy chắc chắn Nhà nước phải là nhà tài trợ chính nếu muốn duy trì hệ thống BHYT hộ gia đình một cách bền vững cho người lao động ở khu vực phi chính thức.
- Cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT, như xây dựng kế hoạch riêng về công tác truyền thông, có sự phối hợp triển khai đảm bảo phù hợp với từng đối tượng. Hoạt động tuyên truyền phải thường xuyên, liên tục, đến tất đúng đối tượng với nhiều hình thức tiếp
cận khác nhau, như trao đổi thông tin, tổ chức đối thoại trực tiếp, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc hoặc tư vấn cho người dân về BHYT, đảm bảo cho mọi đối tượng được tiếp cận đầy đủ thông tin về chính sách BHYT và cách thức tham gia.
- Cần nâng cao chất lượng KCB nhằm đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ BHYT bằng việc tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống các cơ sở KCB từ tuyến xã đến tuyến tỉnh, đảm bảo các cơ sở y tế đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị cơ bản phục vụ KCB có BHYT ban đầu. Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ y tế, nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng nhu cầu KCB cho người dân; duy trì có hiệu quả các đề án, dự án đã được phê duyệt, tăng cường chuyển giao, áp dụng kỹ thuật mới trong khám, chữa bệnh, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với kỹ thuật mới, hiện đại tại địa phương. Cùng với đó, tiếp tục đổi mới phong cách, thái độ phục vụ người bệnh; cải cách các thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh và quản lý, thẩm định việc KCB BHYT.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Tình hình thực hiện chính sách BHYT đối với hộ nông dân trên địa bàn thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2017-2019 như thế nào?
- Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách BHYT đối với hộ nông dân?
- Để thực hiện tốt hơn nữa chính sách BHYT đối với hộ nông dân trên địa bàn thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên cần phải thực hiện những giải pháp nào?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
2.2.1.1. Chọn điểm nghiên cứu: Địa bàn thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên. Để hiểu rõ hơn về tình hình thực hiện chính sách BHYT Hộ gia đình đối với hộ nông dân tác giả tiến hành điều tra chọn mẫu ở một số xã, phường đặc trưng điển hình: phường Ba Hàng, xã Phúc Tân, xã Đồng Tiến.
2.2.1.2. Thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấp được thu thập thông qua một số nguồn chủ yếu là các ấn phẩm:
+/ Sách báo, tạp chí, mạng internet, Website của ngành BHXH, Bộ y tế và được thu thập qua các báo cáo của cơ quan BHXH thị xã Phổ Yên, phòng Lao động Thương binh & Xã Hội, Hội Nông dân thị xã Phổ Yên và Văn phòng HĐND-UBND thị xã Phổ Yên và các báo cáo, nghị quyết của thị xã Phổ Yên. Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.
2.2.1.3. Thông tin sơ cấp
Để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình triển khai thực hiện BHYT hộ gia đình tại thị xã Phổ Yên, tác giả khảo sát sử dụng thông tin sơ
cấp, được thu thập thông qua điều tra bằng bảng hỏi. Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua điều tra phỏng vấn các hộ gia đình tham gia và không tham gia BHYT hộ gia đình tại thị xã Phổ Yên. Các hộ được điều tra thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn được thiết lập trước.
Cách xác định cỡ mẫu
- Đối với nhóm đối tượng nông dân, tác giả tiến hành khảo sát trên địa bàn 3 khu vực, trong đó, một xã có thu nhập bình quân thấp nhất, một xã có thu nhập bình quân ở mức trung bình và một xã có thu nhập bình quân ở mức cao của thị xã. Tổng số hộ của 3 khu vực này là 667 hộ. Đồng thời trong các hộ này tác giả cũng chia ra theo 2 chỉ tiêu về ngành nghề và vùng để điều tra, theo tiêu chí ngành nghề có hộ thuần nông và hộ sản xuất kinh doanh hỗn hợp; theo tiêu chí vùng có vùng đồng bằng và trung du miền núi.
- Để đảm bảo tính đại diện cho tổng thể mẫu được xác định thông qua công thức của Slovin:
trong đó n là quy mô mẫu, N là số lượng của tổng thể, e là sai số cho phép. Như vậy từ công thức trên tính được:
n = 667/(1+ 667 * 0,05^2) = 250,05
-Trong 250 chủ hộ nông dân, tác giả phân thành 4 nhóm theo mức thu nhập. Đối với tiêu chí phân theo thu nhập thì dựa vào tỉ lệ số hộ giàu, khá, trung bình và cận nghèo của các địa bàn được khảo sát. Đối với tiêu chí ngành nghề và vùng tác giả lựa chọn theo cách phân loại của tiêu chí. Như vậy tác giả chia ra số lượng như sau:
-Nông dân thuộc hộ giầu 50 phiếu; Hộ khá 50 phiếu, Hộ trung bình 75 phiếu và Hộ cận nghèo 75 phiếu. Phân theo tính chất ngành nghề, tác giả điều tra 125 người thuộc hộ thuần nông, hoặc có thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp
n=
N 1+ N*e^2
nghiệp và phi nông nghiệp tương đương, hoặc thu nhập phi nông nghiệp cao hơn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp. Phân theo vùng, có hai vùng là đồng bằng (125 phiếu) và Trung du miền núi (125 phiếu).
Bảng 2.1. Phân bổ phiếu khảo sát tại thị xã Phổ Yên
TT Tiêu chí Tổng số
1 Trong đó, theo thu nhập 250
Thuộc Hộ giầu 50
Thuộc Hộ khá 50
Thuộc Hộ trung bình 75
Thuộc Hộ cận nghèo 75
2 Theo hộ ngành nghề 250
Thuộc Hộ thuần nông 125
Thuộc Hộ sản xuất kinh doanh hỗn hợp (vừa nông nghiệp, vừa phi nông nghiệp)
125
3 Theo vùng 250
Đồng bằng 125
Trung du miền núi 125
Nguồn: Tác giả xây dựng Địa bàn khảo sát: trong số 15 xã và 3 phường của thị xã Phổ Yên, tác giả lựa chọn 3 địa bàn bao gồm: phường Ba Hàng, xã Phúc Tân, xã Đồng Tiến. Trong mỗi địa bàn, với mỗi nhóm đối tượng, các hộ điều tra lựa chọn ngẫu nhiên từ danh sách do UBND các xã, phường cung cấp.
Phiếu điều tra
Phiếu điều tra được thiết kế dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến của các cán bộ của đơn vị và các chuyên gia am hiểu về đề tài nghiên cứu. Trước khi
tiến hành phỏng vấn, tác giả phỏng vấn thử 3-4 hộ để điều chỉnh phiếu điều tra cho phù hợp.
Phần 1: Thông tin của đối tượng được điều tra
Phần 2: Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tham giam BHYT hộ gia đình:
-Mức phí tham gia
-Công tác tổ chức và tuyên truyền -Thu nhập của hộ gia đình
-Chất lượng KCB
Quy trình điều tra
Bước 1: Sau khi xây dựng xong phiếu điều tra sơ bộ, điều tra thử 3 - 4 mẫu được thực hiện nhằm kiểm tra tính phù hợp của phiếu.
Bước 2: Chỉnh sửa phiếu điều tra. Bước 3: Điều tra mẫu thực tế.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
Các thông tin sau khi thu thập được sẽ tiến hành phân loại, sắp xếp theo các tiêu chí khác nhau để đưa vào sử dụng trong nghiên cứu.
Thông tin sẽ được trình bày dưới dạng các bảng số liệu, các đồ thị, biểu đồ để người sử dụng dễ dàng tiếp cận và phân tích thông tin.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh (so theo thời gian, theo giới tính, theo ngành nghề, theo vùng, theo đặc điểm,…) để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng đắn, cũng như giúp cho việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng
Trên cơ sở phân tổ thống kê, phương pháp này được sử dụng để so sánh kết quả triển khai thực hiện chính sách; so sánh giữa kết quả đạt được với kế hoạch giao chỉ tiêu.
Thông qua phương pháp này mà ta rút ra được các kết luận về kết quả của việc thực hiện chính sách BHYT của BHXH thị xã Phổ Yên.
2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả
Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế - xã hội. Mô tả quá trình thực hiện chính sách từ khi ra văn bản, triển khai thực hiện và kết quả đạt được.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình chung về BHYT tại địa bàn nghiên cứu
2.3.1.1. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ tham gia
-Chỉ tiêu mức độ bao phủ BHYT
Đây là chỉ tiêu số tương đối được sử dụng để sác định mức độ tham gia BHYT. Có thể được tính cho toàn bộ đối tượng nếu tính mức độ bao phủ cho toàn thị xã, hay có thể tính mức độ bao phủ theo nhóm ( vd: Hộ nông dân, Hộ cận nghèo, Hộ nghèo, HS-SV…)
Công thức tính như sau:
Mức độ bao phủ = (Số người tham gia thực tế/ Số người thuộc diện tham gia BHYT)*100%.
-Chỉ tiêu số lượng tham gia: Đây là chỉ tiêu số tuyệt đối về số người tham gia. Chỉ tiêu này được sử dụng để tính mức độ bao phủ theo công thức trên.
2.3.1.2. Các chi tiêu phản ánh mức độ đóng góp.
- Mức đóng BHYT hộ gia đình/tháng = Tỷ lệ đóng * Mức lương tối thiểu.
Chỉ tiêu này thay đổi khi nhà nước thay đổi tỷ lệ đóng hay mức lương tối thiểu chung. Đơn vị tính là nghìn đồng. Được sử dụng để tính cho đối tượng khi tham gia một người, còn khi tham gia theo hộ gia đình thì được giảm mức đóng theo quy định; Người thư nhất tính như trên, người thứ hai
đóng bằng 90% mức đóng của người thứ nhất, người thư ba bằng 80%, người thứ tư bằng 70% và từ người thứ 5 trở đi mức đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất.
-Mức đóng góp bình quân năm: Là số tiền đóng BHYT bình quân tính trên một đầu thẻ:
Mức đóng BQ/Thẻ/ năm = Tổng số Thu BHYT/ Tổng số thẻ
2.3.1.3. Các Chỉ tiêu phản ánh chi phí KCB
- Mức chi phí KCB bình quân một lượt KCB: Là chi phí tính trên một lượt KCB.
Đơn vị tính: nghìn đồng. Công thức tính:
Mức chi phí KCB BQ/ lượt = Tổng chi phí KCB/ Tổng số lượt
- Mức chi phí KCB bình quân trên một đầu thẻ: Là số chi phí tính cho mỗi một thẻ.
Đơn vị tính: nghìn đồng. Công thức tính:
Mức chi phí KCB BQ/ đầu thẻ = Tổng chi phí KCB/ Tổng số thẻ.
2.3.1.4. Các Chỉ tiêu phản ánh chính sách BHYT đối với hộ nông dân
- Các văn bản, chính sách về BHYT hộ gia đình.
- Chỉ tiêu về tình hình thu phí và triển khai mở rộng đối tượng tham gia BHYT đối với hộ nông dân.
- Chỉ tiêu phản ánh tình hình KCB có BHYT tại các cơ sở y tế trên địa bàn thị xã.
2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình thực hiện chính sách BHYT đối với các hộ nông dân tại thị xã Phổ Yên các hộ nông dân tại thị xã Phổ Yên
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình thu phí và triển khai mở rộng đối tượng tham gia BHYT đối với hộ nông dân
- Số dân thuộc diện tham gia BHYT. - Số người tham gia BHYT.
- Số người tham gia BHYT Hộ gia đình. - Số thu BHYT tự nguyện.
- Tốc độ tăng liên hoàn số thu BHYT Hộ gia đình.
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình KCB có BHYT tại các cơ sở y tế trên địa bàn thị xã
- Số lượt KCB Ngoại trú. - Số lượt KCB Nội trú.
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình thanh toán chi phí KCB
- Số người có đăng ký KCB ban đầu. - Số bệnh nhân nội tỉnh khác tuyến. - Số bệnh nhân ngoại tỉnh.
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động của quỹ BHYT
- Tiền đóng BHYT.
Chương 3
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHỔ YÊN
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Khái quát về Thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên
3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Phổ Yên là Thị xã trung du nằm ở vùng phía nam tỉnh Thái Nguyên, trong giới hạn địa lý có tạo độ từ 21019’ đến 21034’ độ vĩ bắc, 105040’ đến 105056’ độ kinh đông; phía Tây giáp huyện Tao Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc); phía Bắc, Tây Bắc giáp thành phố Thái Nguyên, huyện Đại từ và Thành Phố Sông Công (tỉnh Thái Nguyên); phía Đông và Đông Bắc giáp các huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang) và Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên); phía Nam giáp huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội). Trung tâm Thị xã đặt tại Phường Ba Hàng cách thành phố Thái Nguyên 26 km về phía Nam và cách thủ đô Hà Nội 56 km về phía Bắc. Là một trong những cửa ngõ của thủ đô Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc.[19]
Phổ Yên là nơi có các tuyến đường giao thông quan trọng của tỉnh Thái Nguyên. Quốc lộ 3 từ Hà Nội lên Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc tỉnh Thái Nguyên và chạy qua địa bàn Thị xã với chiều dài 15 km. Đến năm 2010 với tuyến đường cao tốc Hà Nội- Thái Nguyên hoàn thành, hành lang kinh tế đường quốc lộ 18, quốc lộ 3, cao tốc Hà Nội- Thái Nguyên, quốc lộ 2, quốc lộ 37, quốc lộ 1B, các tuyến tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẽ tạo thành mạng lưới giao thông quan trọng gắn liền Thị xã Phổ Yên với các tỉnh lân cận. Đây có thể coi là thuận lợi lớn trong việc giao lưu liên kết kinh tế, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá giữa Phổ Yên với Hà Nội, với thành phố, các huyện thành xã của Thái Nguyên cũng như với các tỉnh lân cận.
Thị xã Phổ Yên thuộc vùng gò đồi của tỉnh Thái Nguyên, bao gồm vùng núi thấp và đồng bằng. Địa hình của Thị xã thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 2 vùng rõ rệt:
- Vùng phía Đông gồm 15 xã và 3 phường có độ cao trung bình 8-15m, đây là vùng gò đồi thấp xen kẽ với địa hình bằng.
- Phía Tây gồm 4 xã, 1 phường, là vùng núi của Thị xã, địa hình đồi núi là chính. Độ cao trung bình ở vùng này là 200-300m.
Nhìn chung, địa hình của Phổ Yên cũng giống như các Thị xã khác thuộc vùng đồi gò và vùng trung tâm của Thái Nguyên là có đặc điểm địa hình bằng phẳng xen lẫn địa hình gò đồi tạo thành hai nhóm cảnh quan
Tổng diện tích của Thị xã là 25.667,6 ha, được chia thành 10 loại đất chính. Trong các loại đất của Phổ Yên có các loại đất phù sa và đất đỏ vàng