Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình đối với hộ nông dân trên địa bàn thị xã phổ yên tỉnh thái nguyên​ (Trang 87)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.2. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân

3.4.2.1. Hạn chế

Trong quá trình triển khai BHYT hộ gia đình tại thị xã Phổ Yên bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn những mặt khó khăn hạn chế sau:

Thứ nhất, Chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với hình thức tham gia BHYT hộ gia đình chưa thực sự phù hợp.

Thứ hai, Quản lý thu chi BHYT hộ gia đình chưa được tốt

Thứ ba, Ngành BHXH cũng cần xem xét lại công tác tổ chức thực hiện ở một số mặt công tác như: Còn nhiều mẫu biểu, thời gian tổ chức thu ở đối

tượng tự nguyện chưa hợp lý, chưa có chính sách nuôi dưỡng và đào tạo mở rộng đại lý thu. Công tác giám định chất lượng KCB chưa đáp ứng yêu cầu nên tỷ lệ hài lòng của người có thẻ BHYT còn thấp.

Thứ tư, Hạn chế về mạng lưới y tế, cơ sở vật chất, chuyên môn, nhân lực của ngành y tế thực hiện nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân và người có thẻ BHYT chưa đạt yêu cầu;

Thứ năm, Sự vào cuộc của chính quyền địa phương thực sự vẫn chưa được mạnh mẽ nhất là ở chính quyền cấp xã. Việc thực hiện chính sách BHYT vẫn chỉ được cói như là việc làm của cơ quan BHXH hay ngành Y tế, năng lực quản lý của cán bộ BHYT còn hạn chế;

Thứ sáu, Công tác tuyên truyền và giới thiệu về BHYT hộ gia đình đến các hộ dân chưa thực hiện tốt.

3.4.2.2. Nguyên nhân

Với mức đóng là 4.5% mức lương tối thiểu chung như hiện nay, mức đóng này quả thực vẫn còn cao đối với nhiều hộ gia đình. Trong khi chưa nhận được sự hỗ trợ từ mức đóng từ phía nhà nước thì phải bỏ ra một khoản chi phí như vậy vẫn là sự khó khăn đối với nhiều đặc biệt là những hộ có thu nhập thấp. Đây cũng là một nguyên nhân khiến nhiều hộ chưa có điều kiện tham gia.

-Chất lượng khám chữa bệnh BHYT đã có nhiều cải thiện song vẫn còn nhiều điểm khiến người dân chưa hài lòng. Sự tiếp đón người bệnh có thẻ BHYT đến KCB tại các cơ sở y tế chưa thực sự tốt. Cũng như các đối tượng có thẻ BHYT khác, người dân bị đối xử không công bằng do một số cán bộ y tế gây ra. Tình trạng quá tải vẫn xảy ra tại các bệnh viện. Thủ tục, quy trình khám chữa bệnh còn nhiều rắc rối khiến người dân cảm thấy “mệt mỏi” mỗi khi đi khám tại bệnh viện. Đây cũng là một nguyên nhân khiến người dân còn băn khoăn có nên tham gia BHYT hay không.

- Tỷ lệ chi hoa hồng cho công tác thu BHYT sinh viên hiện nay chưa thật sự khuyến khích các trường thực hiện, trong khi vai trò của Nhà trường, đội ngũ giáo viên trong việc tuyên truyền, vận động sinh viên tham gia là rất quan trọng.

- Công tác chỉ đạo của các cấp, các ngành có liên quan chưa quyết liệt, triệt để và công tác phối hợp liên ngành chưa chặt chẽ, đồng bộ. Mặc dù thời gian qua, các cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, là cơ sở để xét thi đua, khen thưởng cho đơn vị làm tốt nhưng thiếu sự quan tâm, kiểm tra đôn đốc thực hiện nên kết quả mang lại không cao.

Công tác tuyên truyền chưa đủ mạnh, chưa chuyển tải được ý nghĩa, vai trò quan trọng, bước đột phá mang tính chiến lược của việc chuyển đổi từ đối tượng tự nguyện sang đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT theo Luật BHYT.

Chương 4

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BHYT ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN THỊ XÃ PHỔ YÊN

4.1. Quan điểm định hướng của Đảng và Nhà nước ta trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT

4.1.1. Quan điểm về thực hiện chính sách BHYT

Đảng và Nhà nước ta đã nhận định rằng con người là nguồn tài nguyên quý báu của đất nước. Một xã hội muốn phát triển phải cần đến những con người khoẻ mạnh, vì vậy cần phải đầu tư cho sức khoẻ của nhân dân. Đầu tư cho sức khoẻ là đầu tư cho sự phát triển của kinh tế xã hội. Do đó trong giai đoạn tới cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách pháp luật về BHYT, khuyến khích mọi người dân tham gia BHYT và có lộ trình phù hợp, khả thi để thực hiện bằng được BHYT toàn dân.

Luật BHYT đã đi vào cuộc sống bắt đầu từ ngày 1/7/2009 Luật BHYT có hiệu lực thi hành sau khi được Quốc hội thông qua tháng 11/2008. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 1/7 hàng năm là Ngày BHYT Việt Nam. Ngoài ra luật BHYT đã được sửa đổi bổ sung năm 2014 theo Luật sủa đổi, bổ sung số 46/2014/QH13 ngày 13 tháng 6 năm 2014. Đây là cơ sở sở pháp lý cao nhất để thể chế hóa quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện chính sách tài chính y tế thông qua BHYT với mục tiêu BHYT toàn dân, xây dựng nền y tế Việt Nam theo định hướng công bằng, hiệu quả và phát triển.

Tiến tới BHYT toàn dân là hoàn toàn phù hợp với bản chất nhân đạo và định hướng XHCN. đạt được mục tiêu này thì mọi người dân Việt Nam không phân biệt nghề nghiệp, giàu nghèo, già trẻ, giới tính, địa vị xã hội đều được chăm sóc sức khoẻ. Đây là mục tiêu công bằng, bình đẳng mà XHCN hướng tới.

Tuy nhiên, chăm sóc sức khoẻ nhân dân không phải chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước mà là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình, cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành. Quan điểm của Đảng là Nhà nước và nhân dân cùng làm, thông qua chính sách thu một phần viện phí, Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí y tế. Bởi lẽ không một quốc gia nào có thể một mình chăm sóc sức khỏe nhân dân vì ngân sách luôn luôn eo hẹp với các khoản cần chi tiêu của Chính phủ. Muốn thực hiện tốt quan điểm, định hướng của Đảng thì cần thiết phải có sự chỉ đạo phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành và sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống.

4.1.2. Phương hướng trong thực hiện chính sách BHYT

Căn cứ vào kết quả đã đạt được và quan điểm của Đảng, Nhà nước về BHYT hộ gia đình nói chung và BHYT hộ Nông dân nói riêng, trong những năm tới cần tập trung vào một số vấn đề để tiến tới BHYT toàn dân theo đúng dự kiến. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách pháp luật về BHYT, khuyến khích mọi người dân, nhất là người có thu nhập trung bình và dưới mức trung bình tham gia BHYT; bảo đảm cho người có BHYT được khám chữa bệnh thuận lợi; có chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng BHYT đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi, các hộ nghèo; có lộ trình phù hợp phấn đấu thực hiện bằng được BHYT toàn dân.

4.1.3. Mục tiêu thực hiện chính sách BHYT Hộ gia đình

Nằm trong lộ trình thực hiện BHYT toàn dân của Chính phủ và thực hiện theo kế hoạch của BHXH tỉnh Thái nguyên. BHXH thị xã Phổ Yên phấn đấu mục tiêu đến năm 2020 đạt tỷ tham gia BHYT đối với đối tượng hộ Nông dân là 90%.

Ðể phấn đấu đến năm 2020 có hơn 90% dân số tham gia BHYT, Chính phủ xác định rõ nhiệm vụ: Tập trung phát triển BHYT; triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh BHYT, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối dữ

liệu trong quản lý khám, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia và hưởng ứng đầy đủ quyền lợi BHYT. Ðổi mới cơ chế tài chính và phương thức thanh toán…

Đồng thời, Chính phủ kiến nghị Quốc hội đưa nội dung đầu tư cho các trạm y tế xã vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn vào nghị quyết về kinh tế - xã hội, dự toán NSNN năm 2020 và nghị quyết về đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để các tỉnh ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư cho các trạm y tế. Bên cạnh đó, xem xét cân đối vốn đầu tư công trung hạn 2016-2020 cho chương trình “Ðầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn” vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á; cho dự án “Ðầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở” vay vốn Ngân hàng Thế giới để có thể thực hiện ngay trong năm 2020 và các năm tiếp theo.

Ngoài ra các địa phương triển khai các giải pháp để thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu tỷ lệ dân số tham gia BHYT đã được Thủ tướng giao. Bảo đảm ngân sách mua thẻ BHYT cho các đối tượng được Nhà nước hỗ trợ 100%; ưu tiên bố trí ngân sách để hỗ trợ hộ gia đình cận nghèo, hộ có thu nhập trung bình tham gia BHYT. Thúc đẩy bao phủ BHYT đối với nhóm đối tượng học sinh, sinh viên. Riêng với ngân sách của các địa phương, phần kinh phí dành ra từ giảm chi thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập y tế, được sử dụng theo nguyên tắc: Dành 50% bổ sung nguồn cải cách tiền lương để thực hiện chi trả tiền lương tăng thêm do tăng mức lương cơ sở trong lĩnh vực hành chính và các lĩnh vực có đơn vị sự nghiệp; dành 50% còn lại thực hiện chi trả các chính sách an sinh xã hội do địa phương ban hành (ưu tiên đầu tư cho các trạm y tế xã) và tăng chi cho nhiệm vụ tăng cường cơ sở vật chất của lĩnh vực y tế.

4.2. Một số giải pháp trong tổ chức thực hiện chính sách BHYT đối với Hộ Nông dân

4.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế chính sách

BHYT tự nguyện, cụ thể: Một số nội dung còn vướng mắc do hướng dẫn chưa rõ như: giải quyết tính hưởng BHYT đối với trường hợp doanh nghiệp sau cổ phần hóa tiếp tục xếp hạng doanh nghiệp; trách nhiệm nuôi dưỡng đối với thân nhân hưởng chế độ tử tuất để giải quyết tuất hằng tháng...; Một số nội dung chưa có văn bản hướng dẫn như: quy định việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động để hưởng trợ cấp tai nạn lao động; Một số văn bản chưa sửa đổi, bổ sung nội dung cho phù hợp với quy định của Luật như: văn bản hướng dẫn khám, chữa bệnh ngoại trú; danh mục các bệnh cần nghỉ việc để chữa trị dài ngày; hướng dẫn khai báo, điều tra, lập biên bản tai nạn lao động; hồ sơ và quy trình giám định y khoa cho người tham gia BHYT; quy định việc lập biên bản tai nạn giao thông cho người tham gia BHYT bị tai nạn trên đường đi làm việc...

Do đời sống, thu nhập của người dân còn thấp nên phải điều chỉnh giảm mức đóng, nếu giữ nguyên mức đóng thì NSNN cần có sự hỗ trợ một phần mức đóng cho nhân dân khi tham gia BHYT, tối thiểu mức hỗ trợ kinh phí đóng là 50%.

Việc tiếp cận dịch vụ y tế giữa các vùng, miền còn có sự chênh lệnh khá lớn vì vậy mức đóng BHYT cho nhân dân cần được phân ra khu vực thành thị và nông thôn.

Để tránh việc lựa chọn ngược trong tham gia BHYT, tránh lạm dụng quỹ BHYT, nên quy định việc tham gia BHYT hộ gia đình hộ Nông dân phải có điều kiện: Thời gian thẻ BHTY có giá trị sử dụng đối với đối tượng tham gia lần đầu và đối tượng tham gia gián đoạn kể từ khi đóng tiền cần kéo dài hơn so với quy định hiện nay là một tháng.

Chi phí tuyên truyền, thù lao cho đại lý thu ở xã, phường được bố trí từ nguồn quỹ BHYT cần phải tương xứng với ngày công thực hiện khoảng 8% trên tổng số thu hiện nay đang áp dụng 4% trên tổng số thu.

4.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện BHYT Hộ gia đình cho hộ nông dân nông dân

4.2.2.1. Giải pháp trong Quản lý thu BHYT Hộ gia đình

Mục tiêu đặt ra trong việc triển khai, tổ chức thực hiện thu BHYT hộ gia đình mà bước đầu phải hình thành quy định quản lý thu BHYT hộ gia đình cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay như phương thức tổ chức phải đơn giản, thuận tiện, đa dạng hoá các hình thức chuyển tiền, nộp tiền, giảm thiểu các thủ tục hành chính để người dân và các đại lý dễ dàng đăng ký với cơ quan BHXH. Việc xác nhận về quá trình tham gia BHYT hộ gia đình cho người dân phải hết sức linh hoạt, không gò bó về mặt thời gian và thủ tục hành chính miễn sao người dân công khai về số tiền và thời gian tham gia BHYT. Có như vậy mới có khả năng thu hút được đông đảo tầng lớp dân cư tham gia BHYT hộ gia đình. Biện pháp quản lý thu bao gồm:

a.Quản lý biên lai thu tiền đóng BHYT và phiếu thu

Để quản lý tốt việc thu BHYT hộ gia đình cơ quan Bảo hiểm xã hội Thị xã Phổ Yên yêu cầu cán bộ làm nghiệp vụ thu và các đại lý phải nghiêm túc tuân thủ các nguyên tắc quản lý và sử dụng các chứng từ kế toán. Các chứng từ kế toán bao gồm: Biên lai thu tiền đóng BHYT và phiếu thu:

- Biên lai thu tiền đóng BHYT là chứng từ xác nhận đã thu tiền đóng BHYT của đối tượng, đồng thời là căn cứ để đại lý thu BHYT hộ gia đình thanh toán với cơ quan BHXH. Căn cứ vào phiếu đăng ký tham gia BHYT, danh sách đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình, đại lý thu BHYT hộ gia đình viết biên lai thu tiền đóng BHYT khi thu tiền của người tham gia BHYT. Đại lý thu BHYT hộ gia đình sẽ mang tiền và biên lai thu tiền đóng BHYT nộp cho kế toán BHXH. Sau khi kiểm tra nội dung ghi trên biên lai với Phiếu đăng ký tham gia BHYT, tổng hợp tiền thu BHYT hộ gia đình kế toán tiến

- Phiếu thu là chứng từ xác nhận số tiền người tham gia BHYT đã được đại lý nộp cho cơ quan BHXH.

b.Quản lý đối tượng, mức đóng

BHXH Thị xã Phổ Yên phải quản lý đối tượng, mức đóng, thu đủ BHYT theo quy định. Sau khi tiếp nhận hồ sơ tham gia BHYT hộ gia đình từ các đại lý thu BHYT hộ gia đình thì cán bộ làm công tác thu BHYT hộ gia đình tại BHYT thị xã tiến hành kiểm tra, thẩm định thanh tra khi cần thiết để xác định đúng đối tượng tham gia BHYT, đồng thời xác định số tiền phải đóng, nhập số liệu vào phần mền. Hiện nay với việc sử dụng phần mền kế toán chuyên dụng trong quản lý thu đã tạo ra được hiệu quả cao hơn, hệ thống cơ sở dữ liệu được cập nhật đầy đủ thuận tiện cho việc theo dõi quản lý và lập các báo cáo. Tuy nhiên quản lý thu không chỉ đơn thuần là quản lý số lượng đối tượng theo danh sách đại lý lập và xác nhận số tiền mà còn là quản lý chất lượng dữ liệu.

c.Phối hợp với các đơn vị liên quan

- Hiện nay các giao dịch chuyển tiền giữa người tham gia hay các đại lý với cơ quan BHXH Thị xã Phổ Yên đều được thực hiện qua ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn do vậy để cho công tác thu được thực hiện có hiệu quả và nhanh chóng thì cần phải phối hợp nhịp nhàng với bên Ngân hàng. Để ngân hàng tạo điều kiện tốt nhất cho người dân khi đến giao dịch.

4.2.2.2. Giải pháp trong việc Quản lý chi BHYT Hộ gia đình a. Lập kế hoạch chi

Nắm chắc đối tượng thu phát hành thẻ, xây dựng kế hoạch chi BHYT.Căn cứ vào tình hình thực hiện hàng năm, thực hiện theo chỉ tiêu của cấp trên giao, hàng năm BHYT thị xã xây dựng kế hoạch chi BHYT hộ gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình đối với hộ nông dân trên địa bàn thị xã phổ yên tỉnh thái nguyên​ (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)