5. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Các yếu tố bên ngoài hộ nông dân
3.3.2.1. Công tác tổ chức thực hiện và tuyên truyền
Với 8 nguồn thông tin được đưa vào điều tra nghiên cứu, số liệu điều tra tại bảng 3.6 dưới đây cho thấy người dân được biết về BHYT hộ gia đình từ nguồn thông tin do cán bộ chính quyền, đoàn thể cung cấp là chủ yếu 27%, tiếp đến là từ đài phát thanh, truyền hình 20,5%, trong khi nguồn thông tin từ
cho cơ quan BHXH đưa ra kế hoạch, hình thức phù hợp để thực hiện các hoạt động tuyên truyền chính sách BHYT
Bảng 3.8. Nguồn thông tin người dân biết về BHYT hộ gia đình TT Hình thức tuyên truyền Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Sách báo, tạp chí 10 4,0
2 Tờ rơi, pa nô, áp phích 15 6,0 3 Đài phát thanh, Ti vi 51 20,5 4 Giới thiệu tại hội nghị 28 11,0 5 Người thân, bạn bè 44 17,5
6 Cán bộ y tế 24 9,5
7 Cán bộ BHXH 11 4,5
8 Chính quyền địa phương 68 27,0
Tổng cộng 250 100
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả năm 2019)
Qua số liệu điều tra cho thấy phần lớn người dân biết BHYT hộ gia đình trực tiếp qua cán bộ phường, xã, đài phát thanh, truyền hình và hội nghị là chủ yếu. Nguồn tuyên truyền từ cán bộ y tế, sách, báo và cán bộ BHXH còn quá thấp. Đây là vấn đề cần quan tâm trong tổ chức thực hiện sắp tới trên địa bàn. Mặt khác, người dân phần lớn đã nghe về BHYT nhưng để hiểu thật đúng, đầy đủ thì chưa nhiều, đặc biệt ngay cả hiểu biết về quyền lợi khi tham gia BHYT. Từ đó đặt ra những nội dung cụ thể trong công tác tuyên truyền vận động đối với nhân dân trong địa bàn sắp tới cần phải thực hiện. Cần đa dạng các loại hình tuyên truyền, chú trọng hơn các loại hình tuyên truyền thông qua tờ gấp, hội nghị và trực tiếp từ cán bộ BHXH.
3.3.2.2. Mức phí tham gia
Theo Điều 1 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 sửa đổi, bổ sung Điều 13 của Luật BHYT 2008. Mức phí tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình được quy định như sau:
- Người thứ nhất đóng tối đa bằng 4.5% mức lương cơ bản;
- Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
- Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Hiện nay với mức lương cơ bản là 1.300 nghìn đồng . Nếu như một gia đình có 4 người cùng tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình thì số tiền cần phải đóng là 1.965 nghìn đồng. Dựa trên mức phí đóng góp trên tác giả đi sâu nghiên cứu liệu mức phí hiện hành có cho là phù hợp với thực tế, điều kiện của hộ gia đình chưa? Kết quả nghiên cứu ý kiến của các hộ gia đình nông dân cho thấy trong bảng sau:
Bảng 3.9. Đánh giá về mức phí tham gia BHYT hộ gia đình TT Đánh giá của hộ về mức phí Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%) 1 Cao 199 79,5 2 Trung bình 49 19,5 3 Thấp 1 0,5 Tổng cộng 250 100,0
(Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả năm 2019)
Có 79,5% số người được hỏi cho rằng mức phí hiện nay là cao, chỉ 0,5% số người cho là mức phí thấp. Có 19,5% số người mức phí hiện nay là trung bình. Điều này cho thấy mức phí hiện nay là chưa như mong muốn và điều kiện kinh tế của người dân. Đó chính là một trong những yếu tố gây khó khăn khi thực hiện BHYT hộ gia đình
3.3.2.3. Chất lượng khám chữa bệnh
Chất lượng khám chữa bệnh là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác thực hiện BHYT hộ gia đình. Để đánh giá được nhân tố này ta phân tích bảng số liệu sau
Bảng 3.10. Tỷ lệ người gặp phiền hà khi đi khám bệnh bằng thẻ BHYT Kết quả điều tra
Nhóm đã tham gia Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Phiền hà 101 40,2 Không gặp phiền hà 149 59,8 Tổng cộng 250 100
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả)
Tại bảng 3.10 cho biết ở nhóm đã tham gia BHYT, có 40,2% cho rằng khi đi KCB họ đã từng gặp phiền hà khi sử dụng thẻ BHYT. Đây là một yếu tố làm cho chính sách BHYT hộ gia đình không mấy hấp dẫn với người dân.
Bảng 3.11. Những khó khăn phiền hà khi đi khám chữa bệnh Các biểu hiện Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ
(%)
Chờ đợi lâu 92 37,0
Thiếu trang thiệt bị 53 21,0
Nhân viên y tế không nhiệt tình 70 28,0 Thiếu tin tưởng vào thấy thuốc 10 4,0 Thủ tục hành chính, chuyển tuyến 25 10,0
Tổng cộng 250 100
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả)
Có 250 ý kiến cho biết đã gặp những khó khăn phiền hà khi đi KCB, trong đó 37% cho là “Chờ đợi lâu” mới được KCB, có 28% số ý kiến là “Nhân viên y tế không nhiệt tình”. Chứng tỏ có sự phân biệt đối xử với người tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh.
3.3.2.4. Chính sách của Nhà nước
Các chính sách của nhà nước về thực hiện chính sách BHXH, BHYT nhằm ổn định cuộc sống người lao động, trợ giúp người lao động khi gặp rủi ro: ốm đau, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp... sớm trở lại
trạng thái sức khỏe ban đầu cũng như sớm có việc làm. Qua điều tra các ý kiến tại thị xã Phổ Yên có kết quả như sau:
Bảng 3.12. Ý kiến khảo sát về các chính sách BHYT đang thực hiện TT
Các khảo sát Số lượng (ý kiến)
Tỷ lệ (%) 1 Công tác ban hành văn bản quy phạm
pháp luật 250 100
Nội dung rõ ràng 47 18,8
Nội dung còn vướng mắc do hướng dẫn
chưa rõ 203 81,2
2 Mức độ tìm hiểu chính sách BHYT 250 100
Đã tìm hiểu 76 30,4
Tìm hiểu một phần 113 45,2
Chưa tìm hiểu 61 24,4
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả)
Qua bảng số liệu 3.12 ta thấy mặc dù chính phủ và các bộ chức năng đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện BHYT hộ gia đình tuy nhiên phần lớn số lượt được khảo sát đưa ra ý kiến về công tác ban hành văn bản còn vướng mắc do chưa hướng dẫn cụ thể. Trong 3 khu vực tác giả lựa chọn điều tra có tới 61 người chưa tìm hiểu về các chính sách BHYT, điều này cho thấy đây cũng là khó khăn trong việc tham gia thực hiện chính sách BHYT hộ gia đình tại địa bàn thị xã. Khi chưa tìm hiểu về các chính sách này đồng nghĩa với việc người dân chưa hiểu hết vai trò ý nghĩa của chính sách BHYT đối với an sinh xã hội.
từ người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 90%, 80%, 70% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi mức đóng bằng 60% của người thứ nhất. Mức đóng thay đổi khi lương tối thiểu chung thay đổi. Đối với người mới tham gia BHYT lần đầu (kể cả tham gia lại sau một thời gian đứt quãng vì bất cứ lý do gì), các Đại lý thu phường, xã tổ chức thu tiền đóng BHYT từ ngày 25 đến ngày 30 (hoặc ngày 31 hàng tháng). Thẻ BHYT được phát hành vào tháng sau và có giá trị sử dụng từ ngày 01 của tháng tiếp theo.
Đối với người đã tham gia BHYT từ trước (kể cả bắt buộc và tự nguyện), nay tiếp tục tham gia theo hình thức tự nguyện, để đảm bảo hưởng quyền lợi BHYT được liên tục, phải nộp tiền đóng BHYT trước khi thẻ cũ hết hiệu lực ít nhất 10 ngày. Các Đại lý thu phường, xã tổ chức thu tiền đóng BHYT từ ngày 15 đến ngày 20 hàng tháng. Thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày 01 của tháng sau.
Quỹ BHYT thanh toán 80% chi phí khám chữa bệnh nội trú và ngoại trú với các danh mục thuốc và dịch vụ kỹ thuật chẩn đoán và điều trị do Bộ y tế quy định (thanh toán 100% chi phí KCB nếu tổng chi phí một lần KCB thấp hơn 15% mức lương tối thiểu; khám chữa bệnh ở tuyến xã được thanh toán 100%).
Thanh toán 80% chi phí kỹ thuật cao chi phí lớn cho một lần sử dụng dịch vụ nhưng không quá 40 lần lương tối thiểu chung (nếu tham gia liên tục sau 180 ngày, kể từ ngày đóng BHYT cho cơ quan BHXH).
Tham gia 36 tháng liên tục trở lên, được quỹ BHYT thanh toán 80% của 50% thuốc chống ung thư và chống thải ghép ngoài danh mục, đã được phép lưu hành.
Với những quy định như trên một phần nào đã ảnh hưởng đến tỷ lệ tham gia BHYT, do người dân phải chi phí cho KCB bằng thẻ BHYT cao với nhưng bệnh nặng, việc mua thẻ BHYT phải sau 30 ngày mới có giá trị sử dụng. Chính sách này có ưu điểm là chống tình trạng lạm dụng quỹ.
3.4. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách BHYT Hộ gia đình đối với hộ nông dân trên địa bàn thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên
3.4.1. Kết quả đạt được
Sau khi Thực hiện BHYT hộ gia đình cho đối tượng hộ Nông dân theo Luật Bảo hiểm y tế (Số 46/2014/QH13 ngày 13 tháng 6 năm 2014) đến nay chính sách này đã thu được những kết quả đáng ghi nhận như sau:
- Nhận thức của người Nông dân về công tác chăm sóc sức khỏe và về những lợi ích của việc tham gia BHYT đã được nâng lên rõ rệt. Thể hiện là mức độ bao phủ BHYT của nhóm đối tượng này ngày càng được mở rộng và có tính ổn định. Đến hết năm 2019 đã có 34711 đạt tỷ lệ tham gia BHYT là 35,44%. Đến giờ đã hình thành ý thức sử dụng thẻ bảo hiểm y tế mỗi khi đi khám bệnh. Tình hình tham gia BHYT đã đi vào thực chất và có chiều sâu hơn, sự “lựa chọn ngược” trong BHYT đã giảm dần, người Nông dân không chỉ tham gia mỗi khi có bệnh nữa mà đã có nhận thực sâu sắc tham gia BHYT vừa là vì mình và vì cộng đồng. Cho đến nay tất cả các xã và thị trấn trong thị xã đã triển khai thực hiện BHYT hộ gia đình đến người nông dân, có những xã có số người tham gia rất đông điển hình như xã Hồng Tiến năm 2019 có số người tham gia là 3991 người hay xã Tiên Phong có số người tham gia là 2532 người tuy nhiên bên cạnh đó thì còn có nhiều xã tỷ lệ tham gia thấp.
-Quyền lợi của người dân khi đi KCB bằng thẻ BHYT đã được đảm bảo, người Nông dân được thanh toán các chi phí KCB theo đúng mức quyền lợi được hưởng và theo đúng tuyến KCB và chỉ phải chi trả một phần chi phí nhỏ theo quy định về cùng chi trả. Hàng năm có hàng chục nghìn lượt người đi khám chữa bệnh BHYT, mức chi phí được BHXH thanh toán liên tục tăng lên qua các năm, tuy nhiên việc đánh giá sự tăng lên của con số chi phí bình quân này cũng phải lưu ý đến nguyên nhân làm cho chi phí tăng.
-Việc hoạt động của các đại lý làm công tác phát triển BHYT hộ gia đình có mặt ở tất cả các xã và thị trấn đã dần đi vào ổn định và có hiệu quả đã
tạo điều kiện cho người Nông dân tham gia được dễ dàng hơn. Giờ đây chính sách BHYT không còn xa lạ với người Nông dân.
-Các cơ sở khám chữa bệnh BHYT cũng đã được đầu tư, đổi mới cách thức làm việc phần nào đã đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, thái độ phục và chất lượng y tế ngày một tốt hơn. Làm cho người dân ngày càng có thiện cảm hơn với công tác KCB BHYT.
-Công tác thu, chi BHYT được cơ quan BHXH thị xã Phổ Yên thực hiện đúng quy định. Số thu BHYT hộ Nông dân không ngừng tăng lên qua các năm do có sự tăng lên về số đối tượng tham gia và có sự tăng lên của lương cơ bản trong năm 2018 và năm 2019. Qũy BHYT được quản lý bảo đảm cân đối an toàn.
Bảng 3.13. Bảng tổng hợp thu chi BHYT hộ gia đình tại thị xã Phổ Yên giai đoạn 2017-2019
STT Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019
1 Số người tham gia Người 19030 20873 23438 2 Tổng số thu Đồng 9.80 12.38 16.24
3 Tổng số chi Đồng 1.03 5.85 8.33
4 Kết dư Đồng 8.77 6.53 7.91
(Nguồn: Bộ phận kế toán BHXH thị xã Phổ Yên)
3.4.2. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân
3.4.2.1. Hạn chế
Trong quá trình triển khai BHYT hộ gia đình tại thị xã Phổ Yên bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn những mặt khó khăn hạn chế sau:
Thứ nhất, Chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với hình thức tham gia BHYT hộ gia đình chưa thực sự phù hợp.
Thứ hai, Quản lý thu chi BHYT hộ gia đình chưa được tốt
Thứ ba, Ngành BHXH cũng cần xem xét lại công tác tổ chức thực hiện ở một số mặt công tác như: Còn nhiều mẫu biểu, thời gian tổ chức thu ở đối
tượng tự nguyện chưa hợp lý, chưa có chính sách nuôi dưỡng và đào tạo mở rộng đại lý thu. Công tác giám định chất lượng KCB chưa đáp ứng yêu cầu nên tỷ lệ hài lòng của người có thẻ BHYT còn thấp.
Thứ tư, Hạn chế về mạng lưới y tế, cơ sở vật chất, chuyên môn, nhân lực của ngành y tế thực hiện nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân và người có thẻ BHYT chưa đạt yêu cầu;
Thứ năm, Sự vào cuộc của chính quyền địa phương thực sự vẫn chưa được mạnh mẽ nhất là ở chính quyền cấp xã. Việc thực hiện chính sách BHYT vẫn chỉ được cói như là việc làm của cơ quan BHXH hay ngành Y tế, năng lực quản lý của cán bộ BHYT còn hạn chế;
Thứ sáu, Công tác tuyên truyền và giới thiệu về BHYT hộ gia đình đến các hộ dân chưa thực hiện tốt.
3.4.2.2. Nguyên nhân
Với mức đóng là 4.5% mức lương tối thiểu chung như hiện nay, mức đóng này quả thực vẫn còn cao đối với nhiều hộ gia đình. Trong khi chưa nhận được sự hỗ trợ từ mức đóng từ phía nhà nước thì phải bỏ ra một khoản chi phí như vậy vẫn là sự khó khăn đối với nhiều đặc biệt là những hộ có thu nhập thấp. Đây cũng là một nguyên nhân khiến nhiều hộ chưa có điều kiện tham gia.
-Chất lượng khám chữa bệnh BHYT đã có nhiều cải thiện song vẫn còn nhiều điểm khiến người dân chưa hài lòng. Sự tiếp đón người bệnh có thẻ BHYT đến KCB tại các cơ sở y tế chưa thực sự tốt. Cũng như các đối tượng có thẻ BHYT khác, người dân bị đối xử không công bằng do một số cán bộ y tế gây ra. Tình trạng quá tải vẫn xảy ra tại các bệnh viện. Thủ tục, quy trình khám chữa bệnh còn nhiều rắc rối khiến người dân cảm thấy “mệt mỏi” mỗi khi đi khám tại bệnh viện. Đây cũng là một nguyên nhân khiến người dân còn băn khoăn có nên tham gia BHYT hay không.
- Tỷ lệ chi hoa hồng cho công tác thu BHYT sinh viên hiện nay chưa thật sự khuyến khích các trường thực hiện, trong khi vai trò của Nhà trường, đội ngũ giáo viên trong việc tuyên truyền, vận động sinh viên tham gia là rất quan trọng.
- Công tác chỉ đạo của các cấp, các ngành có liên quan chưa quyết liệt, triệt để và công tác phối hợp liên ngành chưa chặt chẽ, đồng bộ. Mặc dù thời gian qua, các cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, là cơ sở để xét thi đua, khen thưởng cho đơn vị làm tốt nhưng thiếu sự quan tâm, kiểm tra đôn đốc thực hiện nên kết quả mang lại không cao.
Công tác tuyên truyền chưa đủ mạnh, chưa chuyển tải được ý nghĩa, vai trò quan trọng, bước đột phá mang tính chiến lược của việc chuyển đổi từ đối tượng tự nguyện sang đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT theo Luật BHYT.
Chương 4
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BHYT ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN THỊ XÃ PHỔ YÊN
4.1. Quan điểm định hướng của Đảng và Nhà nước ta trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT
4.1.1. Quan điểm về thực hiện chính sách BHYT