5. Kết cấu của luận văn
4.1.1. Quan điểm về thực hiện chính sách BHYT
Đảng và Nhà nước ta đã nhận định rằng con người là nguồn tài nguyên quý báu của đất nước. Một xã hội muốn phát triển phải cần đến những con người khoẻ mạnh, vì vậy cần phải đầu tư cho sức khoẻ của nhân dân. Đầu tư cho sức khoẻ là đầu tư cho sự phát triển của kinh tế xã hội. Do đó trong giai đoạn tới cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách pháp luật về BHYT, khuyến khích mọi người dân tham gia BHYT và có lộ trình phù hợp, khả thi để thực hiện bằng được BHYT toàn dân.
Luật BHYT đã đi vào cuộc sống bắt đầu từ ngày 1/7/2009 Luật BHYT có hiệu lực thi hành sau khi được Quốc hội thông qua tháng 11/2008. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 1/7 hàng năm là Ngày BHYT Việt Nam. Ngoài ra luật BHYT đã được sửa đổi bổ sung năm 2014 theo Luật sủa đổi, bổ sung số 46/2014/QH13 ngày 13 tháng 6 năm 2014. Đây là cơ sở sở pháp lý cao nhất để thể chế hóa quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện chính sách tài chính y tế thông qua BHYT với mục tiêu BHYT toàn dân, xây dựng nền y tế Việt Nam theo định hướng công bằng, hiệu quả và phát triển.
Tiến tới BHYT toàn dân là hoàn toàn phù hợp với bản chất nhân đạo và định hướng XHCN. đạt được mục tiêu này thì mọi người dân Việt Nam không phân biệt nghề nghiệp, giàu nghèo, già trẻ, giới tính, địa vị xã hội đều được chăm sóc sức khoẻ. Đây là mục tiêu công bằng, bình đẳng mà XHCN hướng tới.
Tuy nhiên, chăm sóc sức khoẻ nhân dân không phải chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước mà là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình, cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành. Quan điểm của Đảng là Nhà nước và nhân dân cùng làm, thông qua chính sách thu một phần viện phí, Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí y tế. Bởi lẽ không một quốc gia nào có thể một mình chăm sóc sức khỏe nhân dân vì ngân sách luôn luôn eo hẹp với các khoản cần chi tiêu của Chính phủ. Muốn thực hiện tốt quan điểm, định hướng của Đảng thì cần thiết phải có sự chỉ đạo phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành và sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống.