5. Kết cấu của luận văn
1.1.5. Nội dung nghiên cứu
a) Tình hình thu phí và triển khai mở rộng đối tượng tham gia BHYT đối với hộ nông dân
Đối tượng tham gia BHYT ngày càng được mở rộng sau 3 lần thay đổi Nghị định, đặc biệt là các đối tượng: người nghèo; người có công với cách mạng; cán bộ xã phường thị trấn; đại biểu hội đồng nhân dân; thân nhân của
sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và của sỹ quan Công an nhân dân; cựu chiến binh thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ; người cao tuổi từ 85 tuổi trở lên; người lao động thuộc các doanh nghiệp ngoài nhà nước không phân biệt số lượng lao động đều tham gia BHYT bắt buộc.
Qua 3 lần thay đổi Nghị định, đặc biệt là từ khi triển khai thực hiện Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16-5-2005 của Chính phủ, đối tượng và phạm vi bao phủ BHYT tăng nhanh và nhu cầu khám chữa bệnh của người bệnh BHYT cũng gia tăng nhanh chóng.
Cùng với việc mở rộng đối tượng, mở rộng quyền lợi, tăng tần suất KCB, chi trả chi phí KCB từ Quỹ BHYT cho người bệnh tăng dần hàng năm.
b) Tình hình KCB có BHYT tại các cơ sở y tế trên địa bàn thị xã
Cơ sở KCB BHYT ngày càng được mở rộng, cả khu vực công lập và tư nhân. Việc tổ chức KCB BHYT tại tuyến xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia BHYT trong việc tiếp cận, lựa chọn cơ sở KCB ban đầu phù hợp, góp phần củng cố và phát triển mạng lưới y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ ban đầu và KCB thông thường tại tuyến y tế cơ sở. Đây cũng là định hướng rất phù hợp với chủ trương xã hội hoá y tế và giải quyết một phần tình hình quá tải hiện nay tại các cơ sở y tế nhà nước.
c) Tình hình thanh toán chi phí KCB
Điều 30 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014 quy định:
1. Việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được thực hiện theo các phương thức sau đây:
- Thanh toán theo định suất là thanh toán theo mức phí được xác định trước theo phạm vi dịch vụ cho một đầu thẻ đăng ký tại cơ sở cung ứng dịch vụ y tế trong một khoảng thời gian nhất định.
- Thanh toán theo giá dịch vụ là thanh toán dựa trên chi phí của thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế được sử dụng cho người bệnh;
2. Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng phương thức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo quy định pháp luật, người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh hưởng bảo hiểm y tế thực hiện việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo những phương thức sau:
Thanh toán theo định suất là thanh toán theo mức phí được xác định trước theo phạm vi dịch vụ cho một đầu thẻ đăng ký tại cơ sở cung ứng dịch vụ y tế trong một khoảng thời gian nhất định.
Thanh toán theo giá dịch vụ là thanh toán dựa trên chi phí của thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế được sử dụng cho người bệnh;
Thanh toán theo trường hợp bệnh là thanh toán theo chi phí khám bệnh, chữa bệnh được xác định trước cho từng trường hợp theo chẩn đoán.
d) Hoạt động của quỹ BHYT
Nguồn hình thành quỹ BHYT :
- Tiền đóng bảo hiểm y tế theo quy định của Luật BHYT - Tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư của quỹ bảo hiểm y tế
- Tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài - Các nguồn thu hợp pháp khác
Quản lý quỹ BHYT:
Quỹ bảo hiểm y tế được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch và có sự phân cấp quản lý trong hệ thống tổ chức bảo hiểm y tế. Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý quỹ bảo hiểm y tế; quyết định nguồn tài chính để bảo đảm việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong trường hợp mất cân đối thu, chi quỹ bảo hiểm y tế
Sử dụng quỹ BHYT:
Quỹ bảo hiểm y tế được sử dụng cho các mục đích sau - Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
- Chi phí quản lý bộ máy tổ chức bảo hiểm y tế theo định mức chi hành chính của cơ quan nhà nước;
- Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm y tế theo nguyên tắc an toàn, hiệu quả;
- Lập quỹ dự phòng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Quỹ dự phòng tối thiểu bằng tổng chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của hai quý trước liền kề và tối đa không quá tổng chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của hai năm trước liền kề.
Trường hợp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có số thu bảo hiểm y tế lớn hơn số chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thì được sử dụng một phần kết dư để phục vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại địa phương.