5. Kết cấu của luận văn
1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách BHYT Hộ gia
đình đối với hộ nông dân
1.1.6.1. Các yếu tố bên trong hộ gia đình * Thu nhập của hộ gia đình
Thu nhập là yếu tố quan trọng hàng đầu tác động tới việc tham gia BHYT của người dân. Các nghiên cứu thực tế ở Việt Nam hiện nay đi đến nhận xét chung là, thu nhập ảnh hưởng đến chi tiêu của hộ gia đình, khi có thu nhập cao thì nhu cầu tinh thần và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cũng tăng lên. Nghiên cứu của Phạm Minh Đức (2015) “thu nhập của nông dân có thể được hiểu là tổng các khoản tiền mà họ thu được trong một khoảng thời gian nhất định bao gồm các khoản tiền nhận được từ các hoạt động nông nghiệp của gia đình, các khoản tiền từ các hoạt động phi nông nghiệp và các khoản tiền khác như trợ cấp, hỗ trợ từ chính phủ và các tổ chức xã hội khác.”
Nhìn chung, trong điều kiện kinh tế thị trường thu nhập của nông dân được hình thành trên hai nguồn cơ bản: (i) nguồn do người dân sử dụng sức lao động kiếm được thu nhập từ thị trường lao động và (ii) nguồn có được nhưng không phải thông qua trao đổi từ sức lao động của họ trên thị trường mà từ sự trợ giúp xã hội, trong đó có sự trợ giúp của nhà nước. Tuy nhiên có thể cụ thể các khoản cấu thành thu nhập của nông dân như hộp sau đây:
Các khoản thu nhập từ nông nghiệp như thu nhập từ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, gia súc gia cầm và nuôi trồng thủy sản.
Các khoản tiền thu được từ các hoạt động phi nông nghiệp như làm thuê,
từ sản xuất ngành nghề phi nông nghiệp.
Các khoản thu nhập từ phục vụ khu vực công nghiệp, từ người thân ra thành phố làm việc trong khu vực chính thức, phi chính thức và xuất khẩu lao động gửi về.
Các khoản tiền khác trợ giúp từ chính phủ hoặc cộng đồng.
Các khoản thu khác.
Hộp 1.1. Cấu thành thu nhập của nông hộ
(Nguồn: Phạm Minh Đức, 2015)
Ngày nay, mặc dù sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển, nhưng thực tế so với các ngành nghề kinh doanh khác, hay khu vực thành thị thì thu nhập của người nông dân còn rất thấp. Thu thập và mức sống của nông dân thấp là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sản xuất nông nghiệp vốn là ngành sản xuất gặp nhiều rủi ro liên quan tới thiên nhiên như tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biến thất thường. Mặt khác, nông dân cũng chưa được đào tạo nghề chưa kịp thời. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhiều năm qua vẫn chưa phát huy hiệu quả, hậu quả là tỷ lệ lao động không được đào tạo nghề, bền vững. Thậm chí nhiều địa phương hiện nay tốc độ đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh chóng khiến cho đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp dần, sản xuất nông thất nghiệp ngày càng cao. Trình độ dân trí thấp nên trình độ tiếp cận và ứng dụng các thành tựu kỹ thuật mới vào sản xuất còn hạn chế, bị động về thị trường tiêu thụ, không tạo được tích luỹ... đã làm cho cuộc sống của đại bộ phận nông dân gặp khó khăn, khó thoát nghèo nghiệp còn lạc hậu, gặp nhiều rủi ro. Thu hẹp diện tích đất nông nghiệp cũng khiến cho sản xuất nông nghiệp của nông dân chủ yếu là nhỏ lẻ, phân tán, không tạo được tích luỹ.
Với mức thu nhập được coi là thấp, người nông dân không có điều kiện để đi thăm khám bệnh thường xuyên hoặc khi không may bị đau ốm bệnh tật. Nếu không may bị ốm đau phải vào viện điều trị đa số nông dân không có điều kiện chạy chữa và chuyển viện lên tuyến trên. Trong những trường hợp bệnh ngặt nghèo cần phải chi phí lớn người nông dân đành bất lực. Cuộc sống còn quá thiếu thốn, người nông dân có nhiều việc cần phải lo toan hàng ngày nên họ ít quan tâm đến vấn đề sức khỏe, chỉ khi nào xảy ra bệnh tật họ mới chạy vạy vay tiền bạc và quan tâm lo lắng. Chính vì vậy, mặc dù nhu cầu tham gia BHYT nông dân là rất cao, nhưng thực tế thì không phải ai cũng có điều kiện để tham gia.
* Nhận thức của các thành viên trong hộ về BHYT
Việc thực hiện chính sách BHYT Hộ gia đình đối với hộ nông dân chịu ảnh hưởng bởi yếu tố nhận thức của các cá nhân trong hộ gia đình, tùy thuộc vào đối tượng là nhóm cán bộ công chức hay nông dân và nội trợ…Thông thường nhóm cán bộ công chức tỷ lệ tham gia BHYT là cao hơn nhóm nông dân và nội trợ. Đó là do cán bộ công chức có mức tiền lương có thể trang trải được các khoản chi cho cuộc sống còn người nông dân thì phải buôn bán nông sản, thực phẩm, gia súc để có tiền chi phí khác nên việc tham gia BHYT còn chưa được quan tâm đúng mức.
Nhận thức của nông dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tham gia BHYT có tác động lớn đến sự tham gia BHYT của họ. Nếu họ nhận thức được tham gia BHYT là cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình thì họ sẽ tích cực tham gia BHYT và ngược lại.
Nhận thức của nông dân về ý nghĩa tầm quan trọng bao gồm: Thứ nhất
người nông dân phải có sự hiểu biết về BHYT. Muốn thu hút người nông dân tham gia BHYT cần giúp họ hiểu được BHYT là gì. Trong đó, đặc biệt, cần tập trung nâng cao sự hiểu biết của người dân về BHYT là một trong những chính
sách quan trọng của Nhà nước. Cơ quan BHYT là tổ chức của Nhà nước. Mọi người đều bắt buộc phải tham gia BHYT. Bên cạnh đó, người nông dân phải có sự nhận thức đúng đắn về quyền lợi khi tham gia BHYT, đó là được cơ quan BHXH chi trả các khoản chi phí KCB theo quy định. Mức độ hiểu biết càng cao, người nông dân càng nhận thức được tầm quan trọng, sự cần thiết tham gia BHYT, mức độ sẵn sàng tham gia BHYT càng cao. Thứ hai, người nông dân phải hiểu được những chế độ và nghĩa vụ khi tham gia BHYT nông dân. Trong đó, đặc biệt cần nhấn mạnh vào sự hiểu biết về các chính sách trợ cấp của Nhà nước đối với người dân về mức phí tham gia BHYT, phương thức tham gia BHYT, quyền lợi khi tham gia. Mức độ hiểu biết càng nhiều, mức độ sẵn sàng tự nguyện tham gia vào BHYT của người nông dân càng cao.
1.1.6.2. Các yếu tố bên ngoài hộ gia đình nông dân * Công tác tổ chức thực hiện tuyên truyền
Việc triển khai thực hiện BHYT hộ gia đình gặp không ít khó khăn, vướng mắc do một bộ phận người dân không muốn tham gia BHYT hộ gia đình. Mặc dù đã được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi. Đây cũng là thực trạng đang diễn ra ở nhiều nơi. Vấn đề đặt ra hiện nay là người dân chưa thấy hết tầm quan trọng, giá trị của bảo hiểm y tế. Người tham gia bảo hiểm chưa mang ý thức chia sẻ vì cộng đồng.
* Mức phí tham gia
Hiện nay mức phí tham gia BHYT hộ gia đình là: [4,5% x mức lương tối thiểu (theo quy định của nhà nước) x 12 tháng]/ một năm, mức phí này so với người dân Việt Nam thì đây là mức hợp lý, tuy nhiên so với người dân lao động tại các địa bàn vùng núi, vùng sâu, đặc biệt là huyện khó khăn và các vùng có điều kiện tương tự, thì còn quá cao so với không ít bộ phận người lao động làm việc tự do.
* Chất lượng khám chữa bệnh
Chất lượng bằng thẻ BHYT là quan hệ giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu KCB bằng thẻ BHYT.
Hoạt động điều trị bệnh khi sử dụng thẻ BHYT thực chất là hoạt động dịch vụ y tế. Có thể nói, chất lượng của một sản phẩm hay một dịch vụ đều được biểu hiện ở mức độ thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng và lợi ích về mặt tài chính cho người cung cấp.
Chất lượng KCB bằng thẻ BHYT được cấu thành bởi một loạt nhân tố có liên quan đến các thủ tục hành chính KCB; trình độ chuyên môn của đội ngũ bác sỹ và cán bộ quản lý y tế; tinh thần, thái độ, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ bác sỹ và cán bộ y tế; và các điều kiện vật chất để bảo đảm chất lượng phục vụ và sự hài lòng của người bệnh có thẻ BHYT ở cả hệ thống cơ sở KCB nhà nước và tư nhân.
Chất lượng hoạt động KCB khi sử dụng thẻ BHYT là nhân tố quan trọng tác động tới ý định mua BHYT của người dân. Khi các cơ sở KCB bằng thẻ BHYT cũng được đầu tư, cải tiến khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh khi đi KCB, từ đó để người nông dân yên tâm khi đi KCB bằng thẻ BHYT, làm cho người dân tin tưởng vào chính sách BHYT của Đảng và Nhà nước nên họ sẽ tích cực hơn trong việc tham gia BHYT để được bảo vệ sức khỏe của chính mình và cộng đồng xã hội.
Nhìn chung, chất lượng của các hoạt động KCB bằng thẻ BHYT là yếu tố quan trọng tác động tới ý định tham gia BHYT nông dân. Chất lượng KCB bằng thẻ BHYT càng cao, nông dân càng có ý định tham gia BHYT để hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nhưng nếu chất lượng dịch vụ không tốt, người dân sẽ lựa chọn không tham gia BHYT.
Mối quan hệ giữa chất lượng nhận được và chi phí phải bỏ ra tác động tới sự hài lòng của người tham gia BHYT, từ đó tác động tới ý thức, mong muốn tham gia BHYT của người nông dân. Với chi phí thấp, trên thực tế chất lượng khám chữa bệnh nhận được cũng không thể cao. Do đó, nếu chất lượng KCB không được cải thiện, trong khi đó, mức đóng BHYT của người nông dân theo hộ gia đình khá cao sẽ không thể khuyến khích người dân tham gia BHYT.
Hoạt động điều trị bệnh khi sử dụng thẻ BHYT thực chất là hoạt động dịch vụ y tế. Chất lượng khám, chữa bệnh BHYT được cấu thành bởi một loạt nhân tố có liên quan như thủ tục hành chính khám, chữa bệnh; trình độ chuyên môn, tinh thần, thái độ, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ bác sỹ, cán bộ y tế và điều kiện vật chất để bảo đảm chất lượng phục vụ, đáp ứng sự hài lòng của người có thẻ BHYT nói chung, của nông dân tham gia BHYT nói riêng, ở cả hệ thống cơ sở KCB nhà nước lẫn tư nhân. Chất lượng hoạt động KCB khi sử dụng thẻ BHYT là nhân tố quan trọng tác động tới ý định tham gia BHYT của nông dân. Khi cơ sở khám, chữa bệnh BHYT được đầu tư, cải tiến khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng phục vụ... nông dân yên tâm khi đi KCB bằng thẻ BHYT, tin tưởng vào chính sách BHYT của Đảng, Nhà nước; từ đó, tích cực hơn trong việc tham gia BHYT để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội. Nhìn chung, chất lượng của KCB có BHYT là yếu tố quan trọng tác động tới ý định tham gia BHYT của nông dân.
* Chính sách của Nhà nước
Chính sách hỗ trợ nông dân tham gia BHYT rất cần thiết. Bởi vì nông dân là nhóm đối tượng thường có thu nhập thấp hơn các ngành nghề khác nên mức độ sẵn sàng tham gia BHYT thường không cao. Trong khi đó, nông dân thường sống tại nông thôn, nhiều người sống tại hải đảo, vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí thường chưa cao nên khả năng tiếp cận thông tin hạn chế, nhận thức về tác dụng của việc tham gia BHYT chưa đầy đủ.
Chính sách hỗ trợ BHYT là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự tham gia BHYT nông dân hiện nay. Nếu quy định mức đóng chưa tương xứng với mức hưởng, phạm vi chi trả BHYT quá rộng sẽ dẫn đến bội chi quỹ KCB BHYT nói chung và BHYT nông dân nói riêng. Trên thực tế để 100% nông dân tham gia BHYT thì tính chất bắt buộc của BHYT là tất yếu. Nếu không áp dụng nguyên tắc bắt buộc cho BHYT sẽ dẫn đến một sự lựa chọn ngược, tức là chỉ người ốm, tình trạng sức khỏe kém mới tham gia BHYT. Khi đó sẽ
phá vỡ sự chia sẻ và trợ giúp mang tính cộng đồng, không đảm bảo được công bằng trong chăm sóc y tế. Tuy nhiên, nông dân cần phải có nhiều chế độ hỗ trợ khi tham gia BHYT vì đây là nhóm đối tượng “yếu thế”.
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách, chế độ BHYT để nông dân nắm được và nhận thức những lợi ích của việc tham gia bảo hiểm y tế là vô cùng cần thiết. Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về chính sách BHYT nhằm giúp người dân mới hiểu được chính sách của Đảng và Nhà nước đối với BHYT để người dân thấy rõ được ý nghĩa, tầm quan trọng đối với BHYT.
1.2. Cơ sở thực tiễn việc thực hiện chính sách BHYT với hộ nông dân
1.2.1. Kinh nghiệm từ một số nước trên thế giới
BHYT được coi là một công cụ tài chính hiệu quả nhất, có khả năng đảm bảo cho số đông người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế chuẩn mực; chống lại sự nghèo hóa do chi phí ốm đau bệnh tật gây ra. BHYT cũng được coi là một hình thức đầu tư cho sức khỏe, một trong những yếu tố đầu vào quan trọng của nền sản xuất xã hội - sự khỏe mạnh của người dân là nền tảng của duy trì và thúc đẩy tăng năng suất lao động xã hội. Việc thực hiện mô hình BHYT trên thế giới rất khác nhau tùy thuộc vào trình độ phát triển và trình độ quản lý của mỗi quốc gia.
Đa phần các quốc gia có trình độ kinh tế phát triển khác nhau như Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Tiệp Khắc, Đài Loan… đều thực hiện BHYT theo hộ gia đình. Mô hình BHYT hộ gia đình được coi là mô hình an toàn hay có tính xã hội cao, có tác động tương tác và sự hợp tác của nhiều bên trong việc hình thành. Mô hình BHYT theo cá nhân không chỉ hạn chế về mặt thành viên tham gia mà còn tạo phức tạp về thủ tục hành chính trong việc quản lý đối tượng (đối tượng quản lý tăng cao, chi phí hành chính phức tạp, khó theo dõi chi phí đặc biệt với nhóm người ăn theo). BHYT hộ gia đình là một tất yếu khách quan bởi chủ gia đình sau nhu cầu tồn tại bao giờ cũng tìm kiếm một sự
an toàn về sức khỏe cho các thành viên của gia đình thông qua cơ chế BHYT, đặc biệt là phụ nữ, người tàn tật và con cái trong gia đình mình nhằm tăng khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế, tránh nguy cơ nghèo hóa do ốm đau bệnh tật gây ra.
Để hộ gia đình có thể tham gia, các quốc gia đều tính mức phí chung cho hộ gia đình ví dụ như Đức là 9,6%, Pháp 13,6%, Đài Loan 6%… Các quốc gia khác chuyển trách nhiệm này sang cho chủ sử dụng lao động như Mỹ, hoặc chủ sử dụng lao động hỗ trợ từ 50-100% cho người ăn theo, hoặc Chính phủ dùng ngân sách để hỗ trợ cho toàn bộ người ăn theo trong hộ gia đình (Cộng hòa Séc) nếu đó là trẻ em dưới 06 tuổi, vợ ở nhà không đi làm, người khuyết tật, người già chưa có BHYT. Tại Mỹ, chương trình Obama Care khi gia đình hội đủ điều kiện chỉ phải trả bảo hiểm trong khoảng 2% đến 9,5% tổng số thu nhập. Phần dư còn lại, nếu có, sẽ do Chính phủ liên bang gánh vác, thông qua trợ cấp. Một số quốc gia Tây Âu thực hiện chính sách thu theo đầu hộ gia đình bất luận gia đình đó có mấy người, ví dụ như 9,5%/ theo đầu hộ đăng ký với cơ quan hành chính địa phương. Đây là chính sách buộc người độc thân (thường có thu nhập trung bình cao hơn) có trách nhiệm nhiều hơn đối với xã hội. Nhiều nước áp dụng mức đóng góp của người ăn theo như nhau nhưng có trần cho một gia đình như Israel hoặc như Mỹ quy