Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất chè tại công ty cp chè thái bình lạng sơn​ (Trang 25 - 27)

3. Bố cục khóa luận

1.1.2. Cơ sở thực tiễn

1.1.2.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới

Thị trường chè 10 năm qua đã phát triển rất mạnh và sẽ còn tiếp tục phát triển hơn nữa. Trong năm 2010, lượng chè sản xuất trên toàn thế giới đã vượt qua con số 4 triệu tấn để đạt mức 4.126.527 tấn. Trung Quốc trở thành nhà sản xuất chè số một trên thế giới vào năm 2006, Ấn Độ xếp thứ hai, Kenya xếp thứ ba và tiếp theo sau là Srilanka đứng thứ tư và ViệtNam đứng thứ 5. Mặc dù biến đổi khí hậu có ảnh hưởng rất lớn, và trong lịch sử đã xảy ra đợt hạn hán nghiêm trọng nhất kể từ những năm 60 - tuy nhiên người ta vẫn đang cố gắng để đạt được sản lượng chè cao và thúc đẩy sản xuất phát triển. Giá cả đã ổn định trong vòng hơn 3 năm qua chính là yếu tố kích thích sản xuất phát triển, đặc biệt là đối với những nước hiện đang có diện tích chè phù hợp, chủ yếu là Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam.

Việc sản xuất gia tăng hơn 36% trong suốt 10 năm qua là điều chưa từng thấy. Sản phẩm chè của Trung Quốc chiếm 35% thị phần chè của thế giới, tiếp theo là Ấn Độ với 23%, Kenya với 10%, Srilanka 8% và Việt Nam 4%. Nhìn vào thị phần thì Châu Á chiếm 83% sản lượng chè thế giới, tiếp theo là Châu phi chiếm 15% và Nam Mỹ chiếm 2,4% (Hiệp Hội Chè Việt Nam).

Trong vài thập kỷ gần đây, sản lượng chèở các nước tăng cao. Sản lượng đạt trên 200 nghìn tấn gồm 4 nước: Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya, Srilanka. Sản

lượng đạt trên 100 nghìn tấn gồm 2 nước: Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ. Trên 20 nghìn tấn có 9 nước, trong đó có Việt Nam (Hiệp Hội Chè Việt Nam).

1.1.2.2. Tình hình tiêu thụ chè trên thế giới

Theo số liệu năm 2013, những thị trường tiêu thụ lớn nhất đối với sản phẩm chè xanh và chè đen là: Thị trường Nga (đã nhập khẩu trên 174.000 tấn, Pakistan nhập khẩu 126.170 tấn, Hy Lạp nhập khẩu 81.700 tấn, Iran nhập khẩu 62.000 tấn, và Morocco nhập khẩu 58.000 tấn).

Ngoài ra còn có các chi nhánh bán lẻ ở thị trường Mỹ và Canada với tổng số lượng chè nhập khẩu lên tới 144.000 tấn, Vương quốc Anh là 126.000 tấn, và EU với tổng số lượng chè nhập khẩu là 128.000 tấn. Sự hồi sinh của văn hóa chèở Trung Quốc, Hồng Kông và Singapore là không thể không nhắc đến, cũng như là cộng đồng người do thái và người Trung Quốc ở hải ngoại sẵn sàng trả những mức giá xa xỉ để có được mấy kilôgam chè. Chúng ta cũng nên tính đến thị trường tiêu thụ đặc biệt đó là Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc nơi có văn hóa uống chè truyền thống nhưng lại không thể mở rộng được diện tích canh tác loại cây trồng này. Tất cả những yếu tố trên kết hợp lại tạo nên những trị trường chè với giá trị gia tăng cao(Hiệp Hội Chè Việt Nam).

Tại thị trường Mỹ, mặc dù kinh tế đang trong thời kỳ suy giảm nhưng nhu cầu tiêu thụ chè không những không giảm mà còn tăng mạnh. Người tiêu dùng Mỹ đã hạn chế mua những đồ uống đắt tiền như cà phê, nước trái cây, nước ngọt...mà thay vào đó là tiêu dùng các sản phẩm rẻ hơn như chè, đặc biệt là những loại chè có chất lượng trung bình.

Tại thị trường châu Âu, các nước Đức, Anh, Nga đều có xu hướng tăng nhu cầu tiêu dùng chè. Ngay từ những tháng đầu năm 2012, tại các thị trường Tại thị trường Mỹ, mặc dù kinh tế đang trong thời kỳ suy giảm nhưng nhu cầu tiêu thụ chè không những không giảm mà còn tăng mạnh. Người tiêu dùng Mỹ đã hạn chế mua những đồ uống đắt tiền như cà phê, nước trái cây, nước ngọt...mà thay vào đó là tiêu dùng các sản phẩm rẻ hơn như chè, đặc biệt là

những loại chè có chất lượng trung bình. Tại thị trường châu Âu, các nước Đức, Anh, Nga đều có xu hướng tăng nhu cầu tiêu dùng chè. Ngay từ những tháng đầu năm 2012, tại các thị trường này, người dân đã có xu hướng chuyển từ các đồ uống khác sang tiêu dùng các sản phẩm từ chè như các loại chè truyền thống, chè uống liền, chè chế biến đặc biệt. Như tại Nga (một trong những nước tiêu thụ chè lớn trên thế giới), với mức tiêu thụ trung bình khoảng hơn 1 kilôgam chè/người/năm.

Trong giai đoạn 2012-2013, nhập khẩu chè đen của Nga sẽ tăng từ 223.600 tấn lên 315.200 tấn, mức tăng trung bình hàng năm là 3%. Tuy nhiên, mức tiêu thụ chè đen (loại chè chiếm gần 80% mức tiêu thụ hàng năm) sẽ trong xu hướng suy giảm. Tỷ lệ chè xanh, chè hoa quả, chè làm từ các loại cây thảo mộc sẽ có xu hướng gia tăng. Các thị trường khác như Ai Cập, Iran, Iraq nhu cầu tiêu dùng chè cũng tăng.

Như vậy, có thể thấy nhu cầu tiêu dùng chè tại các nước phát triển đang chuyển dần từ các sản phẩm chè thông thường sang các sản phẩm chè uống liền và chè chế biến đặc biệt trong khi tại các nước Tây Á và Châu Á vẫn thích dùng các sản phẩm chè truyền thống.(www.vinanet.com.vn)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất chè tại công ty cp chè thái bình lạng sơn​ (Trang 25 - 27)