Giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất chè tại công ty cp chè thái bình lạng sơn​ (Trang 79 - 87)

3. Bố cục khóa luận

4.3.2. Giải pháp cụ thể

4.3.2.1. Đối với công ty

Trong công tác tổ chức, quản lý trong công tác tổ chức quản lí công ty CP chè Thái Bình cần phối hợp với các công ty khác trên địa bàn tỉnh thành phố mở các lớp tập huấn, đào tạo nhằm nâng cao năng lực trình độ của thành viên trong ban lãnh đạo Công ty, nâng cao nhận thức của công nhân viên trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

-Lớp đào tạo nâng cao năng lực quản lí đối với ban lãnh đạo công ty, nâng cao năng lực trong công tác quản lí nhân viên, quản lí tổ chức sản xuất. Bồi dưỡng kiến thức về thị trường, những hoạt động Marketing thiết thực xuất phát từ nhu cầu thị trường.

- Đào tạo nhân viên về chuyên môn, kỹ thuật trong sản xuất sản phẩm chè chất lượng cao, đặc biệt trong khâu chế biến chè an toàn và chất lượng đảm bảo vệ sinh ATTP.

- Bổ sung vốn lưu động của công ty giúp thực thi một số hoạt động chung của công ty đáp ứng nhu cầu thị trường.

Trong quá trình xây dựng phát triển công ty

- Đầu tư xây dựng trụ sở công ty kiên cố, tạo sự khác biệt trong việc bố trí trụ sở làm việc, văn phòng hay các quầy hàng bán lẻ giới thiệu sản phẩm được bố trí theo phong cách riêng tạo cho khách hàng cảm nhẫn được sự hài hòa và tâm ý của công ty đối với sản phẩm.

- Trang bị thiết bị văn phòng đồng loạt và phù hợp.

- Quy cách làm việc bài bản như một doanh nghiệp kinh doanh, có kế hoạch sản xuất và tiêu thụ cụ thể, hình thức giao nhận hàng, nhận tiền thông qua hệ thống ngân hàng đảm bảo độ tin cậy.

4.3.2.2. Giải pháp đối với quá trình sản xuất sản phẩm Quá trình sản xuất

Sản xuất là quá trình quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cũng như số lượng sản phẩm bán ra trên thị trường.

- Đối với chi phí đầu vào:Là những yếu tố quyết định đến năng suất sản phẩm chè Thái Bình do vậy công ty nên ký hợp đồng thu mua yếu tố đầu vào từ các công ty vật tư nông nghiệp cung cấp cho nhân viên nhằm ổn định chi phí đầu vào góp phần ổn định giá bán sản phẩm.

- Giải pháp về giống: Tiếp tục lựa chọn và nhân giống chè chất lượng cao như chè Trung Quốc, Đài loan qua tuyển chọn cung cấp cho hộ công nhân có nhu cầu trồng mới, ngoài ra cung cấp cho các đối tượng khác.

- Giải pháp về kỹ thuật: Tiếp tục tìm hiểu và phát huy lợi thế về kĩ thuật sản xuất sản phẩm chè của công ty trong các khâu từ khi trồng, chăm sóc cho đến khi thu hoạch. Thống nhất, tổ chức kĩ thuật đồng bộ đối với công nhân. Chủ động nắm bắt những thay đổi của thời tiết từ đó có những tác động kịp thời và hiệu quả. Áp dụng tiến bộ kĩ thuật mới, sử dụng các chế phẩm sinh học để chăm sóc chè nhằm kéo dài thời vụ ra búp. Áp dụng kỹ thuật cải tạo đồi chè. Hiện nay hầu hết đồi chè của công ty có nhiều độ tuổi, giống khác nhau, do vậy sản phẩm chè không đồng đều, tính hàng hoá không cao. Để khắc phục hạn chế trên mà không phải phá đi trồng mới, công ty nên áp dụng kỹ thuật “ghép cải tạo”. Kỹ thuật ghép cải tạo là kỹ thuật ghép trên cây lớn.

- Thay đổi cơ cấu cây trồng phát triển theo hướng xen canh nhằm tạo nguồn thu khác ngoài sản phẩm chè.

- Quy hoạch đồi trồng chè theo hướng vườn sinh thái. Đối với những đồi chè rộng thiết kế lối đi lại thuận lợi và sạch sẽ tạo cảnh quan sinh thái tăng lượng khách du lịch và tiêu dùng tại vườn mang lại lợi nhuận cao đối với công ty.

- Đầu tư những biện pháp cụ thể nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của thời tiết và sâu bệnh hại, …

Giải pháp cho sản phẩm

- Giải pháp về bao bì, nhãn mác

Về bao bì nhãn mác của sản phẩm đã nhận được những phản hồi tích cực từ phía người tiêu dùng. Về mặt mẫu mã đạt tiêu chuẩn, mẫu mã đẹp bắt mắt tuy nhiên cần thường xuyên nắm bắt thông tin về sản phẩm bởi trên thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh họ có thể là nhái làm giả nhãn mác của công ty để tiêu thụ sản phẩm kém chất lượng. Nếu như hoạt động này không được xử lí hiệu quả, nó ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất sản phẩm của công ty.

Tiến hành thiết kế mẫu mã bao gói đa dạng và khác biệt so với sản phẩm cùng chủng loại. Ngoài hình thức đóng hộp giấy, đóng gói nilon chúng ta có thể đóng gói bằng thân của các cây tre và các hộp nhựa trong suốt có kèm theo nhãn mác của công ty để cung cấp cho siêu thị. Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm chè tươi và chè sấy là 2 sản phẩm mang nhãn mác của công ty ra thị trường, tuy nhiên trên thị trường sản phẩm chè không chỉ có 2 loại trên do đó công ty cần nghiên cứu thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm.

4.3.2.3. Giải pháp đối với quá trình tiêu thụ

- Xây dựng kênh tiêu thụ chè chế biến hợp lí

Hệ thống kênh tiêu thụ của công ty đảm bảo được yếu tố về chất lượng đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng đảm bảo phát triển sản xuất hiệu quả và thương hiệu bền vững, tuy nhiên cần giảm bớt các trung gian thị trường tránh tình trạng các trung gian thị trường vì mục tiêu lợi nhuận mà làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty.

Tăng sản lượng tiêu thụ đối với kênh phân phối đến với các siêu thị, và đến trực tiếp tay người tiêu dùng. Công ty có thể đặt những điểm bán chè Thái Bình chính hiệu ở một số tỉnh thành tiêu thụ khối lượng lớn sản phẩm của công ty.

Kênh tiêu thụ công ty => xuất khẩu và các cửa hàng bán lẻt được coi là kênh khách hàng tiềm năng của công ty, nếu làm tốt khâu sản xuất từ việc chăm sóc cải tạo vườn chè đảm bảo chất lượng sản phẩm, vệ sinh môi trường tạo môi trường du lịch sinh thái phù hợp sẽ là điều kiện thúc đẩy tiêu thụ đối với kênh phân phối này. Chú trọng tìm kiếm tiêu thụ sản phẩm của công ty thông qua các công ty để đưa sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài nhiều hơn.

- Giải pháp đối với từng nhóm khách hàng

+ Đối với hệ thống siêu thị, cửa hàng. Là đối tương khách hàng ổn định do vậy công ty cần duy trì hợp tác tiêu thụ đối với những siêu thị đã quen khách bên cạnh đó, công ty chủ động liên hệ với những hệ thống siêu thị khác ở miền Trung và miền Nam.

+ Đối với thương lái bán buôn: Là đối tượng khách hàng tự do ở hầu khắp các tỉnh, thành phố do vậy mà việc quản lý sản phẩm đảm bảo đúng chất lượng và bao gói là việc làm cần thiết. Cần có hình thức đóng gói gắn nhãn mác cụ thể đối với nhóm khách hàng này nhằm tránh tình trạng khách hàng trộn sản phẩm chè có nguồn gốc xuất xứ khác mang nhãn hiệu chè Thái Bình.

+ Đối với khách du lịch và cơ quan nhà nước. công ty nên dựa vào đối tượng khách hàng này để tạo dựng uy tín của mình, vì họ là những đối tượng tiêu dùng hàng trực tiếp từ công ty mà không thông qua trung gian thị trường. Những chính sách ưu đãi như tặng kèm thông tin về sản phẩm, công dụng và cách sử dụng đối với sản phẩm chè chế biến của công ty, những chính sách khuyến mại sản phẩm, tạo sự thoải mái cho khách hàng khi tiêu dùng dưới dạng du lịch…đó là hình thức quảng bá sản phẩm trực tiếp mang lại hiệu quả cao.

4.3.2.4. Giải pháp quảng bá sản phẩm

Công ty đã có những chương trình quảng cáo bán hàng trên truyền hình, mạng xã hội, Internet…đây là những hình thức quảng cáo chi phí cao tuy nhiên khách hàng cho biết họ biết đến và tiêu dùng sản phẩm thông qua các phương tiện vào thông tin đại chúng là rất ít. Chủ yếu họ biết đến nhờ cái tiếng chè Thái

Bình và trực tiếp dùng thử sản phẩm. Do vậy công ty duy trì các hình thức quảng cáo thông qua khách hàng là chủ yếu, sản xuất sản phẩm đảm bảo chất lượng tạo niềm tin cho người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm, để người tiêu dùng họ giới thiệu, quảng bá, PR cho sản phẩm của công ty nếu làm được như vậy sức lan tỏa đối với sản phẩm là rất mạnh mà chi phí lại thấp. Bên cạnh đó, công ty cần duy trì các hình thức quảng bá trực tiếp để người tiêu dùng sử dụng thử sản phẩm, thông qua các hội chợ, gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm.

4.3.2.5. Giải pháp về nghiên cứu thị trường

Hoạt động nghiên cứu thị trường tốt, sẽ tạo điều kiện cho công ty có những quyết định đúng đắn trong sản xuất sản phẩm chè. Công ty Cp chè Thái Bình cần có những hoạt động nghiên cứu thực tế thị trường, nhằm nắm bắt được thông tin thị trường và những phản hồi của khách hàng đối với sản phẩm.

-Trước và sau mỗi vụ chè, tiến hành khảo sát tình hình tiêu thụ sản phẩm chè trên thị trường thông qua phiếu thăm dò thị trường, thăm dò phản ứng của khách hàng bao gồm một số nội dung như khối lượng và mức tiêu thụ của từng khu vực, phát hiện kịp thời những sai sót về chất lượng và nhãn mác sản phẩm, mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm, những mặt hạn chế còn tồn tại, những ý kiến đóng góp của khách hàng….

-Cung cấp số điện thoại liên hệ trực tiếp của ban quản lí công ty để khách hàng kịp thời gửi phản hồi hay có ý kiến đối với sản phẩm. Lắng nghe những phản hồi của trung gian thị trường, người tiêu dùng về những sai sót của sản phẩm.

-Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh về giá, sản phẩm.

- Nghiên cứu và mở rộng thị trường nội địa là hoạt động cần thiết đặc biệt là thiết lập kênh thị trường xa như thị trường Miền Nam, Miền Trung...hay các chuỗi siêu thị. Vì vậy mở rộng thị trường là một hoạt động nhằm hạn chế tối đa sự mất cân đối cung cầu trên thị trường và giảm thiểu những rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ.

-Tìm kiếm thị trường xuất khẩu ra nước ngoài thông qua các công ty, các tổ chức đối với sản phẩm chè chế biến.

4.3.2.6. Giải pháp bảo vệ nhãn hiệu chè Thái Bình

- Công ty thường xuyên tìm hiểu và nắm bắt thị trường tiêu thụ chè để kịp thời phát hiện những bất thường, phát hiện những sai sót trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.

- Kịp thời phát hiện những hành vi làm giả làm nhái nhãn hiệu của công ty để có biện pháp xử lý.

- Thông qua khách hàng, công ty có thể trực tiếp nhận được ý kiến đóng góp và những phản hồi mà khách hàng gửi tới nhằm kịp thời phát hiện và xử lý.

4.3.2.7 Thành lập phòng marketing

Hiện nay công ty chưa có phòng riêng biệt đứng ra đảm trách về công tác marketing, công tác nghiên cứu thị trường còn yếu, chưa mang tính hệ thống. Vì vậy biện pháp thành lập phòng marketing là vấn đề rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường của công ty.

Để công tác nghiên cứu thị trường được tổ chức có hệ thống, có hiệu quả thì công ty phải thành lập phòng marketing. Việc tổ chức phòng marketing phải đơn giản về mặt hành chính, với mỗi mảng đều có nhân viên phụ trách, song để hoạt động có hiệu quả thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa những người phụ trách các mảng khác nhau. Chính vì vậy nhân viên phải có trình độ, hiểu biết nghiên cứu thị trường, có kinh nghiệm. Việc đề ra các kế hoạch chiến lược và các quyết định một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời, hiệu quả và tránh được tình trạng giám đốc phải phê duyệt quá nhiều các kế hoạch từ các phòng ban đưa lên.

Nhiệm vụ của phòng marketing:

Thu thập và điều tra các thông tin về thị trường, về các đối thủ cạnh tranh, đưa ra các dự báo liên quan đến tình hình thị trường. Nghiên cứu khai thác mọi tiềm năng thị trường.

Trưởng phòng marketing Bộ phận chức năng Bộ phận tác nghiệp Nghiên cứu marketing Chương trình nhiệm vụ Chuyên viên quảng cáo và kích thích tiêu thụ Chuyên viên sản phẩm mới Chuyên viên tiêu thụ sản phẩm

Hình 4.1: Sơ đồ các bộ phận của phòng marketing

Trong đó nhiệm vụ cụ thể các bộ phận là:

Trường phòng marketing: có nhiệm vụ nắm bắt chiến lược sản xuất kinh doanh của toàn công ty, mục tiêu cần đạt được để từ đó nghiên cứu và đề ra các chiến lược marketing sao cho phù hợp. Đồng thời trưởng phòng marketing phải luôn chỉ đọa phối hợp hoạt động của các bộ phận chức năng và tác nghiệp để quyết định cuối cùng các biện pháp marketing mà công ty đã sử dụng.

Bộ phận nghiên cứu marketing: chuyên thu thập thông tin về thị trường, về đối thủ cạnh tranh, về khả năng sản xuất và kinh doanh của công ty từ các nguồn thông tin bên trong và bên ngoài. Bên cạnh đó, còn thực hiện thu thập thông tin sơ cấp bằng các cuộc điều tra, phỏng vần người tiêu dùng. Từ đó xử lí, chọn lọc, phân tích và tổng hợp báo cáo lên cấp trên.

Bộ phận lập chương trình marketing: tiếp nhân báo cáo, kết quả phân tích từ bộ phận nghiên cứu thị trường. Từ đó dự đoán, lập các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn cho hoạt động marketing, các chính sách cho hoạt động marketing- mix. Ngoài ra, bộ phận này còn dự báo thời cờ và biến động thị trường, hoạt động của đối thủ cạnh tranh và đề ra các hướng giải quyết.

Chuyên viên quảng cáo và kích thích tiêu thụ: thực hiện các biện pháp khuếch trương, quảng cáo, tuyên truyền. Bộ phận này có nhiệm vụ điều hành công tác tiếp thị, tổ chức hội nghị khách hàng, tham gia hội chợ triển lãm.

Chuyên viên về sản phẩm mới: phải có kiến thức vũng vàng về thiết kế sản phẩm mới, có nhiệm vụ tìm kiếm và hình thành nên các ý tưởng sản phẩm, lựa chọn và quyết định thiết kế sản phẩm mới. Kết hợp với phòng nghiên cứu phát triển để cùng bàn bạc, sản xuất thử dự báo mức lỗ lãi, doanh thu sản lượng tiêu thụ. Đo lường sự thỏa mãn của sản phẩm mới khi tung ra thị trường.

Chuyên viên tiêu thụ: có đầy đủ kiến thức về quản lí và chính sách phân phối, tìm kiếm các trung gian và tạo mối liên hệ, đồng thời đề xuất các chính sách hỗ trợ và tiêu thụ, thực hiện quản lí khu vực thị trường.

Việc thành lập một phòng marketing riêng biệt là đòi hỏi khách quan cơ chế thị trường ngày nay. Công ty Cổ phần chè Thái Bình mạnh dạn đổi mới thì hoạt động tiêu thụ nói chung và hoạt động marketing nói riêng của công ty mới đạt hiệu quả và không chồng chéo

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất chè tại công ty cp chè thái bình lạng sơn​ (Trang 79 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)