Thực trạng Marketing đối với sảnphẩm chè của công tyCP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất chè tại công ty cp chè thái bình lạng sơn​ (Trang 65)

3. Bố cục khóa luận

3.3.2.Thực trạng Marketing đối với sảnphẩm chè của công tyCP

3.3.2.1 Chính sách về sản phẩm (Product)

Sản phẩm là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất chi phối mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì, sản phẩm chính là nhân tố tạo nên giá trị

sử dụng, là yếu tố đáp ứng và kích thích nhu cầu sử dụng của khách hàng. Việc xác định được chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp sẽ mang tính then chốt, là chìa khóa dẫn đến hàng loạt các chiến lược khác của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung và doanh nghiệp được nói riêng như: Đầu tư, công nghệ, tài chính, giá cả, phân phối, khuếch trương… Việc phân tích, xác định được đúng đắn chính sách sản phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp có khả năng định hướng phát triển các sản phẩm mới, các thị trường mới.

Bảng 3.9 Các loại sản phẩm chè cơ bản của công ty CP chè Thái Bình

STT Loại sản phẩm Hình minh họa

1 Bộ sản phẩm chè Ô Long

2 Chè xanh Đình Lập (Trung du)

3 Chè xanh Trung du

4

4 Chè Ô Long Thanh Tâm

Về mẫu mã, bao bì, kiểu dáng, nhãn mác:

Để mở rộng ra thị trường nước ngoài thì các DN sản xuất kinh doanh chè cần sản xuất được những sản phẩm đa dạng, chất lượng sản phẩm cao và đạt

được các tiêu chuẩn về chất lượng. Tuy nhiên sản phẩm của công ty còn khá đơn điệu chưa thực sự hấp dẫn. Bằng chứng là từ lâu nay công ty vẫn không có sự đổi mới nhiều về mẫu mã cũng như bao bì của sản phẩm.

Hình 3.4. Bao bì sản phẩm chè

Bao bì của công ty chủ yếu là các bao bì truyền thống không có sự sáng tạo cũng như tìm hiểu các bao bì và cách đóng hộp mới và cũng không tạo được sự riêng biệt.

Đặc điểm về nhãn mác của Công ty CP chè Thái Bình

Nhãn mác

Những quyết định về nhãn mác cho sản phẩm chè của Công ty CP chè Thái Bình đều do ban lãnh đạo thiết kế. Trên nhãn mác bao gồm toàn bộ những thông tin có liên quan đến sản phẩm mà khách hàng cần biết.

* Logo biểu trưng đại diện cho công ty sẽ được in trên cùng của nhãn mác nhằm gây sự chú ý và tạo ấn tượng cho khách hàng.

* Hình búp chè tượng trưng cho sản phẩm của công ty Ưu điểm

- Nhãn mác của Công ty CP chè Thái Bình được thiết kế đơn giản nhưng dễ nhìn và bắt mắt, ngoài ra nó gây ấn tượng cho khách hàng bởi vì có búp chè tượng trưng cho sản phẩm

Nhược điểm

- Chè được đăng ký bảo hộ tuy nhiên hiện nay công nghệ làm giả làm nhái tương đối nhiều do vậy đặt ra yêu cầu đối với công ty trong việc đảm bảo giữ được uy tín của công ty tránh hiện tượng sản phẩm chè của địa phương khác mang hình ảnh nhãn mác của công ty.

3.3.2. Giá cả sản phẩm của Công ty CP chè Thái Bình

Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, khách hàng được tôn vinh là “Thượng đế” họ có quyền lựa chọn những gì họ cho là tốt nhất, khi có cùng hàng hóa dịch vụ với chất lượng tương đương nhau thì chắc chắn họ sẽ lựa chọn mức giá thấp hơn, để lợi ích họ thu được từ sản phẩm là tối ưu nhất. Do vậy mà từ lâu giá cả đã trở thành một biến số chiến thuật phục vụ mục đích kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp thành công trong việc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường là do sự khéo léo, tinh tế chiến thuật giá cả. Giá cả đã thể hiện như một vũ khí để cạnh tranh thông qua việc định giá sản phẩm.

Công ty CP chè Thái Bình có chiến lược về giá thường ngang bằng với mức giá thị trường hoặc thấp – cao hơn mức giá của thị trường tùy vào lượng hàng phân phối đến đối tượng phân phối. Với lượng đặt hàng, bán ra nhiều hơn sẽ bán với mức giá thấp hơn, với lượng hàng bán ít hơn, mức giá thường sẽ cao hơn.

Bảng 3.10.Giá tiêu thụ sản phẩm chè của Công ty CP chè Thái Bình giai đoạn2015-2017

Đơn vị tính: Đồng/kg

Loại chè 2016 2017 2018

Chè ô long 250000 280000 300000

Giá sản phẩm chè có sự biến đổi qua các năm từ 2015 đến năm 2017. Chè ô long luôn có giá cao hơn so với chè trung du, do sản phẩm chè này chất lượng tốt, trên thị trường ít do đó mà giá cả tương đối cao. Năm 2017 giá chè ở cả 2 loại chè đều cao hơn so với 2 năm còn lại nguyên nhân là do các chi phí sản xuất và chi phí nhân công và do điều kiện thời tiết, khí hậu không thuận lợi là cho chènên đẩy giá lên cao. Sản phẩm chèô long của Công ty CP chè Thái Bình không nhiều do vậy mà giá cả của sản phẩm này luôn ở mức cao.

3.4. Hoạt động quảng bá và tiêu thụ sản phẩm.

3.4.1. Hoạt động quảng bá

Bảng 3.11. Đánh giá những hoạt động quảng bá mà Công ty CP chè Thái Bình đã thực hiện

Hoạt động Thời gian đối tượng

thực hiện Kết quả thực hiện

Không thực hiện quảng bá Thời kỳ đầu khi mới

thành lập Chủ yếu là sản xuất tự cung tự cấp Làm video xúc tiến quảng

bá cho hoạt động SXKD và lợi ích mang lại cho khách hàng khi tiêu thụ sản phẩm

Năm 2009 tổ chức bởi lãnh đạo công ty

Bước đầu thu hút được một số khách hàng lớn như các hệ thông siêu thị tuy nhiên khối lượng tiêu thụ không nhiều.

Thiết kế bao bì nhãn mác

hấp dẫn thu hút khách hàng. Năm 2010 bởi lãnh đạo công ty

Nhận được sự ủng hộ của khách hàng đối với sản phẩm do hình thức bên ngoài thu hút sự tiêu dùng, bên cạnh đó khách hàng tin tưởng đối với sản phẩm của công ty.

Phát chương trình giới thiệu quảng bá Công ty CP chè Thái Bình trên đài truyền hình Lạng Sơn

Năm 2011 bởi lãnh đạo công ty

Mức độ ảnh hưởng của việc quảng cáo tương đối lớn

Quảng bá trên internet, trang Web riêng,

Từ năm 2012 đến nay bởi lãnh đạo công ty

Mức độ hiệu quả của hoạt động này cũng thu hút được một số khác hàng và quảng bá đến rộng rãi hơn.

Là một trong những chiến lược rất có hiệu quả đối với người tiêu dùng và thị trường tuy nhiên chi phí cho những hoạt động này tương đối cao. Hiện nay, các doanh nghiệp, công ty đầu tư nhiều cho hoạt động quảng cáo nhằm đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm. Điển hình như chi 30-50% trong sản xuất mĩ phẩm, 10-20% trong ngành cơ khí nặng, 10-15% trong ngành nông lâm nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng có thể bỏ ra khoản chi phí lớn như vậy để thực hiện các hoạt động quảng cáo. Đối với Công ty CP chè Thái Bình, vốn luôn là vấn đề cản trở việc thực hiện một số hoạt động của công ty.

Nhìn chung các hoạt động quảng bá của công ty được thực hiện trong thời gian đầu mới thành lập tương đối cần thiết mà mang lại hiệu quả tốt.

- Bước đầu hình thành nên các kênh tiêu thụ sản phẩm ổn định và tin tưởng như hệ thống các các siêu thị mặc dù khối lượng tiêu thụ chưa nhiều.

- Chi phí cho hoạt động quảng bá cao, bản thân công ty chưa có khả năng tự thực hiện.

- Bản thân công ty hiện nay hoạt động quảng bá mới chỉ dừng lại ở việc thiết kế tờ rơi, áp phích giới thiệu sản phẩm chi phí thấp, hiệu quả không cao.

- Quảng bá thông qua người tiêu dùng đang được công ty chú trọng quan tâm bởi hiệu quả nó mang lại tương đối cao. Công ty từng bước tạo dựng lòng tin và thiện cảm của khách hàng khi tiêu dùng sản phẩm do đó mà lượng khách hàng tự tìm đến công ty chiếm tỉ lệ ngày càng cao.

Hoạt động quảng bá thu hút nhiều khách hàng tuy nhiên khối lượng sản phẩm tiêu thụ qua các kênh còn nhỏ lẻ, khối lượng ít chưa có những hợp đồng lớn đặc biệt xuất khẩu được ra nước ngoài còn ít. Đây là một trong những khó khăn lớn, hạn chế kìm hãm sự phát triển, mở rộng SXKD của Công ty CP chè Thái Bình.

3.4.2. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm.

Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng trong quá trình SXKD, là công đoạn quan trọng quyết định đến kết quả sản xuất kinh doanh. Sản xuất chè cũng như

các ngành sản xuất khác, giải quyết được đầu ra thì SXKD mới có thể tồn tại. Quá trình tiêu thụ chè trên thị trường chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như thị hiếu người tiêu dùng, giá các loại sản có liên quan như cà phê, hồ tiêu….

3.4.2.1. Các hình thức tiêu thụ chè của công ty

Sản phẩm chè của công ty sau khi thu hoạch và thông qua quá trình kiểm tra chất lượng được tiêu thụ dưới 2 hình thức bán buôn và bán lẻ. Trong đó bán buôn là hình thức bán chủ yếu của công ty (60%).

Hình thức bán buôn: Thông qua các trung gian thị trường bao gồm các thương lái, nhà bán buôn, bán lẻ đến người tiêu dùng. Đây là hình thức tiêu thụ chủ yếu của công ty.

Hình thức bán lẻ: công ty bán lẻ sản phẩm đến tay người tiêu dùng trực tiếp, tuy nhiên đối với Công ty CP chè Thái Bình chưa có các cửa hàng bán lẻ sản phẩm. Công ty bán lẻ dưới hình thức bán tại xưởng, người tiêu dùng tự đến với công ty đối tượng khách này được coi là khách du lịch mua chè làm quà.

Ưu nhược điểm của 2 hình thức tiêu thụ

Bảng 3.12. Ưu nhược điểm của 2 hình thức tiêu thụ sản phẩm của Công ty CP chè Thái Bình

Hình thức bán Ưu điểm Nhược điểm

Bán buôn

Khối lượng sản phẩm bán được nhiều, bán nhanh. Mức độ tiêu thụ rộng khắp, mức độ ảnh hưởng lớn

Giá cả sản phẩm không cao Khả năng bảo vệ nhãn hiệu của công ty thấp. Chi phí vận chuyển cao

Bán lẻ

Tạo dựng uy tín của công ty thông qua người tiêu dùng PR cho sản phẩm. Giá bán cao hơn nhiều so với bán buôn. Trực tiếp quảng bá nhãn hiệu và bảo vệ nhãn hiệu.

Sản phẩm tiêu thụ với khối lượng nhỏ.

3.4.2.2. Hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm của công ty.

Qua sơ đồ kênh tiêu thụ sản phẩm chè của công ty, sản phẩm từ công ty đi vào thị trường không chỉ qua một luồng mà đi qua nhiều luồng với nhiều tác nhân trung gian. Các tác nhân này cùng tham gia chiếm lĩnh thị phần trên thị trường tiêu thụ sản phẩm chè.

a. Kênh tiêu thụ chè chế biến

Kênh tiêu thụ chè chế biến (chiếm 90% tổng sản lượng chè của công ty). Tại kênh này có 2 luồng tiêu thụ sản phẩm:

- Tiêu thụ trực tiếp từ công nhân sản xuất đến người tiêu dùng (còn gọi là kênh trực tiếp hay kênh không cấp) kênh này chiếm khoảng 30% tổng sản lượng chè hàng năm mà hầu hết là chè ngon, chè loại 1. (Chè ô long, Ô long thanh tâm...). Việc mua bán diễn ra tại ngay xưởng sản xuất của công ty. Người tiêu dùng là người dân địa phương hay người mua từ các thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh...) mua chè thông qua các hợp đồng đặt hàng tiêu thụ tại các đại lý, cửa hàng, công sở nhà nước... hay đặc biệt hơn người tiêu dùng là những đối tượng khách du lịch họ thích mua trực tiếp tại xưởng. Họ là những khách quen, đã biết tiếng tăm và chất lượng chè của công ty.

Tiêu thụ thông qua thương lái chiếm 60% tổng sản lượng chè chế biến hàng năm của công ty. Hầu hết đây đều là chè tốt cung cấp cho thương lái lớn và nhỏ thuộc các chợ đầu mối ở các tỉnh khác. Hoạt động giao dịch của công ty và thương lái chủ yếu là gián tiếp thương lái thông qua điện thoại đặt hàng và công ty chịu trách nhiệm giao hàng.

b.Kênh tiêu thụ chè tươi

Do diện tích và sản lượng chè của bản thân công ty không lớn, nên lượng chè tươi chiếm tỉ lệ nhỏ, tuy nhiên công ty thu mua thêm của các hộ gia đình trên địa bàn nhưng không thuộc công ty để tiến hành chế biến và tiêu thụ.

Hầu hết lượng chè được chế biến ra Công ty CP chè Thái Bình được xuất khẩu qua Đài Loan, Nga, Pakistan…

Cùng với đó, sản phẩm chè của huyện đang hướng tới tiếp cận các thị trường khó tính như: châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản…Để tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, khẳng định thương hiệu chè Thái Bình, Đình Lập, năm 2012 Công ty Cổ phần chè Thái Bình chủ động sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Xây dựng mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGA.

3.4.3. Những hoạt động nâng cao uy tín cho công ty

- Quản lí tiêu chuẩn chất lượng từ đầu vào đến đầu ra. Các yếu tố đầu vào bao gồm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống được quản lí chặt chẽ nhằm hạn chế tình trạng mua phải phân bón hay thuốc BVTV không đúng chất lượng, hàng nhái chất lượng kém. Khâu quản lí chất lượng đối với sản phẩm đầu ra là quan trọng nhất, sản phẩm chất lượng cao được cung cấp ra thị trường góp phần nâng cao uy tín của Công ty CP chè Thái Bình. Hiện khâu quản lí của công ty tương đối tốt cần phát huy hơn nữa những biện pháp, chính sách chặt chẽ góp phần tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm.

- Ứng dụng KHKT trong sản xuất sản phẩm. Trong quá trình sản xuất sản phẩm chè tươi hay chè chế biến, công ty tận dụng những cơ hội, những tiến bộ KHKT mà bản thân công ty có được vào sản xuất nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

- Hoàn thiện và tạo sự khác biệt cho sản phẩm: Sản phẩm chè trên thị trường vô cùng phong phú và đa dạng với chủng loại, mẫu mã khác nhau do vậy việc tạo sự khác biệt trong sản phẩm của công ty là việc cần thiết và nên làm nhằm nâng cao uy tín của công ty. Tạo sự khác biệt cả về mẫu mã sản phẩm, bao gói thậm chí là chất lượng.

- Tạo dựng cảnh quan vùng sản xuất. Xu hướng phát triển vườn chè Thái Bình theo hướng phát triển sản xuất nâng cao năng suất và tạo dựng cảnh quan sinh thái phục vụ sản xuất và du lịch.

- Hoạt động truyền thông và quảng bá hiệu quả. Tích cực bổ sung và hoàn thiện các hoạt động quảng cáo nhằm tiêu thụ sản phẩm nhanh và hiệu quả.

CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG TRONG SẢN XUẤT SẢN PHẨM CHÈ CỦA

CÔNG TY CP CHÈ THÁI BÌNH LẠNG SƠN

4.1. Chiến lược phát triển của công ty trong những năm tới

4.1.1. Mục tiêu hướng tới

- Về tổ chức sản xuất: Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý, nâng cao năng lực quản lý, năng lức tổ chức sản xuất kinh doanh đối với các cán bộ trong ban quản lý công ty.

+ Trong bộ máy quản lý cần thường xuyên tổ chức hội nghị công nhân viên nhằm đánh giá mức độ hoạt động hiệu quả tron sản xuất kinh doanh.

+ Sau 5 năm cơ cấu lại bộ máy tổ chức quản lý của công ty ưu tiên những người có năng lực trình độ chuyên môn tham gia.

+ Hiện tại Công ty CP chè Thái Bình Lạng Sơn cần phối hợp với những công ty hoặc tổ chức đào tạo về trình độ quản lý, tổ chức cơ cấu và ra quyết định đối với hoạt động SXKD. Đào tạo chuyên sâu đối với các ban ngành cụ thể nhằm chuyên môn hóa đối với từng khâu từ quá trình sản xuất đến tiêu thụ. + Tổ chức các lớp tập huấn đối với công nhân về nhận thức tầm quan trọng của ban lãnh đạo, công nhân viên có thái độ hợp tác, hỗ trợ ban lãnh đạo thúc đẩy quá trình SXKD hiệu quả và bền vững.

- Mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro là mục đích mà Công ty CP chè Thái Bình Lạng Sơn. Phấn đầu đạt mục tiêu lợi nhuận 2,5 tỷ đồng/năm, hạn chế chi phí sản xuất như phân hóa học thuốc BVTV bằng chế phẩm sinh học theo hướng sản xuất an toàn.

- Nhân sự, vốn, trang bị: Bổ sung nguồn vốn phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, đầu tư mới một số trang thiết bị phục vụ quá trình chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất chè tại công ty cp chè thái bình lạng sơn​ (Trang 65)