Hoạt động tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất chè tại công ty cp chè thái bình lạng sơn​ (Trang 70 - 73)

3. Bố cục khóa luận

3.4.2. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm

Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng trong quá trình SXKD, là công đoạn quan trọng quyết định đến kết quả sản xuất kinh doanh. Sản xuất chè cũng như

các ngành sản xuất khác, giải quyết được đầu ra thì SXKD mới có thể tồn tại. Quá trình tiêu thụ chè trên thị trường chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như thị hiếu người tiêu dùng, giá các loại sản có liên quan như cà phê, hồ tiêu….

3.4.2.1. Các hình thức tiêu thụ chè của công ty

Sản phẩm chè của công ty sau khi thu hoạch và thông qua quá trình kiểm tra chất lượng được tiêu thụ dưới 2 hình thức bán buôn và bán lẻ. Trong đó bán buôn là hình thức bán chủ yếu của công ty (60%).

Hình thức bán buôn: Thông qua các trung gian thị trường bao gồm các thương lái, nhà bán buôn, bán lẻ đến người tiêu dùng. Đây là hình thức tiêu thụ chủ yếu của công ty.

Hình thức bán lẻ: công ty bán lẻ sản phẩm đến tay người tiêu dùng trực tiếp, tuy nhiên đối với Công ty CP chè Thái Bình chưa có các cửa hàng bán lẻ sản phẩm. Công ty bán lẻ dưới hình thức bán tại xưởng, người tiêu dùng tự đến với công ty đối tượng khách này được coi là khách du lịch mua chè làm quà.

Ưu nhược điểm của 2 hình thức tiêu thụ

Bảng 3.12. Ưu nhược điểm của 2 hình thức tiêu thụ sản phẩm của Công ty CP chè Thái Bình

Hình thức bán Ưu điểm Nhược điểm

Bán buôn

Khối lượng sản phẩm bán được nhiều, bán nhanh. Mức độ tiêu thụ rộng khắp, mức độ ảnh hưởng lớn

Giá cả sản phẩm không cao Khả năng bảo vệ nhãn hiệu của công ty thấp. Chi phí vận chuyển cao

Bán lẻ

Tạo dựng uy tín của công ty thông qua người tiêu dùng PR cho sản phẩm. Giá bán cao hơn nhiều so với bán buôn. Trực tiếp quảng bá nhãn hiệu và bảo vệ nhãn hiệu.

Sản phẩm tiêu thụ với khối lượng nhỏ.

3.4.2.2. Hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm của công ty.

Qua sơ đồ kênh tiêu thụ sản phẩm chè của công ty, sản phẩm từ công ty đi vào thị trường không chỉ qua một luồng mà đi qua nhiều luồng với nhiều tác nhân trung gian. Các tác nhân này cùng tham gia chiếm lĩnh thị phần trên thị trường tiêu thụ sản phẩm chè.

a. Kênh tiêu thụ chè chế biến

Kênh tiêu thụ chè chế biến (chiếm 90% tổng sản lượng chè của công ty). Tại kênh này có 2 luồng tiêu thụ sản phẩm:

- Tiêu thụ trực tiếp từ công nhân sản xuất đến người tiêu dùng (còn gọi là kênh trực tiếp hay kênh không cấp) kênh này chiếm khoảng 30% tổng sản lượng chè hàng năm mà hầu hết là chè ngon, chè loại 1. (Chè ô long, Ô long thanh tâm...). Việc mua bán diễn ra tại ngay xưởng sản xuất của công ty. Người tiêu dùng là người dân địa phương hay người mua từ các thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh...) mua chè thông qua các hợp đồng đặt hàng tiêu thụ tại các đại lý, cửa hàng, công sở nhà nước... hay đặc biệt hơn người tiêu dùng là những đối tượng khách du lịch họ thích mua trực tiếp tại xưởng. Họ là những khách quen, đã biết tiếng tăm và chất lượng chè của công ty.

Tiêu thụ thông qua thương lái chiếm 60% tổng sản lượng chè chế biến hàng năm của công ty. Hầu hết đây đều là chè tốt cung cấp cho thương lái lớn và nhỏ thuộc các chợ đầu mối ở các tỉnh khác. Hoạt động giao dịch của công ty và thương lái chủ yếu là gián tiếp thương lái thông qua điện thoại đặt hàng và công ty chịu trách nhiệm giao hàng.

b.Kênh tiêu thụ chè tươi

Do diện tích và sản lượng chè của bản thân công ty không lớn, nên lượng chè tươi chiếm tỉ lệ nhỏ, tuy nhiên công ty thu mua thêm của các hộ gia đình trên địa bàn nhưng không thuộc công ty để tiến hành chế biến và tiêu thụ.

Hầu hết lượng chè được chế biến ra Công ty CP chè Thái Bình được xuất khẩu qua Đài Loan, Nga, Pakistan…

Cùng với đó, sản phẩm chè của huyện đang hướng tới tiếp cận các thị trường khó tính như: châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản…Để tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, khẳng định thương hiệu chè Thái Bình, Đình Lập, năm 2012 Công ty Cổ phần chè Thái Bình chủ động sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Xây dựng mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGA.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất chè tại công ty cp chè thái bình lạng sơn​ (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)