Điều kiện cơ sở vật chất, vốn, kĩ thuật sản xuất của công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất chè tại công ty cp chè thái bình lạng sơn​ (Trang 50 - 55)

3. Bố cục khóa luận

3.2.2. Điều kiện cơ sở vật chất, vốn, kĩ thuật sản xuất của công ty

3.2.2.1. Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất của công ty còn nghèo nàn, gây khó khăn trong việc tổ chức hoạt động và phát triển của công ty.

- Trụ sở làm việc vủa công ty là xây cấp 4 đã quá cũ và lạc hậu trụ sở chưa đáp ứng được nhu cầu làm vệc của ban lãnh đạo cũng như các nhân viên.

- Hiện nay công ty đã có hệ thống 2 nhà máy chế biến, mỗi nhà máy có hai phân xưởng:một xưởng chế biến chè xanh – chè đen công suất 13 tấn/ ngày, một xưởng chế biến chè Ô Long Đài Loan công suất 4 tấn/ ngày nhưng diện tích nhà máy còn bé chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và nhu cầu của công ty.

- Công ty còn có ít phương tiện vận chuyển riêng (ô tô tải), điều này là một trong những nguyên nhân mà công ty luôn bị động trong việc giao hàng đôi khi bị ép giá, chi phí vận chuyển cao.

3.2.2.2. Vốn

Nhìn chung các công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung đều đang mắc phải một thực trạng là thiếu vốn. Công ty CP chè Thái Bình Lạng Sơn cũng không ngoại lệ. Khả năng huy động vốn để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là nguồn vốn nội lực của công ty, nguồn vốn của công ty chủ yếu là vay từ các ngân hàng trên địa bàn để thực hiện các hoạt động SXKD.

3.2.2.3. Kỹ thuật sản xuất kinh doanh của công ty

Kỹ thuật trồng và chăm sóc của công ty có vai trò quan trọng trong việc định hướng, hướng dẫn công nhân kỹ thuật trồng và chăm sóc theo quy trình chung đây là điểm khác biệt so với những hộ riêng lẻ. Đặc biệt vai trò của các thành viên trong ban kỹ thuật.

- Phổ biến kỹ thuật trồng và kỹ thuật chăm sóc bón phân, sử dụng thuốc BVTV đúng liều lượng và thời gian sử dụng phù hợp.

- Dự báo được những điều kiện thời tiết có thể xảy ra và có ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm, kịp thời có biện pháp phòng tránh.

- Công tác giám sát về kỹ thuật của ban kỹ thuật còn lơ là, buông lỏng và phó mặc cho công nhân.

- Chưa phổ biến được những tiến bộ KHKT mới áp dụng vào sản xuất sản phẩm nhãn như việc sử dụng chế phẩm sinh học, thuốc sinh thái giảm chi phí về phân bón, thuốc BVTV và công lao động.

a. Kỹ thuật trong thu hái và phân loại sản phẩm Trong quá trình thu hái

Do công ty phụ thuộc vào các đơn đặt hàng của đối tác, khách hàng nên công nhân luôn bị động đối với việc thu hái do đó không tránh được tình trạng thu hoạch vào thời điểm thời tiết không tốt (trời nắng, mưa) đều ảnh hưởng đến sản phẩm.

Công tác phân loại sản phẩm

Thực tế việc phân loại sản phẩm sau thu hoạch được thực hiện bởi ban kỹ thuật và ban kiểm soát, nhằm phân loại sản phẩm làm 3 loại theo đúng các tiêu chí mà công ty đã đăng ký. Tuy nhiên việc phân loại sản phẩm chỉ mang tính qua loa không đúng theo tiêu chuẩn.

+ Hoạt động phân loại chưa thực sự hiệu quả để tìm ra sản phẩm tốt.

Kỹ thuật bảo quản và sơ chế sản phẩm

Là một trong những kỹ thuật quan trọng trung gian của quá trình đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Kỹ thuật bảo quản

Thời gian vận chuyển từ khi thu hoạch đến người tiêu dùng tương đối dài mặt khác chè có thời gian bảo quản không lâu do vậy cần có kỹ thuật bảo quản tốt. Bản thân công ty đã chú trọng đến khâu bảo quản sản phẩm của công ty do đó công nhân chú ý ngay từ chế độ chăm sóc trước khi thu hoạch.

Kỹ thuật sơ chế, chế biến sản phẩm

Về mặt kỹ thuật chế biến còn nhiều hạn chế.

- Điều kiện chế biến sản phẩm còn kém gặp nhiều khó khăn. Công ty có máy sấy công suất nhỏ do đó cần nhiều công lao động trong khâu chế biến.

- Các công đoạn chế biến chưa thực sự hiệu quả, còn phải phụ thuộc vào thời tiết do công suất hoạt động kém của máy sấy.

- Tuy nhiên, về mặt chất lượng của sản phẩm luôn được chú trọng quan tâm và đảm bảo về vệ sinh ATTP, không mốc và thời gian sử dụng được lâu.

b. Sự khác biệt của thị trấn Nông Trường Thái Bình so với địa phương khác

Công ty Cổ phần chè Thái Bình là doanh nghiệp nhà nước duy nhất hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực gieo trồng, thu mua, chế biến cây chè tại địa phương. Việc người dân sản xuất chè tuân thủ đúng quy trình của công ty đã giúp người dân có thu nhập ổn định cũng như công ty có nguyên liệu tốt để sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng xuất khẩu.

Chị Tạ Thị Hiền ở Khu 6, thị trấn nông trường chè Thái Bình, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn người đang gom hái chè kể: “Tôi chọn giống cây chè Ngọc Thúy trồng được hơn 10 năm, do công ty cung cấp, quy trình chăm sóc và phân bón là của công ty. Quy trình chăm sóc cho cây chè như cho phân ba màu, quốc hố, bỏ phân, phun thuốc khi bắt đầu có mầm sau 20 ngày hết định kỳ của thuốc để không còn dư lượng thuốc trừ sâu trong cây chè mới thu hoạch bán cho công ty. Trong thời gian chăm sóc cây chè, công ty đưa người xuống giám sát. Chúng tôi luôn tuân thủ quy trình chăm sóc cây chè của công ty đưa ra để bảo đảm về chất lượng thì công ty mới thu mua...”

Bên cạnh đó là những chia sẻ về những giống chè của công ty của ông Bế Xuân Hồng phó Giám đốc Công ty Cổ phần chè Thái Bình.

Ông Bế Xuân Hồng cho biết:

“Vùng đất này rất khó khăn, bao năm qua, công ty và bà con nông dân ở đây tồn tại và phát triển đến nay đều nhờ cây chè. Cây chè từ xưa đến nay đều là cây chè trung du, lai Trung Quốc, Ấn Độ nên giá trị kinh tế mang lại thấp… đến năm 2000, Giám đốc công ty Trần Thanh Nghiên đã nghiên cứu, tìm tòi giống chè mới của Đài Loan là Ô Long, Trung du… đem về gây trồng trên khu vực này đã phát triển tốt đem lại giá trị kinh tế cao. Việc sản xuất và kinh doanh của công ty là thu mua nguyên liệu chè của bà con nông dân để chế biển ra sản phẩm chè xuất khẩu sang Đài Loan và bán ở thị trường trong nước”.

Việc áp dụng các biện pháp kĩ thuật vào trồng và chăm sóc nhãn ở địa phương đã mang lại những hiệu quả kinh tế rõ rệt và thiết thực cho người dân. Đó không chỉ là ứng phó đơn thuần với thời tiết, tăng năng suất, chất lượng chè mà còn khẳng định tính chuyên nghiệp và thương hiệu của chè Thái Bình nói riêng và uy tín của vùng chè Lạng Sơn nói chung.

Bảng 3.4. Đánh giá những thuận lợi là những hạn chế trong kĩ thuật sản xuất của công ty

Lợi thế Bất lợi

-Kinh nghiệm trồng và chăm sóc lâu đời được người dân áp dụng thuần thục ít sai sót.

- Giống nhãn phù hợp với điều kiện của vùng nên hoạt động chăm sóc cũng ít gặp khó khăn.

- Các công nhân có những bí quyết làm cho sản phẩm chè của công ty có chất lượng cao, mẫu mã đẹp.

- Đôi khi chưa chủ động ứng phó được với thời tiết làm chè bị hỏng.

- Kỹ thuật đóng gói và bảo quản còn gặp nhiều khó khăn.

- Kỹ thuật chế biến gặp khó khăn trong việc đầu tư máy móc, thiết bị.

Bảng 3.5. Hướng khắc phục những hạn chế trong kỹ thuật sản xuất sản phẩm chè của Công ty CP chè Thái Bình Tiêu chí Hướng khắc phục

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Kỹ thuật thu hái, phân loại sản phẩm

Kỹ thuật bảo quản, sơ chế sản phẩm

Ban kỹ thuật thường xuyên cập nhật thông tin về việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, đặc biệt lưu tâm đến việc ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất sản phẩm sinh thái, an toàn.

Chủ động trong liên hệ với khách hàng, ký kết hợp đồng giao dịch nhằm tạo sự chủ động cho công ty trong khâu thu hoạch không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, hạn chế rủi ro.

Chè búp tươi thu xong phải để nơi râm mát, bỏ trong sọt không nén chặt, không đựng trong bao kín, không để héo, lẫn bẩn với vật lạ, tạp chất. Hái xong phải đưa ngay đến nơi chế biến nếu không phải bảo quản ở phòng có quạt làm mát: Rải búp đều với bề dày không quá 20cm, thường xuyên đảo rũ khoảng 2 giờ/lần. Chậm nhất không quá 4 giờ phải đưa đến cơ sở chế biến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất chè tại công ty cp chè thái bình lạng sơn​ (Trang 50 - 55)