Kết quả sản xuất kinh doanh của Công tyCP chè Thái Bình qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất chè tại công ty cp chè thái bình lạng sơn​ (Trang 55 - 59)

3. Bố cục khóa luận

3.2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công tyCP chè Thái Bình qua các năm

3.2.3.1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm

Công ty CP chè Thái Bình chưa xây dựng được kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, mà công ty chỉ đưa ra những công việc cần thiết phải làm cụ thể của các phòng ban.

Trước khi bước vào giai đoạn thu hoạch chè, ban lãnh đạo công ty và cụ thể là những thành viên trong ban thương mại sẽ có những chuyến đi thị sát thực tế nhằm mục đích tìm hiểu thị tiêu thụ trong năm vừa qua và kịp thời nắm bắt được những phản hồi từ khách hàng đối với sản phẩm của công ty.

Ban kỹ thuật chịu trách nhiệm thanh tra, giám sát mức độ thực hiện và áp dụng kĩ thuật trong quá trình chăm sóc, kịp thời phát hiện những yếu tố sâu bệnh hại và đưa ra phương pháp sư lí kịp thời. Ngoài ra, ban kỹ thuật còn tìm hiểu và bổ sung khắc phục những kĩ thuật còn thiếu sót qua quá trình tích lũy kinh nghiệm.

Nâng cao năng suất sản phẩm chè của công ty, ổn định sản xuất trước khi muốn mở rộng sản xuất. Làm tốt công tác thị trường nhằm đảm bảo ổn định đầu ra góp phần ổn định sản xuất xua đi nỗi lo được mùa mất giá. Do chưa xây dựng được kế hoạch sản xuất kinh doanh nên công ty vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong quá trình SXKD.

3.2.3.2. Chi phí sản xuất chè của công ty

Đầu tư phân bón và các chi phí vật tư khác là một khâu rất quan trọng, nó tác động trực tiếp tới năng suất chè của công ty. Nếu như chỉ biết khai thác mà không có chế độ chăm sóc, bảo vệ đất một cách thích hợp thìđất sẽ bị bạc mầu và thoái hoá một cách nhanh chóng hay người dân thường gọi là chè bị nghẹn rễ.

Bón phân là một trong những biện pháp chủ yếu làm tăng chất dinh dưỡng cho đất tốt hơn, nếu đầu tư một lượng phân bón hợp lý trong mỗi giai đoạn phát triển của cây chè, ngoài tác dụng bảo vệ đất nó còn làm cho năng suất chất lượng chè ngày càng tăng cao. Người dân chủ yếu làm việc theo hình thức hoán đổi công giữa các hộ gia đình cùng sản xuất chè. Có nghĩa là đến khi

được thu hoạch thì một số người sẽ tập trung lại để hái chè cho một gia đình sau đó sẽ đến hái lần lượt cho các hộ gia đình đã đến giúp gia đình nhà mình có sử dụng lao động thuê ngoài nhưng không nhiều. Các hộ gia đình chỉ thuê lao động khi vào chính vụ. Như vậy vừa tiết kiệm được chi phí cho sản xuất lại gắn bó tình đoàn kết giữa các hộ gia đìnhvới nhau.

Do mục tiêu về lợi nhuận mà các hộ sử dụng thuốc trừ sâu không đúng quy định cả về liều lượng và thời gian cho phép. Điều này gây ảnh hưởng không tốt tới chất lượng chè thành phẩm, làm giảm uy tín chất lượng chè trên thị trường.

Bảng 3.6. Chi phí sản xuất bình quân 1ha chè trung và ô long của công ty năm 2018

ĐVT: 1000đ

Chỉ tiêu ĐVT Đơn giá

Trung du Ô long

Số

lượng Thành tiền lượng Số Thành tiền

I. Chi phí trung gian 38.579,7 38894,5

1. Đạm kg 8.500 350 2.975 360 3.060 2. Lân kg 3.500 61 213,5 70 245,00 3. Kaly kg 8.300 84 697,2 90 747,00 4. NPK kg 7.500 714 5.355 735 5.512,5 5. Phân chuồng kg 1000 651 651,00 700 700,00 4. Thuốc trừ sâu Bình 280 2.520 210 1.890 5. điện, củi 23.800 24.200 7. Bơm nước 2.350 2.540 II. LĐ thuê 82.800 101.600

8. Công chăm sóc công 180 50 9.000 70 12.600 9. Công thu hái công 200 270 54.000 280 56.000 10. Công chế biến công 220 90 19.800 180 24.000

III. Khấu hao TSCĐ 1.054,00 1.510,00

Tổng chí phí 121379,7 140494.5

Đầu tư là khâu quan trọng, quyết định trực tiếp tới kết quả sản xuất. Để tính được hiệu quả kinh tế thì phải tính đầy đủ chính xác mức đầu tư chi phí cho một diện tích chè cụ thể là trên 01ha. Điều này đòi hỏi công ty phải biết tính toán xem xét để quyết định mức đầu tư thật hợp lý, với mức chi phí thấp nhất có thể được. Tránh lãng phí, đầu tư hiệu quả, song vẫn đảm bảo năng suất và chất lượng tối ưu. Đây thực sự là một bài toán khó đối với người sản xuất, yêu cầu buộc họ phải tính toán xem xét vấn đề thật cụ thể, nghiêm túc thì mới có thể đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.

3.2.3.3 Kết quả sản xuất sản phẩm chè của Công ty CP chè Thái Bình

*Tình hình sản xuất chè của Công ty CP chè Thái Bình trong 3 năm gần đây

Chè là loại cây trồng cho thu hái sản phẩm theo thời vụ. Tuy nhiên sản lượng chè vào các tháng là không giống nhau. Sự chênh về năng suất và sản lượng giữa các tháng trong thời vụ thu hoạch là do đặc tính của chè quy định.Thời gian thu hoạch chè trong năm khá dài suốt từ tháng 3 cho tới tháng 12. Sản lượng chè tăng dần qua các tháng. Đầu tháng 2 cho đến cuối tháng 3 là thời gian thu hoạch chè xuân, sản lượng đạt được còn rất thấp. Sau đó tăng dần lên, nông hộ thực sự bước vào mùa chè tính từ tháng 5.

Sản lượng chè tăng lên nhanh chóng, cao điểm tập trung vào các tháng 7, 8 và 9. Thời kỳ này cây chè phát triển mạnh cho năng suất tối đa, đòi hỏi người làm chè phải hết sức khẩn trương chăm sóc thu hái cho kịp lứa.

Bảng 3.7. Tình hình sản xuất chè của Công ty CP chè Thái Bình Lạng Sơn năm 2018

Chỉ tiêu Loại chè 2016 2017 2018 Diện tích (ha) Ô long 4 5 4 Trung du 8 7 9 Năng suất (tạ/ha) Ô long 146 157 166 Trung du 266 272 289

Nhưng một hạn chế cũng là khó khăn chưa thể giải quyết trong giai đoạn này đó là thời tiết nóng bức, ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động của công nhân. Từ tháng 10 trở đi năng suất chè giảm dần và giảm mạnh ở gần cuối tháng 11 đến cuối tháng 12. Hai tháng này sản lượng chè thu được rất thấp lại là chè cuối vụ lên chất lượng cũng kém hơn. Sau đó chè bước vào thời kỳ ngủ đông, thời gian này các hộ thường cúp, đốn chè chuẩn bị cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh mới.

Trong 3 năm gần đây, diện tích chè cho thu hoạch đều thay đổi nhỏ, tuy nhiên về năng suất chè thì có sự thay đổi rõ rệt hơn. Chè là cây trồng nông nghiệp do vậy mà điều kiện sinh trưởng và phát triển phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Năm 2016, do điều kiện tự nhiên không thuận lợi làm cho toàn bộ diện tích chè của công ty nói chung bị mất mùa, năng suất giảm rõ rệt. Tuy nhiên, năm kế tiếp do điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi, bên cạnh đó các công nhân, những người trồng chè nắm được kỹ thuật và có những biện pháp phòng tránh bệnh mặt khác điều kiện tự nhiên thuận lợi do vậy mà năng suất, sản lượng chè tương đối cao.

* Giá trị sản xuất sản phẩm chè của Công ty CP chè Thái Bình Lạng Sơn

Hiệu quả luôn là mục tiêu quan trọng của bất cứ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào và nghề trồng chè cũng vậy. Việc đánh giá đúng hiệu quả kinh tế sẽ là cơ sở để đề xuất được các giải pháp phù hợp kích thích sự phát triển của sản xuất chè.

Chè ô long mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với chè trung du do giá bán trên thị trường của loại chè này cao hơn, công lao động và các chi phí cao nên giá thành đắt. Xét về năng suất chè, chè trung du cho năng suất cao hơn hẳn 123 tạ/ha tuy nhiên giá bán của chè trung du thấp hơn giá bán của chè ô long.

Nhìn chung, quá trình sản xuất sản phẩm chè của Công ty CP chè Thái Bình tương đối tốt mà mang lại hiệu quả kinh tế cao phục vụ đời sống bản thân các công nhân công ty.

Bảng 3.8. Kết quả và hiệu quả sản xuất 1ha chè ô long và chè trung du của Công ty CP chè Thái Bình Lạng Sơn năm 2018

Chỉ tiêu ĐVT Trung du Ô long So sánh

COL/CTD (%)

1. Giá trị sản xuất (GO) 1000đ 330.000 425.000 128,7

Sản lượng Tấn/ha 30 17 56,66

Giá bán 1000đ/tấn 11.000 25.000 227,2

2.Chi phí trung gian (IC) 1000đ 38.579,7 38894,5 101 4.Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 291.420,3 386.105,5 132,4 Khấu hao tài sản 1000đ 1.054,00 1.510,00 143,2 Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 207.566,3 282.995,5 136,3 Tổng chi phí (TC) 1000đ 122.433,7 142.004,5 115,9 Lợi nhuận (TPr) 1000đ 207.566,3 282.995,5 136,3

Công lao động 1000đ 82.800 101.600 122,7

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất chè tại công ty cp chè thái bình lạng sơn​ (Trang 55 - 59)