3. Bố cục khóa luận
3.2.1. Quá trình hình thành và tổ chức sản xuất
3.2.1.1.Quá trình hình thành
Công ty Cổ phần chè Thái Bình Lạng Sơn tiền thân là Nông trường Quốc doanh Thái Bình. Được thành lập ngày 19 tháng 8 năm 1962
Là một doanh nghiệp nhà nước, được thành lập từ năm 1962. Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Công ty đã đạt được nhiều thành tích trong sản xuất và phát triển kinh tế, được nhà nước tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương:
- Huân chương lao động hạng Ba (1980) - Huân chương lao động hạng Hai (1982) - Huân chương hạng Nhất (2002)
Công ty đã trồng và sản xuất các loại chè trên vùng cao đông bắc Việt Nam, sản phẩm chè có hương vị độc đáo mà các vùng chè khác không có. Các sản phẩm chè của công ty chè Thái Bình được chế biến trên thiết bị công nghệ cao của Đài Loan cùng những kinh nghiệm chế biến chè lâu năm.
3.2.1.2. Tổ chức sản xuất của công ty a. Cơ cấu tổ chức
- Lãnh đạo công ty
+ Lãnh đạo công ty có nhiệm vụ bao quát chung đại diện cho công ty trong việc thực hiện các quan hệ với các tổ chức, cá nhân và các đơn vị khác. Thực hiện các giao dịch kiểm chứng, giám sát hoạt động của công ty. Tổ chức chỉ đạo chung toàn bộ hoạt động SXKD của công ty. Có nhiệm vụ quản lý, tổ chức cơ cấu và quản lý công nhân viên, điều tiết các mối quan hệ trong công ty.
+ Phó giám đốc phụ trách quản lý tình hình thu chi của công ty bên cạnh đó là thành viên của ban kỹ thuật thực hiện các hoạt động giám sát triển khai thực hiện kỹ thuật của nhân viên. Phó giám đốc chịu trách nhiệm tổ chức cơ cấu quản lý và tổ chức các hoạt động SXKD của công ty.
Sơ đồ tổ chức của công ty CP chè Thái Bình như sau:
BAN LÃNH ĐẠO CÔNGTY CHỦ TỊCH PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Q U Ả N L Ý
Công nhân viên công ty
Quản lý bao gồm 3 thành viên có nhiệm vụ:
+ Kiểm tra giám sát tiến độ thực hiện các hoạt động SXKD
+ Kiểm tra đánh giá các yếu tố đầu vào (phân bón, thuốc BVTV) và sản phẩm đầu ra đạt yêu cầu tiêu chuẩn về chất lượng.
+ Thanh tra các hoạt động phân phối lợi nhuận, hiệu quả SXKD.
- Ban kỹ thuật
+ Hướng dẫn công nhân và người dân chăm sóc, thu hoạch theo đúng quy trình kỹ thuật đảm bảo đạt kết quả tốt.
KT
Trưởng Kỹ thuật
Thương
+ Nắm bắt thông tin kỹ thuật mới về sản xuất sản phẩm nhãn giúp công nhân cải tiến quá trình chăm sóc.
- Ban thương mại
+ Liên hệ thu mua các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất. + Tìm kiếm đầu ra, tìm kiếm khách hàng tiêu thụ sản phẩm
+ Có quan hệ trực tiếp với khách hàng, là cầu nối giữa công ty với người tiêu dùng, là bộ phận quyết định đầu ra và kênh tiêu thụ sản phẩm cho công ty.
- Kế toán trưởng, thủ quỹ
+ Ghi chép, cân nhắc các khoản thu chi của công ty
+ Hoạch định chi phí sản xuất kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận SXKD + Phân bổ lợi nhuận đối với các bộ phận trong công ty
+ Lập kế hoạch thu chi góp phần tăng tính hiệu quả, nâng cao lợi nhuận cho công ty.
- Công nhân viên công ty
Công nhân viên của công tyCP chè Thái Bình Lạng Sơn được hưởng mọi quyền lợi của công ty như được tiêu thụ sản phẩm thông qua kênh tiêu thụ của công ty đảm bảo tính an toàn, ổn định và sản phẩm mang nhãn hiệu của công ty
Bảng 3.3. Đánh giá những mặt lợi, bất lợi của công ty CP chè Thái Bình Lạng Sơn
Lợi thế Bất lợi
Công ty CP chè Thái Bình Lạng Sơn thành lập tạo điều kiện cho hộ trồng nhãn được tham gia vào công ty và sản xuất sản phẩm nhãn theo quy trình kỹ thuật chung mang tính đồng bộ. Kênh tiêu thụ sản phẩm của công ty ổn định và tin cậy. Sản phẩm mang nhãn hiệu chè Thái Bình đã được đăng ký bảo hộ.
Công ty CP chè Thái Bình Lạng Sơn hoạt động trên địa bàn với quy mô tổ chức còn nhỏ và đội ngũ ban quản lý công ty trình độ chuyên môn còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm do vậy gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
b. Trình độ học vấn các thành viên trong cơ cấu tổ chức công ty
Qua khảo sát cho thấy trình độ cán bộ quản lí của công ty còn rất hạn chế. Ban lãnh đạo là những người nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu hoặc những người có uy tín, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và được đào tạo qua trường lớp như giám đốc, phó giám đốc, kế toàn trưởng, kiểm soát hay thương mại.
Kinh nghiệm của họ đối với kỹ thuật sản xuất chè tương đối chắc và khả năng tìm tòi học hỏi, sau khi tham gia vào ban lãnh đạo họ đã tham gia các lớp đào tạo ngắn ngày về vấn đề quản lý và những kỹ năng phát triển sản phẩm do đi tập huấn cách lớp đào tạo. Do vậy mà công ty nhận thức được năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, khả năng sáng tạo, kỹ năng lao động, ý chí vươn lên và tinh thần đoàn kết là thật sự quan trọng và cần thiết đối với sự thành công của công ty.
c. Các mối quan hệ của công ty
Công ty được thành lập và phát triển gần 50 năm nên nguyên tắc hoạt động công bằng, dân chủ và cùng có lợi. Do đó, tính đoàn kết và ý chí vươn lên là hai yếu tố quan trọng giúp công ty phát huy nội lực và tạo thế phát triển bền vững. Không những thế công ty còn phải có mối quan hệ tốt với các cấp hữu quan khác nhằm hỗ trợ tốt công tác quản lý cũng như sản xuất và kinh doanh của mình.
Ban lãnh đạo của công ty là linh hồn của công ty, quyết định sự lớn mạnh, hiệu quả hoạt động SXKD của công ty. Phân tích mối quan hệ của ban lãnh đạo giúp hiểu rõ thực trạng hoạt động SXKD của công ty.
- Mối quan hệ giữa ban lãnh đạo với công nhân viên
+ Theo điều lệ công ty: Giữa ban lãnh đạo và các công nhân viên có sự tác động qua lại lẫn nhau, bổ trợ cho nhau. Ban lãnh đạo chịu trách nhiệm định hướng và quản lý các hoạt động SXKD của công nhân viên và ngược lại.
+ Tại công ty: Trong nội tại công ty, mối quan hệ giữa ban lãnh đạo công ty và công nhân viên được thể hiện trong nhiều khía cạnh.
Trong việc xây dựng kế hoạch SXKD, ban lãnh đạo kết hợp với công nhân viên cùng xây dựng kế hoạch SXKD của năm tuy nhiên phần lớn kế hoạch đưa ra bởi ban lãnh đạo, công nhân viên chỉ có trách nhiệm thực hiện chứ không tham gia đóng góp đối với quá trình xây dựng. Trong việc tổ chức nhân sự, từ khi thành lập ban chủ nhiệm công ty được hình thành và cũng có sự thay đổi. Trên thực tế, công nhân viên chưa được tham gia bầu chọn đề cử những người có trình độ hay nhận được sự tín nhiệm của công nhân viên để tham gia vào ban lãnh đạo. Đây là tồn tại lớn trong cơ chế hoạt động của công ty làm cho mối quan hệ giữa ban lãnh đạo và công nhân viên xa rời, không mật thiết.
Trong tiêu thụ sản phẩm hay chịu trách nhiệm về rủi ro ban lãnh đạo luôn là đối tượng giữ vai trò chủ đạo, công nhân viên chỉ thực hiện theo chỉ đạo của ban lãnh đạo, hầu như chưa có sự chủ động đóng góp ý kiến hay chủ động tham gia vào các hoạt động SXKD của công ty.
- Mối quan hệ với đối tác khách hàng
Khách hàng là đối tượng quyết định đến sự tồn vong của công ty, khách hàng là đối tượng mang lại doanh thu và trả lương cho công ty, nên ban lãnh đạo công ty có những chính sách góp phần củng cố và mở rộng mối quan hệ này. Quan hệ giữa công ty và đối tác khách hàng được thể hiện trong các hoạt động:
+ Giữa ban lãnh đạo công ty và khách hàng luôn có sự thỏa thuận về các phương thức giao dịch như hình thức giao nhận hàng, giao nhận tiền được thể hiện thông qua hợp đồng kinh tế nhằm tránh tình trạng các bên vi phạm, không là đúng theo thỏa thuận.
+ Cung cấp thông tin giữa các bên và những chính sách ưu đãi đối với khách hàng nhằm tăng cường củng cố mối quan hệ.
Tuy nhiên giữa công ty và đối tác vẫn tồn tại một số vấn đề gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ nói trên:
+ Do cả hai bên đều muốn theo đuổi lợi ích lợi nhuận là chính nên về phía khách hàng có những việc làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty.
+ Công ty còn một số sai sót trong quá trình giao hàng cho đối tác như giao hàng chậm, không đúng hẹn, hàng do quá trình vận chuyển không còn được như chất lượng ban đầu mà khách hàng yêu cầu.
- Mối quan hệ với chính quyền địa phương.
UBND thị trấn Nông Trường luôn tạo mọi điều kiện nhằm thúc đầy sự phát triển của Công ty CP chè Thái Bình Lạng Sơn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn thị trấn. Mối quan hệ giữa ban lãnh đạo công ty với chính quyền địa phương thể hiện thông qua những chính sách về đất đai hay tín dụng.
+ Về chính sách đất đai mối quan hệ giữa các đối tượng này tương đối tốt trong việc cấp quyền sử dụng đất, hay xác nhận chuyển đổi đất.
+ Chính sách tín dụng còn tồn tại một số bất cập trong quá trình công ty vay vốn để tiến hành SXKD.