3. Bố cục khóa luận
1.2.1. Tình hình phát triển cây chè trên thế giới
Ngày nay trên thế giới có khoảng 40 nước trồng chè. Chè được trồng tậptrung nhiều nhất ở châu Á, sau đó đến châu Phi.
Theo con số thống kê của cơ quan Nông nghiệp và Lương thực thế giới(FAO năm 1971 và 1975) thì diện tích trồng chè của thế giới năm 1948 -
1952 là985.000 ha, năm 1971 là 1.357.000 ha và năm 1974 là 1.531.000 ha. Phân bốnhư sau:
Bảng 1.2: Diện tích trồng chè trên thế giới
(Đơn vị: 1000 ha) Khu vực 1948-1952 1971 1974 Thế giới Nam Mỹ Châu Á Châu Phi Liên Xô 985 5 885 32 63 1.357 40 1.121 118 75 1531 38 1.267 148 76
Sản lượng chè trên thế giới tính đến năm 1977 (theo số liệu của FAO) là 1.636.000t. Trong đó Nam Mỹ: 42.000t; Châu Á: 1.316.000T; Châu Phi:180.000t; Liên Xô: 92.000t; Châu Đại Dương: 6.000t.
Các nước sản xuất chè nhiều nhất là: Ấn Độ: 500.000T, Trung Quốc: 331.000t, Xrilanca: 197.000t; Nhật Bản: 100.000t.
Theo số liệu của FAO (1997), những nước xuất nhập khẩu chè nhiều nhất trên thế giới năm 1976 như sau:
- Xuất khẩu: Ấn Độ 237.000T, Xrilanca: 199.700t, Kênia: 63.000t; Inđônêxia: 47.500t; Bănglađet: 30.700t.
- Nhập khẩu: Anh: 224.600t, Mỹ: 82.200t, Pakixtan: 49.100t, Ai Cập: 24.900t, Canađa: 24.700t. [4]
1.2.2. Tình hình phát triển cây chè ở Việt Nam
1.2.2.1. Tình hình sản xuất
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, có điều kiện thích hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển, tuy nhiên cây chè chỉ thực sự được quan tâm và đầu tư sản xuất từ những năm đầu của thế kỷ 20 trở lại đây.
Cây chè Việt Nam được chính thức khảo sát nghiên cứu vào năm 1885 do người Pháp tiến hành. Sau đó vào các năm 1890 - 1891 người Pháp tiếp tục điều tra và thành lập đồn điền trồng chè đầu tiên ở Việt Nam năm 1890 ở tỉnh Phú Thọ và thành lập các trạm nghiên cứu chè ở Phú Hộ (1918), Pleiku (1927) và Bảo Lộc (1931).
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945-1954): Do ảnh hưởng của chiến tranh hai miền Nam - Bắc chia cắt nên sản xuất chè bị đình trệ, diện tích năng suất, sản lượng chè giảm nghiêm trọng. Sau khi hoà bình được lập lại cây chè lại được chú trọng phát triển, các nông trường được thành lập, các vùng kinh tế mới và lúc này thị trường được mở rộng. Năm 1977, cả nước có 44.330 ha sản lượng là 17.890 tấn chè búp khô. Đến năm 1985 cả nước có 52.047 ha, sản lượng đạt 25.392 tấn chè búp khô theo báo cáo định hướng phát triển của ngành chè (1985).
Giai đoạn sau chiến tranh (1954-1990), sản xuất chè được phục hồi trở lại, năm 1990 diện tích chè cả nước đã có 60 nghìn ha, sản lượng đạt 32,2 nghìn tấnkhô (tăng 53% so với năm 1980). Công nghiệp chế biến phát triển mạnh, nhiều cơ sở sản xuất, nhiều nhà máy chế biến chè xanh, chè đen được thành lập với sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc, sản phẩm chế biến chủ yếu được xuất khẩu sang các nước Đông Âu và Liên Xô (cũ).
Đến nay cùng với sự đổi mới về quản lý, nhiều hình thức liên doanh liên kết được hình thành (với các nhà sản xuất Nhật Bản, Đài Loan, ...) cơ chế quản lý được đổi mới, nhiều công nghệ tiên tiến được đầu tư dẫn đến diện tích, năng suất, sản lượng chè của Việt Nam trong những năm gần đây không ngừng tăng lên. Cây chè đã thực sự là cây trồng mũi nhọn và là cây trồng chiến lược của vùng Trung Du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.
Theo Hiệp hội Chè Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 125.000ha đất trồng chè. Trong đó, diện tích chè đang cho thu hoạch là 113.000ha, năng suất bình quân đạt 8 tấn búp tươi/1ha. Trong năm 2014, Việt Nam có khoảng 500 cơ sở sản xuất chế biến chè, với tổng công suất trên 500.000 tấn chè khô/năm.
Trong số 180.000 tấn chè khô của năm 2014, Việt Nam xuất khẩu được 130.000 tấn, kim ngạch đạt 230 triệu USD; sản lượng chè nội tiêu vào khoảng 33.000 tấn, doanh thu 2.300 tỷ đồng. Với sản lượng và kim ngạch xuất khẩu trên, Việt Nam tiếp tục đứng ở vị trí thứ 5 trên thế giới, sau Kenya, Sirlanka, Trung Quốc và Ấn Độ (những quốc gia xuất khẩu chè nhiều nhất thế giới). Được biết, hiện nay, Lâm Đồng có 21.961ha chè, chiếm 1/4 diện tích chè cả nước và có sản lượng 211.240 tấn, chiếm 27% sản lượng chè cả nước.
b. Tình hình tiêu thụ chè trong nước
Pakistan vẫn là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam trong năm 2015, với 36.320 tấn, trị giá 81.806.773 USD, tăng 3,45% về lượng và tăng 0,71% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu của Tổng cục hải quan, xuất khẩu chè của Việt Nam trong năm 2015 đạt 124.779 tấn, trị giá 213.133.093 USD, giảm 5,8% về lượng và giảm 6,62% 11 về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Sản phẩm xuất khẩu chè chủ yếu của Việt Nam vẫn là chè đen, chè xanh, chè ô long, chè nhài, chè đen OTC…
Pakistan vẫn là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam, chiếm 39% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu chè xanh OP sang thị trường Pakistan.
Dù xuất khẩu chè có tăng tại một số thị trường nhưng khoảng 90% chè của Việt Nam được xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô. Ngay cả khi xuất khẩu đạt kim ngạch cao thì giá chè xuất khẩu nước ta cũng chỉ bằng 50-60% giá bình quân thế giới.
Giá chè xuất khẩu bình quân trong năm 2015 khoảng 1.710- 1.720 USD/tấn.
Sản lượng chè Pakistan nhập khẩu từ Việt Nam đang tăng nhanh sau từng năm. Với dân số gần 200 triệu người, cùng văn hóa uống trà truyền thống lâu đời, Pakistan là một trong những thị trường tiêu thụ chè lớn, đầy tiềm năng tại khu vực Nam Á và chè Việt đang trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng tại quốc gia này.
Đài Loan là thị trường xuất khẩu chè lớn thứ hai của Việt Nam, chiếm 13% tổng trị giá xuất khẩu. (Việt Nam chủ yếu xuất khẩu chè đen OP sang thị trường Đài Loan).
Trong năm 2015, kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam sang một số thị trường tăng trưởng: Nga tăng 30,75% về lượng và tăng 19,44% về trị giá; sang UAE tăng 69,61% về lượng và tăng 44,91% về trị giá; sang Indonêsia tăng 71,68% về lượng và tăng 56,28% về trị giá; sang Ucraine tăng 15,17% về lượng và tăng 10,86% về trị giá.
Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ là hai thị trường sụt giảm xuất khẩu chè giảm mạnh nhất. Xuất khẩu chè sang Ấn Độ giảm 79,1% về lượng và giảm 83,48% về trị giá; xuất sang Thổ Nhĩ Kỳ giảm 83,98% về lượng và giảm 77,27% về trị giá [4].
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU