Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất chè tại công ty cp chè thái bình lạng sơn​ (Trang 39 - 43)

3. Bố cục khóa luận

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1.Dân số

Địa bàn thị trấn hiện nay có khu dân cư với 535 hộ, có 1,830 nhân khẩu, có 11 dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Hoa, Cao lan, Sán chỉ, Mường, Thổ, Xê Đăng, Thái cùng chung sống đoàn kết. mật độ dân số đạt 275 người/km² tương đối thấp. Với đặc trưng của thị trấn thuần nông, người dân sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp do vậy người dân tích lũy được nhiều kinh nghiệm, kiến thức trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất giống chè truyền thống đặc biệt của địa phương nói riêng. Hầu hết người dân địa phương ai cũng có kiến thức, kinh nghiệm nhất định đối với cây chè – cây trồng chính của thị trấn.

3.1.2.2.Tình hình sản xuất nông nghiệp Trồng trọt

Tổng diện tích gieo trồng

Bảng 3.1. Tổng diện tích gieo trồng các loại cây chủ yếu của thị trấn Nông trường năm 2018

Loại cây Diện tích (ha)

Lúa 9,43

Ngô 5,48

Chè 149

Các cây trồng khác 1,8

Tổng điện tích gieo trồng các loại cây chủ yếu của thị trấn Nông Trường. Trong đó: Lúa được 9,34 ha, đạt 86,3% kế hoạch, sản lượng thu được 44,3 tấn; diện tích ngô trồng được 5,48 ha, đạt 92,66% kế hoạch, sản lượng thu được 27,1 tấn; các loại cây trồng khác được 1,8 ha đạt 90% kế hoạch.

Chè là cây trồng chính mang lại thu nhập tương đối cho người dân, toàn thị trấn có khoảng 149 ha, so với đầu nhiệm kỳ giảm 25,5ha.

Tổng sản lượng chè

Bảng 3.2. Sản lượng chè của thị trấn Nông Trường năm 2016-2018

Năm Sản lượng (tấn)

2016 999,7

2017 994

2018 905

(Nguồn: kết quả điều tra của tác giả)

So với đầu nhiệm kỳ sản lượng chè giảm 0,12%; giá trị tăng 8% trồng chè mới được 2,43 ha. Những năm gần đây, sản phẩm chè được tiêu thụ ổn định hơn nên đời sống của bà cọ ở thị trấn có nhiều đổi thay. Từ một khu dân cư khó khăn, đến nay đời sống đã được nâng cao; tạo thêm việc làm mới cho hàng nghìn người dân tại địa phương, thu nhập ổn định, nhiều hộ đã vươn lên làm giàu từ cây chè

Chăn nuôi

Do thực hiện tốt khâu phòng, chống dịch bệnh, những năm vừa qua trên địa bàn thị trấn không xảy ra dịch bệnh lớn, đàn gia súc, gia cầm vẫn phát triển bình thường. Cụ thể: (Năm 2015, tổng đàn trâu, bò có 21 con, đàn lợn 575 con; đàn gia cầm 10,840 con; cá thị thu được 2,25 tấn. Năm 2016 tổng đàn

trâu, bò có 23 con, đàn lợn 662 con; đàn gia cầm 10,070 con; cá thịt thu được 2.5 tấn. Năm 2017, tổng đàn trâu, bó có 25 con; đàn lợn 879 con; đàn gia cầm có 11,000 con; cá thịt thu được 2,1 tấn). So sánh với đầu nhiệm kỳ, đàn trâu, bò, lợn, đàn gia cầm tăng 5%

Lâm nghiệp

Được sự quan tâm của cấp trên, Phòng Nông nghiệp đã hỗ trợ 83,600 cây thông, keo giống cho nhân dân. Trong 3 năm vừa qua nhân dân thị trấn đã trồng dặm và trồng mới được 166,93 ha. Khai thác sản phẩm từ vườn, rừng: nhựa thông là 403,5 tấn; nhựa trám là 9,3 tần, gỗ keo là 950 m²

3.1.2.3.Văn hóa – giáo dục- y tế

Văn hóa: Toàn thị trấn chủ trương xây dựng nông thôn mới do vậy thực hiện nghiêm chỉnh chủ trương đường lối của Đảng trong nhân dân, góp phần nâng cao ý thức và góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước CNH-HĐH. Cố gắng xây dựng và hoàn thành các tiêu chí, chủ động vận động nhà nước và nhân dân cùng làm phát huy đời sống văn hóa trong khu dân cư đồng thời không ngừng học hỏi phát triển kinh tế địa phương.

Y tế: Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân địa phương được thực hiện tương đối tốt. Trạm y tế thị trấn có khả năng đáp ứng nhu cầu kinh tế cơ bản. Thực hiện đầy đủ các đợt tiêm phòng định kì cho trẻ em, thăm khám và tư vấn sức khỏe nhiệt tình chu đáo cho người dân địa phương.

Giáo dục: Trên địa bàn thị trấn hiện nay có 01 Trường mầm non, 01 Trường tiểu học, 01 Trường trung học cơ sở; có 2 trường đạt chuẩn quốc gia là: Trường mầm non và Trường Tiểu học đảm bảo cho con em trong xã đến trường đúng độ tuổi, không còn tình trạng mù chữ hay bỏ học. Hệ thống trang thiết bị trường học được trang bị đầy đủ phụ vụ nhu cầu cần thiết trong học tập của học sinh.

3.1.2.4.Vai trò của cây chè trong phát triển kinh tế.

Cây chè đã có mặt tại đây gần 40 năm nay. Khu vực này có điều kiện đất đai và khí hậu phù hợp, người dân có kinh nghiệm trồng và chế biến chè, việc áp dụng KH-KT vào sản xuất, đặc biệt là đưa các giống chè mới như Ô Long Thanh Tâm, Bát Tiên, Ngọc Thúy vào trồng trên diện rộng đã giúp người dân nơi đây phát triển kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo, từng bước đi lên để làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình.

Từ diện tích chè ở xã Lâm Ca, vùng nguyên liệu chè vươn ra thị trấn Nông trường rồi xã Thái Bình và các khu vực khác trên đất Đình Lập. Đến nay, vùng nguyên liệu ước chừng hơn 600 ha với hàng nghìn hộ gia đình tham gia. Phát triển cây chè không chỉ tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xóa đói, giảm nghèo mà còn giúp nhân dân trong vùng làm giàu. Vì vậy, huyện Đình Lập, thị trấn Thái Bình, Công ty Cổ phần chè Thái Bình, các xã và các hộ gia đình ở đây đã đẩy mạnh phát triển cây chè nhằm khai thác hết tiềm năng của vùng...

Từ năm 2015 đến nay, việc sản xuất và kinh doanh cây chè tại địa phương đã gặp khó khăn do việc quy định tiêu chuẩn đầu ra sản phẩm của các nhà nhập khẩu quốc tế. Nhằm khắc phục tình trạng đó, chính quyền đã tuyên truyền, hướng dẫn cho bà con nông dân sử dụng đúng thuốc bảo vệ thực vật để chăm sóc cây chè. Huyện cũng cử cán bộ kỹ thuật xuống giúp bà con phòng trừ sâu bệnh, rày nâu, bọ xít v.v… Bên cạnh đó, chính quyền đã triển khai đề án Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015 - 2020, trong đó chủ trương mở rộng và phát triển cây chè sang một số xã khác. Hiện nay, tỷ lệ hộ dân tham gia trồng chè chiếm khoảng 75%. Hằng năm, tiền thuế từ cây chè thu được từ 500 - 600 triệu/năm. Cây chè giúp tăng thu nhập cho bà con và cũng từ đây nhiều công trình công cộng được xã hội hóa do sự đóng góp chính của người dân trồng chè.

Thu nhập chủ yếu gần đây của người dân là từ cây chè, cây chè là cây chủ lực để xóa đói, giảm nghèo. Đặc biệt là vào năm 2000, Công ty Cổ phần chè Thái Bình đã đưa giống chè mới về cho giá trị kinh tế cao, góp phần giúp kinh tế người dân ngày một khá hơn, đến nay hộ nghèo trên địa bàn đã giảm từ 20% xuống còn 12%.

Công ty Cổ phần chè Thái Bình là doanh nghiệp nhà nước duy nhất hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực gieo trồng, thu mua, chế biến cây chè tại địa phương. Việc người dân sản xuất chè tuân thủ đúng quy trình của công ty đã giúp người dân có thu nhập ổn định cũng như công ty có nguyên liệu tốt để sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất chè tại công ty cp chè thái bình lạng sơn​ (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)