Định hướng chiến lược phát triển của công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất chè tại công ty cp chè thái bình lạng sơn​ (Trang 75)

3. Bố cục khóa luận

4.1.2.Định hướng chiến lược phát triển của công ty

Bảng 4.1. Định hướng chiến lược phát triển công ty trong tương lai

Hiện tại 5 năm sau 10 năm sau

Điều kiện cơ sở vật chất

Nghèo nàn, trụ sở bán kiên cố, cũ kĩ, máy móc trang bị còn hạn chế, thô sơ, công suất hoạt động

còn nhỏ.

Trụ sở kiên cố bao gồm đầy đủ

các phòng ban. Máy sấy chè hiện đại, hút chân

không.

Trụ sở kiên cố phát triển theo hướng biệt thự nhà vườn đầy đủ tiện nghi. Có nhà xưởng đóng gói riêng, kho bảo quản chất lượng

Diện tích sản

xuất 500 550 600

Sản phẩm Chè tươi và chè chế

biến Chè đóng hộp, chè tươi

Chè mang nhãn hiệu riêng của Công Ty

Kỹ thuật

Kỹ thuật sản xuất truyền thống đựa vào

học hỏi và kinh nghiệm canh tác.

Sản xuất ứng dụng công nghệ sinh học, ứng dụng thử kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap

và Global Gap

Hoàn thiện sản xuất theo kỹ thuật tiến bộ đáp ứng các tiêu chí của VietGap

và Global Gap Thị trường Tiêu dùng trong nước với phạm vi nhỏ, xuất khẩu ra nước ngoài còn ít Tiêu dùng trong nước,xuất khẩu rộng rãi

sang nước ngoài (Châu Á)

Mở rộng thị trường xuất khẩu sang Mỹ,

Chè là loại cây dài ngày mang lại hiệu quả kinh tế cao đối với công ty và góp phần phát triển kinh tế xã hội của thị trấn Nông Trường Thái Bình nói chung và tỉnh Lạng Sơn nói riêng.

Phát triển SXKD chè theo chiều sâu và chiều rộng (tăng diện tích và năng suất chất lượng) phát triển củng cố quy trình kỹ thuật và củng cố bộ máy quản lý vững chắc là những việc cần làm và có những chiến lược lâu dài cho quá trình phát triển.

Sản xuất đi liền với hiệu quả và tạo dựng thương hiệu chính là định hướng chính của công ty trong thời gian tới. Ngoài ra, đó cũng là cơ sở, tiền đề và điều kiện thuận lợi giúp chè Thái Bình có cơ hội tiếp cận với thị trường nước ngoài nhiều hơn.

4.2. Những vấn đề tồn tại cơ bản trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

4.2.1Đánh giá những vấn đề tồn tại trong chiến lược Marketing

Chiến lược sản phẩm

Để một sản phẩm có vị thế và chiếm được thị phần trên thị trường yêu cầu các doanh nghiệp cần tạo được sự khác biệt và ấn tượng sâu sắc đối với khách hàng người tiêu dùng về sản phẩm của mình so với sản phẩm của doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, sản phẩm của công ty CP chè Thái Bình chưa tạo được sự khác biệt so với sản phẩm chè của vùng khác, địa phương khác

- Chè của công ty đã được đăng ký bảo hộ nhãn mác tuy nhiên vẫn còn tồn tại tình trạng sản phẩm chè vùng khác gắn nhãn mác giả ảnh hưởng đến chất lượng của công ty đó là khó khăn, hạn chế mà bản thân Công ty CP chè Thái Bình chưa thể giải quyết được. Công tác bảo hộ nhãn hiệu chưa thực sự hiệu quả.

- Sản phẩm của công ty chưa được đa dạng hóa, những sản phẩm mà công ty cung ứng ra thị trường mang tính thông dụng, chưa có sản phẩm nổi trội khác biệt.

Chiến lược giá

Công ty chưa đưa ra được những chiến lược, chiêu thức về giá hiệu quả. Chi cho sản xuất sản phẩm chè của công ty cao, bên cạnh đó chi phí bao gói, nhãn mác và quảng bá tương đối cao tuy nhiên công ty đã nhận được những phản hồi của khách hàng về giá cả sản phẩm chè của công ty là cao so với sản phẩm cùng loại khác.

Chiến lược phân phối

-Với kênh hàng chè tươi:

+ Hệ thống kênh tiêu thụ sản thông qua nhiều trung gian thị trường do đó sản phẩm đến tay người tiêu dùng không còn mang đúng bản chất sản phẩm của công ty. Mục đích cuối cùng trong hoạt động của các tác nhân trong kênh tiêu thụ là lợi nhuận mà không quan tâm đến việc chia sẻ rủi ro với các tác nhân khác, đặc biệt là công ty.

Các thành viên trong hệ thống kênh thiếu sự liên kết, hỗ trợ phối hợp nhau trong tổ chức quá trình tiêu thụ.

+ Các kênh hàng hoạt động ngắn chủ yếu là kênh kết nối giữa các khu vực sản xuất với thị trường tiêu thụ xung quanh chủ yếu là Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh.

Kênh hàng chưa mở rộng được ra các thị trường xa như miền Trung, miền Nam thị trường mới được mở rộng nhưng lượng tiêu thụ vẫn còn khiêm tốn.

+ Chưa có kênh hàng xuất khẩu cụ thể - Với kênh hàng chè chế biến:

Hệ thống sấy chè đã hỗ trợ tích cực cho quá trình sản xuất của công ty tuy nhiên thị trường tiêu thụ lại không ổn định, phụ thuộc quá nhiều vào thị trường nên khi có sự biến động thì mức độ ảnh hưởng là rất lớn.

Chiến lược quảng bá

Số người biết thông tin về sản phẩm qua ti vi + báo, đài rất ít (10%) tổng số, còn lại chủ yếu là khách quen của các vùng lân cận khác đến mua và trực

tiếp thấy sản phẩm. Qua kết quả khảo sát quyết định mua mặt hàng chè của công ty thông qua hoạt động quảng cáo là thấp. Chủ yếu người tiêu dùng tìm đến sản phẩm chè của công ty dựa vào uy tín của sản phẩm đã có từ lâu. Trên các phương tiện thông tin đại chúng như: truyền hình, báo, internet rất ít thông tin nói về chè Thái Bình Lạng Sơn.

4.3. Giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất sản phẩm chè Thái Bình Lạng Sơn.

4.3.1. Giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả và sản xuất bền vững.

- Củng cố tổ chức, liên kết sản xuất giữa các hộ công nhân viên trong địa bàn bởi hiện nay, trong địa bàn chưa có sự hợp tác sản xuất giữa nông dân. Họ chỉ sản xuất tuân theo quy trình kỹ thuật chung và tiêu thụ sản phẩm thông qua công ty mà không có tác động qua lại giữa nông dân với nhau. Vì thế mà hiệu quả sản xuất giữa các hộ nông dân là khác nhau. Tổ chức sản xuất bài bản từ khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ theo quy trình chung của công ty. Sản xuất hiệu quả về năng suất, chất lượng, chế biến đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu thụ ổn định về giá cả và khối lượng.

- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chè sử dụng cho công ty nói chung, ngoài ra phổ biến đối với các hộ khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng chè Thái Bình.

- Chất lượng sản phẩm, uy tín của công ty và lòng tin của người tiêu dùng là những yếu tố tạo điều kiện cho công ty tồn tại phát triển ổn định và nâng cao giá trị thương hiệu chè Thái Bình trên thị trường.

- Tổ chức liên kết giữa các khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ bài bản, phát triển mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng tạo sự gắn kết bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp kinh doanh, chế biến chè.

Cụ thể, các nông dân cùng hợp tác sản xuất sản phẩm chè mang thương hiệu chè Thái Bình dưới sự giám sát kỹ thuật của ban kỹ thuật, sản phẩm được kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng trước khi tiêu thụ và chế biến. Tiêu thụ đảm

bảo số lượng và bảo vệ nhãn hiệu chè Thái Bình. Các tác nhân tôn trọng và thực hiện đúng những quy định đối với sản xuất chè an toàn để đáp ứng yêu cầu của thị trường thông qua sự hợp tác sản xuất.

4.3.2. Giải pháp cụ thể

4.3.2.1. Đối với công ty

Trong công tác tổ chức, quản lý trong công tác tổ chức quản lí công ty CP chè Thái Bình cần phối hợp với các công ty khác trên địa bàn tỉnh thành phố mở các lớp tập huấn, đào tạo nhằm nâng cao năng lực trình độ của thành viên trong ban lãnh đạo Công ty, nâng cao nhận thức của công nhân viên trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

-Lớp đào tạo nâng cao năng lực quản lí đối với ban lãnh đạo công ty, nâng cao năng lực trong công tác quản lí nhân viên, quản lí tổ chức sản xuất. Bồi dưỡng kiến thức về thị trường, những hoạt động Marketing thiết thực xuất phát từ nhu cầu thị trường.

- Đào tạo nhân viên về chuyên môn, kỹ thuật trong sản xuất sản phẩm chè chất lượng cao, đặc biệt trong khâu chế biến chè an toàn và chất lượng đảm bảo vệ sinh ATTP.

- Bổ sung vốn lưu động của công ty giúp thực thi một số hoạt động chung của công ty đáp ứng nhu cầu thị trường.

Trong quá trình xây dựng phát triển công ty

- Đầu tư xây dựng trụ sở công ty kiên cố, tạo sự khác biệt trong việc bố trí trụ sở làm việc, văn phòng hay các quầy hàng bán lẻ giới thiệu sản phẩm được bố trí theo phong cách riêng tạo cho khách hàng cảm nhẫn được sự hài hòa và tâm ý của công ty đối với sản phẩm.

- Trang bị thiết bị văn phòng đồng loạt và phù hợp.

- Quy cách làm việc bài bản như một doanh nghiệp kinh doanh, có kế hoạch sản xuất và tiêu thụ cụ thể, hình thức giao nhận hàng, nhận tiền thông qua hệ thống ngân hàng đảm bảo độ tin cậy.

4.3.2.2. Giải pháp đối với quá trình sản xuất sản phẩm Quá trình sản xuất

Sản xuất là quá trình quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cũng như số lượng sản phẩm bán ra trên thị trường.

- Đối với chi phí đầu vào:Là những yếu tố quyết định đến năng suất sản phẩm chè Thái Bình do vậy công ty nên ký hợp đồng thu mua yếu tố đầu vào từ các công ty vật tư nông nghiệp cung cấp cho nhân viên nhằm ổn định chi phí đầu vào góp phần ổn định giá bán sản phẩm.

- Giải pháp về giống: Tiếp tục lựa chọn và nhân giống chè chất lượng cao như chè Trung Quốc, Đài loan qua tuyển chọn cung cấp cho hộ công nhân có nhu cầu trồng mới, ngoài ra cung cấp cho các đối tượng khác.

- Giải pháp về kỹ thuật: Tiếp tục tìm hiểu và phát huy lợi thế về kĩ thuật sản xuất sản phẩm chè của công ty trong các khâu từ khi trồng, chăm sóc cho đến khi thu hoạch. Thống nhất, tổ chức kĩ thuật đồng bộ đối với công nhân. Chủ động nắm bắt những thay đổi của thời tiết từ đó có những tác động kịp thời và hiệu quả. Áp dụng tiến bộ kĩ thuật mới, sử dụng các chế phẩm sinh học để chăm sóc chè nhằm kéo dài thời vụ ra búp. Áp dụng kỹ thuật cải tạo đồi chè. Hiện nay hầu hết đồi chè của công ty có nhiều độ tuổi, giống khác nhau, do vậy sản phẩm chè không đồng đều, tính hàng hoá không cao. Để khắc phục hạn chế trên mà không phải phá đi trồng mới, công ty nên áp dụng kỹ thuật “ghép cải tạo”. Kỹ thuật ghép cải tạo là kỹ thuật ghép trên cây lớn.

- Thay đổi cơ cấu cây trồng phát triển theo hướng xen canh nhằm tạo nguồn thu khác ngoài sản phẩm chè.

- Quy hoạch đồi trồng chè theo hướng vườn sinh thái. Đối với những đồi chè rộng thiết kế lối đi lại thuận lợi và sạch sẽ tạo cảnh quan sinh thái tăng lượng khách du lịch và tiêu dùng tại vườn mang lại lợi nhuận cao đối với công ty.

- Đầu tư những biện pháp cụ thể nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của thời tiết và sâu bệnh hại, …

Giải pháp cho sản phẩm

- Giải pháp về bao bì, nhãn mác

Về bao bì nhãn mác của sản phẩm đã nhận được những phản hồi tích cực từ phía người tiêu dùng. Về mặt mẫu mã đạt tiêu chuẩn, mẫu mã đẹp bắt mắt tuy nhiên cần thường xuyên nắm bắt thông tin về sản phẩm bởi trên thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh họ có thể là nhái làm giả nhãn mác của công ty để tiêu thụ sản phẩm kém chất lượng. Nếu như hoạt động này không được xử lí hiệu quả, nó ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất sản phẩm của công ty.

Tiến hành thiết kế mẫu mã bao gói đa dạng và khác biệt so với sản phẩm cùng chủng loại. Ngoài hình thức đóng hộp giấy, đóng gói nilon chúng ta có thể đóng gói bằng thân của các cây tre và các hộp nhựa trong suốt có kèm theo nhãn mác của công ty để cung cấp cho siêu thị. Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm chè tươi và chè sấy là 2 sản phẩm mang nhãn mác của công ty ra thị trường, tuy nhiên trên thị trường sản phẩm chè không chỉ có 2 loại trên do đó công ty cần nghiên cứu thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm.

4.3.2.3. Giải pháp đối với quá trình tiêu thụ

- Xây dựng kênh tiêu thụ chè chế biến hợp lí

Hệ thống kênh tiêu thụ của công ty đảm bảo được yếu tố về chất lượng đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng đảm bảo phát triển sản xuất hiệu quả và thương hiệu bền vững, tuy nhiên cần giảm bớt các trung gian thị trường tránh tình trạng các trung gian thị trường vì mục tiêu lợi nhuận mà làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty.

Tăng sản lượng tiêu thụ đối với kênh phân phối đến với các siêu thị, và đến trực tiếp tay người tiêu dùng. Công ty có thể đặt những điểm bán chè Thái Bình chính hiệu ở một số tỉnh thành tiêu thụ khối lượng lớn sản phẩm của công ty.

Kênh tiêu thụ công ty => xuất khẩu và các cửa hàng bán lẻt được coi là kênh khách hàng tiềm năng của công ty, nếu làm tốt khâu sản xuất từ việc chăm sóc cải tạo vườn chè đảm bảo chất lượng sản phẩm, vệ sinh môi trường tạo môi trường du lịch sinh thái phù hợp sẽ là điều kiện thúc đẩy tiêu thụ đối với kênh phân phối này. Chú trọng tìm kiếm tiêu thụ sản phẩm của công ty thông qua các công ty để đưa sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài nhiều hơn.

- Giải pháp đối với từng nhóm khách hàng

+ Đối với hệ thống siêu thị, cửa hàng. Là đối tương khách hàng ổn định do vậy công ty cần duy trì hợp tác tiêu thụ đối với những siêu thị đã quen khách bên cạnh đó, công ty chủ động liên hệ với những hệ thống siêu thị khác ở miền Trung và miền Nam.

+ Đối với thương lái bán buôn: Là đối tượng khách hàng tự do ở hầu khắp các tỉnh, thành phố do vậy mà việc quản lý sản phẩm đảm bảo đúng chất lượng và bao gói là việc làm cần thiết. Cần có hình thức đóng gói gắn nhãn mác cụ thể đối với nhóm khách hàng này nhằm tránh tình trạng khách hàng trộn sản phẩm chè có nguồn gốc xuất xứ khác mang nhãn hiệu chè Thái Bình.

+ Đối với khách du lịch và cơ quan nhà nước. công ty nên dựa vào đối tượng khách hàng này để tạo dựng uy tín của mình, vì họ là những đối tượng tiêu dùng hàng trực tiếp từ công ty mà không thông qua trung gian thị trường. Những chính sách ưu đãi như tặng kèm thông tin về sản phẩm, công dụng và cách sử dụng đối với sản phẩm chè chế biến của công ty, những chính sách khuyến mại sản phẩm, tạo sự thoải mái cho khách hàng khi tiêu dùng dưới dạng du lịch…đó là hình thức quảng bá sản phẩm trực tiếp mang lại hiệu quả cao.

4.3.2.4. Giải pháp quảng bá sản phẩm

Công ty đã có những chương trình quảng cáo bán hàng trên truyền hình, mạng xã hội, Internet…đây là những hình thức quảng cáo chi phí cao tuy nhiên khách hàng cho biết họ biết đến và tiêu dùng sản phẩm thông qua các phương tiện vào thông tin đại chúng là rất ít. Chủ yếu họ biết đến nhờ cái tiếng chè Thái

Bình và trực tiếp dùng thử sản phẩm. Do vậy công ty duy trì các hình thức quảng cáo thông qua khách hàng là chủ yếu, sản xuất sản phẩm đảm bảo chất lượng tạo niềm tin cho người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm, để người tiêu dùng họ giới thiệu, quảng bá, PR cho sản phẩm của công ty nếu làm được như vậy sức lan tỏa đối với sản phẩm là rất mạnh mà chi phí lại thấp. Bên cạnh đó, công ty cần duy trì các hình thức quảng bá trực tiếp để người tiêu dùng sử dụng thử sản phẩm, thông qua các hội chợ, gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất chè tại công ty cp chè thái bình lạng sơn​ (Trang 75)