Vị trí của cây chè trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở ViệtNam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất chè tại công ty cp chè thái bình lạng sơn​ (Trang 27 - 29)

3. Bố cục khóa luận

1.2 Vị trí của cây chè trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở ViệtNam

a, Đặc điểm của cây chè Việt Nam

Cây chè là cây công nghiệp dài ngày được trồng lâu đời trên đất nước ta và ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế xã hội đất nước .

Về mặt lịch sử : Cây chè là cây có nguồn gốc từ Trung Quốc truyền bá ra khắp thế giới . Cây chè có lịch sử từ rất lâu đời : từ khi phát hiện , sử dụng , truyền bá và phát triển đến nay đã có gần 4000 năm . Do đặc tính sinh trưởng của bản thân cây chè , sự giao tru văn hoá giữa các dân tộc nên cây chè đã du nhập vào Việt Nam từ khoảng 3000 năm trước , Nhân dân vùng biên giới của Việt Nam đã học được cách trồng và chế biến của người Trung Quốc để phát triển các virờn chè trồng phân tần rải rác và hái lá để uống . Ngay từ trước thế

kỷ thứ XVII , ở Việt Nam đã hình thành hai vùng sản xuất chẻ : chè vườn miên trung du và chè rùng miền núi .

Vùng chè miền trung du chủ yếu sản xuất chè tươi, chè vụ và chè chế biến đơn giản.

Vùng chè miền núi sản xuất loại chè chi, chè mạn, lên men nửa chừng của đồng bảo dân tộc Mông, Dao,…

Kỹ thuật trồng chè thời kỳ này chủ yếu là quảng canh, có nơi coi đó là một cây rừng chế biến đơn giản, mang tính tự cung tự cấp trong gia đình hoặc trong cộng đồng lãnh thổ phạm vi nhỏ.

Đến thế kỷ thứ XIX, một số người Pháp bắt đầu kiểm soát việc sản xuất và buôn bán chè ở Hà Nội. Đến năm 1980 Paul Chaffajon xây dựng đồn điền đầu tiên của Việt Nam tại Tĩnh Cương ( Phú Thọ ) nay thuộc Sông Thao tỉnh Phú Thọ với diện tích khoảng 60 ha. Đến năm 1918, thành lập Trung tâm nghiên cứu nông lâm nghiệp Phú Thọ tại Phú Hộ. Từ năm 1925, cây chè bắt đầu phát triển mạnh, cả nước hình thành ba vùng chè chính:

Vùng chè Tây Nguyên: Có diện tích tính đến năm 1939 là 2.759 ha, sản lượng bình quân mỗi năm đạt 900 tấn. Đã có những đồn điền quy mô 400- 500ha. Bắt đầu hình thành một số nhà máy (thiết bị của Anh) có sản phẩm chình là loại chè đen truyền thống (OTD) tiêu thụ ở thị trường Tây Âu và một ít chè xanh xuất khẩu sang Bắc Phi.

Vùng chè Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ: Chè được trồng rải rác trong các vườn gia đình, một số đồn điền nhỏ (vài chục ha), kỹ thuật trồng và chế biến còn rất đơn giản, sản phẩm gồm chè đen, chè xanh, chè tươi và chè nụ.

Vùng chè Trung Bộ: Tổng diện tích khoảng 1900 ha, trong đó có một đồn điền của người Pháp với diện tích khoảng 250 ha. Chế biến chè ở vùng này còn thô sơ, sản phẩm chính là chè xanh xuất khẩu sang Bắc Phi.

Từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay: Việt Nam phải tiến hành 30 năm chiến tranh dành độc lập, các cơ sở nghiên cứu khoa học về chè có ở hai

miền Nam, Bắc đều bị ngừng hoạt động, như Trung tâm nghiên cứu chè ở Phú Hộ ở miền Bắc đã ba lần bị quân viễn chinh Pháp chiếm đống và ném bom phá sạch, đốt sạch. Mặc dù vần phải sản xuất lương thực thực phẩm cho quân dân là chính nhưng Nhà nước ta vẫn quan tâm phát triển cây chè và đến ngày nay cây chè lại càng được chú trọng phát triển.

Về mặt tự nhiên: Cây chè là cây trồng nhiệt đới rất thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, hệ số dao động nhiệt độ giữa ban ngày và đêm lớn (8-12 độ C) ở Việt Nam tạo cho cây chè tổng hợp được nhiều chất thơm tự nhiên và đựac trưng. Ngoài ra độ cao và địa hình cũng có ảnh hưởng đến chất lượng chè. Kinh nghiệm sản xuất chè lâu đời của thế giới cho thấy các loại danh trà chủ yếu là được trồng trên vùng núi cao. Chè Việt Nam có chất lượng cao là chè Shan Tuyết được trồng trên núi Tây Côn Lĩnh, chè Suối Giàng ở Văn Chấn Yên Bái, chè Tà Sùa ở Sơn La. Các vùng này có nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, ánh sáng tán xạ cao, biên độ ngày đêm cao…

Về mặt kinh tế: Chè là cây công nghiệp dài ngày, có lợi thế so sánh ở nước ta đặc biệt là ở các tình Trung du miền núi phia Bắc. Đảng và Nhà nước ta coi cây chè là cây xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc và là cây làm giàu, góp phần lớn vào việc phát triển kinh tế nông thôn ở miền Nam.

Trồng chè còn thu hút được một lượng lao động đáng kể, góp phần giải quyết việc làm và là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao ở Trung du Miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên, góp phần thúc đây trung du, miền núi có điều kiện hòa hợp với miền xuôi về kinh tế, văn hóa, xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất chè tại công ty cp chè thái bình lạng sơn​ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)