Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 - “Lập kế hoạch kiểm toán”, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải lập kế hoạch kiểm toán để đảm bảo cuộc kiểm
toán được tiến hành một cách có hiệu quả. Trong giai đoạn này KTV thực hiện các bước công việc sau:
- Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán - Lập kế hoạch chiến lược
- Lập kế hoạch kiểm toán tổng thế - Thiết kế chương trình kiểm toán
a. Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán
Quy trình kiểm toán được bắt đầu từ khi KTV và công ty kiểm toán tiếp nhận khách hàng. Trên cơ sở thư mời kiểm toán, KTV sẽ tiến hành các bước công việc cần
thiết như sau:
❖ Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro của hợp đồng
KTV sẽ thu thập các thong tin sau về khách hàng trước khi thực hiện ký kết hợp đồng kiểm toán: Những hiểu biết tổng quan về nền kinh tế, lĩnh vực hoạt động, tổ chức hoạt động của doanh nghiệp...
KTV đặt ra và trả lời các câu hỏi sau: Đơn vị khách hàng có nhu cầu kiểm toán
đã kiểm toán lần nào trước đó chưa? Nếu đã được kiểm toán rồi thì lý do tại sao công ty kiểm toán trước đây lại không tiếp tục thực hiện kiểm toán nữa? Tại sao khách hàng lại mời công ty kiểm toán mình thực hiện kiểm toán cho năm nay? Mục đích của cuộc kiểm toán là gì?
Bên cạnh đó KTV cũng cần quan tâm đến mức phí kiểm toán và thời gian kiểm
toán cũng như các yêu cầu kèm theo của khách hàng.
❖ Soạn thảo và ký kết hợp đồng
Sau khi KTV có những thông tin cần thiết về khách hàng, KTV sẽ đi đến quyết
định ký hợp đồng kiểm toán. Khi đã chấp nhận kiểm toán tại khách hàng, KTV
sẽ phải soạn thảo hợp đồng kiểm toán với những điều khoản hợp đồng theo như thảo luận giữa hai bên, đồng thời kí kết hợp đồng kiểm toán. Tuy nhiên, hợp đồng kiểm toán phải được trình cho Giám đốc hoặc Phó Giám đốc ký kết.
b. Lập kế hoạch chiến lược
Kế hoạch chiến lược: là định hướng cơ bản, là nội dung trọng tâm và phương
pháp tiếp cận chung của cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về
Phân tích ngang Phân tích dọc
tình hình hoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán” (đoạn 04 VSA 300).
Theo đoạn 13 VSA 300: “Kế hoạch chiến lược phải được lập cho các cuộc kiểm toán lớn về quy mô , tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán báo cáo tài
chính của nhiều năm." Như vậy trong trường hợp này, doanh nghiệp kiểm toán sẽ
phải lập kế hoạch chiến lược, còn trong những cuộc kiểm toán khác thì không bắt buộc.
Nội dung của kế hoạch chiến lược bao gồm: những thông tin về tình hình kinh doanh của khách hàng; những vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính như chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán áp dụng, yêu cầu về lập báo cáo và quyền hạn của công ty; xác định vùng rủi ro chủ yếu của doanh nghiệp và ảnh hưởng của nó tới báo cáo tài chính; đánh giá hệ thống kiểm soát nộ bộ; xác định mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp tiếp cận kiểm toán; xác định nhu cầu về sự hợp tác của các chuyên gia...
c. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể
Kế hoạch kiểm toán tổng thể: là việc cụ thể hóa kế hoạch chiến lược và phương
pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến của các thủ tục kiểm toán. Mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể là để có thể thực hiện công việc kiểm toán một cách có hiệu quả và theo đúng thời gian dự kiến" (Đoạn 05 VSA 300).
❖Thu thập thông tin ban đầu về khách hàng
Một trong những yêu cầu không thể thiếu trước mỗi cuộc kiểm toán là KTV phải có cái nhìn đầy đủ về khách hàng và tính chất hoạt động kinh doanh của khách hàng. Qua việc tìm hiểu khách hàng và môi trường kinh doanh, KTV có thể xác định được rủi ro tiềm tàng (IR) đối với khoản mục CPBH và CPQLDN.
Đối với một khách hàng mới, khi nhận được yêu cầu kiểm toán, KTV phải nghiên cứu và thu thập thông tin để có hiểu biết về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng; hệ thống thông tin cũng như các chính sách kế toán hiện hành đối với CPHĐ. Thêm vào đó, KTV cũng có thể tìm hiểu thêm thông
19
tin của đơn vị được kiểm toán thông qua các đối tượng khác có liên quan như nhà cung cấp, ngân hàng,...
Neu vẫn là khách hàng cũ đã từng tiến hành kiểm toán, KTV phải cập nhật thông tin khách hàng thông qua việc xem xét lại hồ sơ kiểm toán năm trước nói chung và xem xét cụ thể lại phần hành CPHĐ. Nếu có thể trực tiếp phỏng vấn Ban Giám đốc đơn vị, Kế toán trưởng cũng là một nguồn thông tin cần thiết.
❖Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ
Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ là quá trình đánh giá thông tin tài chính được thực hiện thông qua việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các dữ liệu tài chính và phi tài chính. Có 2 loại phân tích là phân tích ngang và phân tích dọc, cụ thể như sau:
Khái niệm
Phân tích dựa trên cơ sở so sánh các giá trị số của chỉ tiêu CPBH, CPQLDN trên BCKQHĐKD
Phân tích dựa trên cở sở so sánh các tỷ lệ tương quan của các chỉ tiêu và khoản mục khác nhau trên BCTC
Nội dung
Các chỉ tiêu thường sử dụng:
- So sánh CPBH và CPQLDN kỳ này với kỳ trước. Qua đó thấy được biến động bất thường và xác định nội dung cần quan tâm;
So sánh và nhận xét về mối quan hệ giữa CPBH, CPQLDN với chỉ tiêu doanh
thu, lợi nhuận của kỳ này với kỳ trước để có cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt động trong kỳ của doanh nghiệp.
- So sánh số liệu thực tế với số liệu theo kế hoạch đã đề ra;
- So sánh chi phí của đơn vị khách hàng với các doanh nghiệp khác tương tự về quy mô/loại hình kinh doanh; với giá trị trung bình của ngành...
Tiêu chí được chọn Tỷ lệ (%)
Trước khi thực hiện thủ tục phân tích, KTV cần rà soát một cách sơ lược về ngành nghề kinh doanh của khách hàng để nắm được tình hình thực tế cũng như xu hướng của ngành để xác định được căn cứ phân tích. Trong trường hợp số liệu phân tích không như dự kiến thì KTV cần tìm hiểu nguyên nhân.
Thông qua thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch này, KTV có thể xác định được nội dung cơ bản của cuộc kiểm toán nói chung. Hơn nữa, KTV còn có thể áp dụng thủ tục phân tích xu hướng như so sánh CPHĐ giữa các tháng trong kỳ để thấy rõ được các thay đổi đột biến để tập trung tìm hiểu trong quá trình thực hiện kiểm toán.
❖ Xác định mức trong yếu và rủi ro kiểm toán
Xác định mức trọng yếu
Theo chuẩn mực Kiểm toán số 320 - “Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán”: “Trọng yếu là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một số thông tin (một số liệu kế toán) trong BCTC. Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu đi tính chính xác của thong tin đó sẽ ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC”. Qua đó, trách nhiệm của KTV là xác định xem BCTC có chứa đựng các sai sót trọng yếu hay không, từ đó đưa ra các kiến nghị thích hợp. Khi lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, KTV cần xác định mức trọng yếu đối với BCTC. Trong những trường hợp cụ thể của đơn vị được kiểm toán, nếu có một số nhóm các giao dịch, số dư tài khoản hoặc thông tin thuyết minh (nếu xét riêng lẻ) có sai sót với mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC nhưng có ảnh hưởng (nếu xét tổng thể) đến quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC, thì KTV phải xác định mức trọng yếu hoặc các mức trọng yếu áp dụng cho từng nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh.
Việc xác định mức trọng yếu đòi hỏi phải có các xét đoán chuyên môn. Thông thường, KTV sử dụng một tỷ lệ phần trăm (%) áp dụng cho một tiêu chí được lựa chọn làm điểm khởi đầu trong việc xác định mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC. Theo chương trình kiểm toán mẫu của Hội KTV hành nghề Việt
21
Nam (VACPA), các tiêu chí được lựa chọn để xác định mức trọng yếu có thể như bảng sau:
Lợi nhuận kế toán trước thuế 0 -10
Doanh thu 0,5 - 3
Nguồn: VACPA Mức trọng yếu thực hiện
KTV thường đánh giá mức trọng yếu thực hiện thấp hơn mức trọng yếu với tổng thể BCTC nhằm giảm khả năng ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh và không thể được phát hiện vượt quá mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC. Căn cứ vào các xét đoán chuyên môn của KTV dựa trên hiểu biết về đơn vị được kiểm toán, các sai sót được phát hiện trong cuộc kiểm toán trước,... mức trọng yếu thực hiện thông thường được xác định trong khách hàngoảng 50 - 80% của mức trọng yếu.
Đánh giá rủi ro kiểm toán
Là thủ tục kiểm toán được thực hiện sau khi KTV thu thập các thông tin về đơn vị như môi trường hoạt động kinh doanh, kiểm soát nội bộ,... nhằm xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn ở cấp độ BCTC hoặc cấp độ CSDL. Theo đó, rủi ro đáng kể là rủi ro có sai sót trọng yếu đã được xác định và đánh giá mà theo xét đoán của KTV phải đặc biệt lưu ý khi kiểm toán.
❖ Tìm hiểu kiểm soát nội bộ với CPHĐ và đánh giá rủi ro kiểm soát
Việc nghiên cứu và đánh giá KSNB của khách hàng đối với CPHĐ là bước công việc quan trọng mà KTV cần thực hiện khi tiến hàng kiểm toán khoản mục này, không chỉ để xác định tính hiện hữu của KSNB mà còn làm cơ sở xác định phạm vi thực hiện thử nghiệm cơ bản trên nghiệp vụ của đơn vị. Nếu KSNB đối với CPHĐ là hiệu quả (thiết kế và vận hành) tức là rủi ro kiểm soát
được đánh giá ở mức thấp thì khối lượng công việc mà KTV phải thực hiện sẽ được giảm đi và ngược lại.
Đối với việc đánh giá KSNB về CPHĐ, KTV có thể thực hiện qua bốn bước cơ sản như sau:
Bước một, tìm hiểu về KSNB đối với khoản mục CPHĐ bằng cách dùng bảng
câu hỏi; bảng tường thuật, lưu đồ và thông qua quan sát phỏng vấn và xem xét các văn bản quy định của đơn vị.
Bước hai, đưa ra đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm toán của CPHĐ giúp KTV giới
hạn phạm vi của các thử nghiệm cơ bản. Neu KSNB về CPHĐ được thiết kế và vận hành hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp và ngược lại.
Bước ba, thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát như kiểm tra việc phê duyệt, ủy quyền phát sinh chi phí có được tiến hành đúng quy định hay không? Xem xét tính độc lập của người thực hiện nghiệp vụ/người phê duyệt/người ghi sổ kế toán,...
Bước 4, KTV đánh giá lại RRKS sau khi đã kiểm tra đưuọc KSNB đối với CPHĐ được thiết kế như thế nào. Việc đánh giá lại RRKS nhằm nhận diện được điểm mạnh, điểm yếu của KSNB từ đó thiết kế được các thử nghiệm cơ bản với phạm vi thích hợp.
❖ Thiết kế chương trình kiểm toán khoản mục CPHĐ
Chương trình kiểm toán cho khoản mục CPHĐ phải được lập và thực hiện cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó xác định nội dung, mục tiêu, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần thiết để thực hiện kế hoạch kiểm toán tổng thể.
Chương trình kiểm toán của hầu hết các cuộc kiểm toán được thiết kế thành hai loại: thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản, trong đó thử nghiệm cơ bản bao gồm thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết. Trong đó thử nghiệm kiểm soát bao gồm các thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm giảm rủi ro kiểm soát của từng mục tiêu kiểm soát nội bộ. Thủ tục phân tích được thiết kế để đánh giá tính hợp lý chung của các số dư tài khoản đang được kiểm toán. Thử nghiệm chi tiết được thiết kế nhằm thỏa mãn các mục tiêu kiểm toán đặc thù của từng khoản mục đang xem xét.