Khái niệm hợp đồng đại lý thương mạ

Một phần của tài liệu 846 pháp luật về hợp đồng đại lý ở việt nam (Trang 26 - 28)

Giống với các hoạt động trung gian thương mại khác, bản chất đại lý thương mại là một quan hệ hợp đồng, đó là sự xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng. LTM năm 2005 không đưa ra

định nghĩa chính xác về hợp đồng đại lý, tuy nhiên quan hệ thương mại giữa thương nhân giao đại lý và thương nhân làm đại lý được xác lập trên cơ sở hợp đồng là sự tự do thỏa thuận giữa bên giao đại lý và bên đại lý về việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.

Theo quan điểm riêng của tác giả Philip Koler người Pháp, hợp đồng đại lý là sự thỏa thuận giữa các bên là thương nhân, trong đó bên được ủy quyền là cấp trung gian cam kết đại diện cho bên bán hoặc bên mua giúp cho bên ủy uyền thực hiện việc mua bán hàng hóa và được nhận thù lao trên mức giá tiêu thụ [18, tr.32]. Như vậy, theo quan điểm của tác giả chủ thể tham gia vào quan hệ đại lý thương mại đều là thương nhân, trong đó bên được ủy quyền sẽ thực hiện hoạt động mua, bán hàng hóa giúp cho bên ủy quyền với danh nghĩa của bên ủy quyền. Vì vậy, mọi trách nhiệm pháp lý phát sinh trong quá trình bên được ủy quyền thực hiện các hoạt động trong phạm vi ủy quyền với bên thứ ba đều mang lại cho bên ủy quyền.

Tác giả Trần Quỳnh Anh một nhà nghiên cứu luật của Việt Nam lại có quan điểm khác. Trong công trình nghiên cứu về hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa của mình, tác giả đã đưa ra quan điểm: “Hợp đồng đại lý là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó một bên (bên đại lý) sẽ nhân danh chính mình để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên kia (bên giao đại lý) để hưởng thù lao.”[7,

tr.11]. Cũng giống như quan điểm của tác giả nước ngoài, hợp đồng đại lý được xây dựng dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó bên đại lý thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên thứ ba và được hưởng thù lao từ hoạt động trên. Tuy nhiên, khi thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa thay vì nhân danh của bên giao đại lý thì bên đại lý sẽ nhân danh chính mình, do đó bên đại lý phải tự chịu trách nhiệm pháp lý trong quan hệ với bên thứ ba. Đây cũng là điểm khác biệt trong quan điểm giữa tác giả Việt Nam và tác giả nước ngoài.

Tóm lại, mỗi một tác giả sẽ có những quan điểm khác nhau. Dưới góc độ cá nhân, bản thân tôi đồng ý với quan điểm của tác giả Trần Quỳnh Anh. Mặc dù khái niệm vẫn có thể tồn tại nhiều hạn chế nhưng theo quan điểm cá nhân định nghĩa trên là phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và thực tiễn hoạt động của các chủ thể trên thị trường. Việc đưa ra một định nghĩa thống nhất về hợp đồng đại lý

thương mại giữa các tác giả là điều tương đối khó. Điều này còn phụ thuộc vào cách tiếp cận, quan điểm của từng tác giả cũng như pháp luật của từng quốc gia quy định về hoạt động đại lý.

Trên cơ sở khái niệm hợp đồng đại lý, pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại được định nghĩa là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đại lý bao gồm các quy phạm quy định về chủ thể, hình thức của hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng, chấm dứt hợp đồng và hậu quả của việc chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại.

Một phần của tài liệu 846 pháp luật về hợp đồng đại lý ở việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w