3.3.2.1. Nâng cao hiểu biết về pháp luật, tăng cường vai trò của đội ngũ pháp chế
Pháp luật không chỉ có vai trò là hành lang pháp lý tạo điều kiện để các bên tham gia vào quan hệ thương mại mà còn là công cụ để các thương nhân có thể tự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Chủ thể nào càng nắm bắt được các quy định pháp luật sẽ càng có ưu thế và nắm được sự chủ động trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng. Chính vì vậy, để có thể tạo ra được những ưu thế cho mình các bên cần phải có sự am hiểu những kiến thức pháp luật cơ bản về lĩnh vực mà chủ thể đó đang tham gia. Bên cạnh đó, đội ngũ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp cũng phải thường xuyên trau dồi, nâng cao sự hiểu biết về pháp luật nói chung và pháp luật về thương mại trong đó có pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại nói riêng.
Ngoài ra, cũng cần tăng cường vai trò của đội ngũ pháp chế, luật sư trong việc hỗ trợ thương nhân khi tham gia vào quan hệ đại lý. Trên thực tế, hoạt động đại lý có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức đại lý khác nhau, mỗi một hình thức đều mang lại cho chủ thể tham gia những quyền và lợi ích nhưng cùng với đó là những hạn chế nhất định. Việc lựa chọn được hình thức đại lý nhằm giúp cho chủ thể đạt được tối đa quyền và lợi ích của mình là một điều không hề đơn giản, đòi hỏi chủ thể phải thật sự khôn khéo và có sự am hiểu về quy định của pháp luật. Trong những trường hợp như vậy, đội ngũ pháp chế, luật sư lại đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ thương nhân thực hiện đàm phán, soạn thảo hợp đồng đại lý cũng như tư vấn, giải đáp thắc mắc cho các chủ thể tham gia trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. Vai trò của đội ngũ pháp chế, luật sư càng được khẳng định khi các thương nhân Việt Nam tham gia vào hoạt động đại lý thương mại ở nước ngoài và ngược lại.
3.3.2.2. Xây dựng hệ thống đại lý hiện đại, chủ động, thường xuyên kiểm tra, giám
sát các hoạt động diễn ra trong hình thức đại lý thương mại
doanh cá thể. Đó là những đối tượng không được định hình phát triển, không được sự quản lý của Nhà nước, hoạt động tự do và độc lập nằm ngoài vùng kiểm soát. Chính vì vậy hiện tượng hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường hay hiện tượng đẩy giá lên thường xuyên không còn là câu chuyện quá xa lạ tại thị trường Việt Nam trong những năm gần đây. Vấn đề này đã và đang trở thành vấn nạn phổ biến trên thị trường. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của người tiêu dùng mà qua đó cũng đã gián tiếp phản ánh được pháp luật Việt Nam vẫn tồn tại khá nhiều lỗ hổng và chưa được các chủ thể tôn trọng. Trong khi đó, lưu thông hàng hóa vào thị trường lại là khâu quan trọng, quyết định đến chu trình tái sản xuất, là điểm xung yếu và tác động chi phối đến sự vận động của đời sống kinh tế - xã hội. Vì vậy, Nhà nước nói chung và doanh nghiệp nói riêng phải xây dựng một hệ thống đại lý hiện đại, bám sát quy trình vận động hàng hóa từ khi sản xuất đến khi tiêu thụ. Đồng thời thường xuyên thực hiện kiểm tra, giám sát các hoạt động đại lý thương mại và có những chế tài xử phạt mang tính chất răn đe đối với chủ thể thực hiện các hành vi vi phạm.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu những giải pháp góp phần tiếp tục hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại ở Việt Nam hiện nay, có thể rút ra những kết luận như sau:
1. Việc đưa ra các giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại ở nước ta hiện nay đều dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cùng
các dự báo về sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế sâu rộng. Việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại
phải phù hợp với chính sách phát triển chung của đất nước, phải đảm bảo
được tính
công khai, minh bạch và tính khả thi đồng thời phải phù hợp với bối cảnh hội nhập
quốc tế.
2. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại cần tập trung vào các nội dung về hình thức, quyền và nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm pháp lý
do vi
phạm hợp đồng, chấm dứt hợp đồng và hậu quả pháp lý do chấm dứt hợp
đồng như
sau: bãi bỏ các quy định không còn phù hợp, sửa đổi, bổ sung các quy định của
pháp luật hiện hành và ban hành những quy định mới trong LTM nhằm đảm bảo