ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại ởViệt Việt
Nam
Trong bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế như hiện nay, để có thể hòa nhập vào sự phát triển của nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã và đang không ngừng mở rộng quan hệ thương mại giữa các quốc gia. Trong gần 35 trở lại đây, sau khi Đảng và Nhà nước chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã gặt hái được không ít thành công trong các lĩnh vực ngoại giao, văn hóa, xã hội đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại, từng bước ghi dấu ấn của Việt Nam trên bản đồ thế giới. Không thể phủ nhận được sau khi Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới ( WTO), Cộng đồng kinh tế ASEAN, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã đánh dấu những bước tiến quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia, từng bước tạo điều kiện để Việt Nam có thể mở rộng quan hệ ngoại thương. Chính điều này đã tạo ra cho Việt Nam những lợi thế nhất định trên tất cả các lĩnh vực nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đòi hỏi chúng ta cần phải vượt qua. Điều này đòi hỏi Đảng và Nhà nước cần có định hướng phát triển cụ thể, trong đó có hoàn thiện quy định của pháp luật về thương mại bao gồm pháp luật về lĩnh vực đại lý.
Căn cứ vào đánh giá những hạn chế của pháp luật về hoạt động đại lý thương mại
ở chương 2 là cơ sở để tiếp tục hoàn thiện lĩnh vực pháp luật về hợp đồng đại lý. Xuất phát từ thực tiễn thi hành pháp luật về hợp đồng đại lý đã chỉ ra pháp luật thương mại của Việt Nam còn nảy sinh nhiều vướng mắc và cần phải được sửa đổi, bổ sung để tiếp tục hoàn thiện. Việt Nam đã và đang hội nhập kinh tế trong khu vực và trên thế giới, đòi hỏi pháp luật về đại lý thương mại cũng cần phải thay đổi để phù hợp với bối cảnh hội nhập. Vì vậy hoàn thiện quy định của pháp luật về hợp