Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý

Một phần của tài liệu 846 pháp luật về hợp đồng đại lý ở việt nam (Trang 47 - 51)

2.3.2.1. Quyền của bên giao đại lý

Hợp đồng đại lý là hợp đồng song vụ có tính chất đền bù, quyền của bên đại lý sẽ trở thành nghĩa vụ của bên giao đại lý và ngược lại. Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý không chỉ được ghi nhận trong hợp đồng đại lý mà còn được quy định trong LTM năm 2005. Theo Điều 172 LTM năm 2005, bên giao đại lý có quyền như sau:

Thứ nhất, bên giao đại lý được quyền áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, giá

cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Trong hợp đồng, bên giao đại lý hoàn toàn có quyền được ấn định giá và yêu cầu bên đại lý phải thực hiện mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo mức giá đã được ấn định. Trong hợp đồng đại lý giữa công ty cổ phần Floordi và bên đại lý theo hợp đồng số 001.BSN002.2020/HĐ - FDI- ĐLC2. Tại Điều 3 và khoản 2 Điều 7 các bên thỏa thuận về việc công ty cổ phần Floordi là bên giao đại lý sẽ ấn định giá phân phối sản phẩm sàn gỗ do phía công ty cung cấp. Bên đại lý có nghĩa vụ thực hiện bán sản phẩm theo giá niêm yết tại website: www.floordi.vn và chỉ được điều chỉnh giá bán khi được công ty cổ phần Floordi chấp thuận [01,03]. Mục đích của việc ấn định giá là hỗ trợ cho bên đại lý trong việc xác định được giá bán đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng cũng như của thương nhân giao đại lý khi hạn chế được việc bên đại lý có thể đưa ra mức giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ không phù hợp với mức giá chung trên thị trường.

Việc bên đại lý bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cao hơn hoặc mua hàng với mức giá thấp hơn so với thị trường là vấn đề khá phổ biến hiện nay. Tranh chấp xảy ra giữa đại lý của thương hiệu Mitsustar và khách hàng chính là một trong những ví dụ điển hình. Khi khách hàng tìm mua máy giặt ở cửa hàng điện lạnh 52 Hai Bà Trưng, khách hàng được nhân viên tư vấn giới thiệu máy giặt mang thương hiệu Mitsustar loại 6kg với giá 4,4 triệu đồng. Ngày hôm sau khi khách hàng đến siêu thị Big C, giá của chiếc máy giặt chỉ còn 3.2 triệu đồng. Thắc mắc về vấn đề này khách hàng đã tìm đến trụ sở của công ty Mitsustar tại 66 Đường Láng thì được nhân viên kinh doanh thông báo mức giá mà khách hàng mua là sai. Vì vậy, khách hàng đã tìm đến cửa hàng 52 Hai Bà Trưng để phản ánh vấn đề này và được chủ cửa hàng trả lời: “Cửa hàng của chúng tôi thích bán với giá bao nhiêu thì bán” [19, tr.47]. Câu trả lời trên đã làm mất đi lòng tin của khách hàng đối với không chỉ cửa hàng đại lý mà còn ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của Mitsustar.

Ở khía cạnh của người tiêu dùng, họ luôn nhận diện theo hướng tất cả các cơ sở đại lý đều kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ với cùng một thương hiệu đều có chung chủ sở hữu, vì vậy chỉ cần một bên đại lý vi phạm, thực hiện việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ kém chất lượng hoặc mua bán với mức giá quá cao hoặc quá thấp so với thị trường đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, danh tiếng và kết quả kinh doanh của bên giao đại lý. Do đó, trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên cần phải thỏa thuận để xây dựng được các điều khoản cụ thể về giá bao gồm giá giao đại lý và giá mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng trên cơ sở hài hòa lợi ích giữa các bên.

Thứ hai, bên giao đại lý được quyền yêu cầu bên đại lý phải thực hiện ký

quỹ, thế chấp hoặc các biện pháp bảo đảm khác theo quy định của pháp luật để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ đối với bên giao đại lý. Ngoài ra, bên giao đại lý còn có quyền được yêu cầu bên đại lý thanh toán số tiền nhận được từ việc thực hiện hoạt động tiêu thụ hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng (đối với đại lý bán, đại lý cung ứng dịch vụ) và giao hàng (đối với đại lý mua). Bên cạnh đó, bên giao đại lý còn được thực hiện quyền giám sát, kiểm tra hoạt động của bên đại lý và yêu cầu bên đại lý phải thường xuyên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Ví dụ trong hợp đồng đại lý số 01/2017/HĐĐL được ký kết giữa Công ty TNHH T và

Công ty TNHH C với nội dung Công ty T là bên giao đại lý có nghĩa vụ giao hàng và thực hiện thanh toán thù lao cho Công ty C là bên đại lý. Ngược lại Công ty C có trách nhiệm thực hiện kiểm kê, báo cáo tình hình kinh doanh cho Công ty T vào ngày mùng 02 hàng tháng thông qua các phương tiện thông tin như fax, email [56].

Thứ ba, bên giao đại lý vẫn được hưởng đầy đủ quyền và lợi ích của chủ sở hữu đối với hàng và tiền giao cho bên đại lý. Trong quan hệ đại lý, thương nhân đại lý chỉ nhận hàng (đối với đại lý bán), nhận tiền (đối với đại lý mua), nhận ủy quyền để cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà không phải là người mua hàng hay người bán hàng của bên giao đại lý. Vì vậy, ngay cả khi bên đại lý đã nhận hàng hóa, nhận tiền của thương nhân giao đại lý thì quyền sở hữu hàng hóa và tiền vẫn thuộc về bên giao đại lý.

Tuy nhiên, trên thực tế hợp đồng đại lý được các thương nhân giao kết lại không theo đúng bản chất như vậy. Điều này có thể nhận thấy khá rõ trong hợp đồng đại lý giữa Công ty cổ phần Floordi và bên đại lý theo hợp đồng số 001.BSN002.2020/HĐ-FDI-ĐLC2 tại Điều 5 quy định bên đại lý phải thanh toán 100% giá trị đơn hàng cho Công ty cổ phần Floordi trước khi lấy hàng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản do Công ty Floordi chỉ định và được phía công ty Floordi thông báo bằng văn bản hoặc email [02]. Trong hợp đồng trên, bên đại lý phải thực hiện thanh toán trước khi nhận hàng, vì vậy bên đại lý phải là chủ sở hữu đối với hàng hóa của thương nhân giao đại lý sau khi thanh toán và nhận được hàng.

Quy định về quyền sở hữu hàng hóa của thương nhân giao đại lý được ghi nhận trong LTM năm 1997 và tiếp tục được kế thừa trong LTM năm 2005. Tuy nhiên quy định như vậy là không cần thiết làm mất đi tính linh hoạt và hạn chế phạm vi áp dụng các quy định của pháp luật về đại lý thương mại. Do đó, pháp luật hiện hành cần loại bỏ quyền sở hữu hàng hóa trong quan hệ đại lý.

2.3.2.2. Nghĩa vụ của bên giao đại lý

Bên cạnh những quyền lợi nhận được, bên giao đại lý cũng có những nghĩa vụ nhất định đối với bên đại lý được quy định tại Điều 173 LTM năm 2005.

Thứ nhất, bên giao đại lý có nghĩa vụ trả thù lao và thanh toán các chi phí hợp lý khác cho bên đại lý. Mức thù lao được xác định dựa trên sự thỏa thuận và

hình thức đại lý mà các bên tham gia. Ngoài khoản thù lao trên bên đại lý còn có thể nhận được những khoản tiền thưởng khi đạt được chỉ tiêu kinh doanh, hỗ trợ chính sách bán hàng của thương nhân giao đại lý. Trong hợp đồng đại lý được ký kết giữa Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Minh Tâm và bà Phạm Thị Loan - chủ hộ kinh doanh cá thể Phú Mỹ theo hợp đồng số 06 - HCM/HĐPP-12 các bên thỏa thuận về việc Công ty Minh Tâm là bên giao đại lý ủy quyền cho hộ kinh doanh Phú Mỹ thực hiện phân phối các sản phẩm dinh dưỡng do Công ty Minh Tâm sản xuất. Công ty Minh Tâm có nghĩa vụ thanh toán thù lao cho đại lý Phú Mỹ dựa trên tỷ lệ phần trăm trên giá mua. Đồng thời, hỗ trợ Phú Mỹ 05 nhân viên bán hàng và 01 nhân viên quản lý do Công ty Minh Tâm trả lương và các chính sách khuyến mại, chiết khấu, hỗ trợ trưng bày dành cho đại lý Phú Mỹ [55].

Thứ hai, bên giao đại lý phải liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên đại lý nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần lỗi của mình gây ra. Trong quá trình vận chuyển, bảo quản hàng hóa không thể tránh khỏi những thiệt hại có thể xảy ra. Sự hư hỏng của hàng hóa có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như do lỗi của nhà sản xuất, do lưu kho, lưu bãi, do va chạm khi vận chuyển...Việc hàng hóa hư hỏng do lỗi của nhà sản xuất thì bên giao đại lý đương nhiên phải chịu trách nhiệm. Nhưng trên thực tế hàng hóa thường được lưu kho, lưu bãi của bên đại lý trong một khoảng thời gian nhất định cùng với đó là sự tác động của điều kiện tự nhiên. Nên việc xác định lỗi của thương nhân đại lý hay thương nhân giao đại lý không phải là điều đơn giản. Chính vì vậy, nếu hàng hóa bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy do lỗi của bên đại lý thì bên giao đại lý cũng phải liên đới chịu trách nhiệm nếu các bên không có thỏa thuận khác. Hợp đồng đại lý cung ứng dịch vụ vận tải được ký kết giữa Công ty TNHH Thịnh Phát và Công ty TNHH Thanh Nhàn vào năm 2014 đã thể hiện được đầy đủ nội dung này. Trong hợp đồng tại Điều 9 các bên thỏa thuận về việc Công ty Thịnh Phát là bên giao đại lý sẽ chịu trách nhiệm 100% giá trị của hàng hóa trước khách hàng nếu hàng hóa bị hư hỏng, bị vỡ do lỗi của nhà sản xuất. Công ty cam kết liên đới chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại do Công ty Thanh Nhàn gây ra nếu hành vi vi phạm có một phần lỗi của Công ty Thịnh Phát [17, tr.62].

Thứ ba, bên giao đại lý còn có các nghĩa vụ khác như: giao tiền và giao hàng cho bên đại lý theo thời hạn đã được các bên thỏa thuận; hoàn trả cho bên đại lý tài sản bảo đảm của bên đại lý ( nếu có) khi kết thúc hợp đồng; cung cấp thông tin, hướng dẫn, tạo điều kiện để bên đại lý thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình

[38, tr.98].

Pháp luật hiện hành về đại lý thương mại là sự kế thừa của LTM năm 1997 nhưng không ngừng hoàn thiện thông qua các lần sửa đổi. LTM năm 2005 tuy đã được hoàn thiện nhưng vẫn bộc lộ hạn chế như sau:

- Quy định về sở hữu hàng hóa của thương nhân giao đại lý tại Điều 170: quy định này là không phù hợp với thực tiễn, thiếu tính linh hoạt và hạn chế phạm

vi áp

dụng của pháp luật về đại lý thương mại như đã phân tích ở trên.

- Quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên giao đại lý: LTM năm 2005 chưa có quy định xác định trách nhiệm của bên giao đại lý trong việc

cung cấp

thông tin cho bên đại lý và hậu quả pháp lý khi một trong các bên cung cấp thông

tin không đầy đủ và thiếu chính xác.

- LTM năm 2005 chưa có quy định về nghĩa vụ bảo mật các thông tin do bên đại lý cung cấp liên quan đến dữ liệu khách hàng. Việc bổ sung quy định trên

là cần

thiết để bảo vệ quyền và lợi ích của bên đại lý và của người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu 846 pháp luật về hợp đồng đại lý ở việt nam (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w