Thực trạng pháp luật về trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng đại lý

Một phần của tài liệu 846 pháp luật về hợp đồng đại lý ở việt nam (Trang 51 - 53)

đồng đại lý

Hợp đồng đại lý thương mại được giao kết không trái với quy định của pháp luật sẽ là cơ sở pháp lý ràng buộc trách nhiệm các bên trong quan hệ hợp đồng. Trên thực tế, không phải tất cả mọi chủ thể đều tuân thủ những điều khoản đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Việc các bên không thực hiện, thực hiện không đúng hay không đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình đều có thể là nguyên nhân làm phát sinh tranh chấp giữa các bên. Do đó, việc xác định trách nhiệm pháp lý của bên vi phạm là nội dung quan trọng được BLDS năm 2015 và LTM năm 2005 quy định nhằm xác định chế tài áp dụng đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.

thuận trong hợp đồng. Theo hợp đồng đại lý số 01/2015/ HĐĐL được ký kết giữa Công ty P (Việt Nam) và Công ty R, trong đó Công ty P là bên giao đại lý ủy quyền cho Công ty R là đại lý phân phối, tiêu thụ các sản phẩm máy điều hòa mang nhãn hiệu do tập đoàn P sản xuất tại thị trường Việt Nam. Tại Điều 9.6 của hợp đồng các bên thỏa thuận về mức phạt vi phạm là 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm [57]. Chế tài phạt vi phạm phải được các bên thỏa thuận trước khi hợp đồng được ký kết và sau khi hợp đồng đã phát sinh hiệu lực, chủ thể không thể bổ sung chế tài này trong hợp đồng. BLDS năm 2015 và LTM năm 2005 đang có sự chồng chéo khi quy định về mức phạt. Trong BLDS năm 2015 các bên được tự do thỏa thuận về mức phạt. LTM năm 2005 cũng tạo điều kiện để các bên thỏa thuận nhưng lại giới hạn mức phạt tối đa là 8% giá trị phần nghĩa vụ vi phạm.

Cũng giống như phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại là chế tài mang tính chất tài sản được ghi nhận trong cả BLDS năm 2015 và LTM năm 2005. Tuy nhiên, khi tiếp cận vấn đề này LTM và BLDS lại có những cách quy định khác nhau. Tại Điều 302 LTM năm 2005: “Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. ” Giá trị bồi thường được xác định dựa trên thiệt hại thực tế và khoản lợi ích mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu như không có hành vi vi phạm. Trong vụ tranh chấp phát sinh từ hợp đồng đại lý số 01/2015/BK giữa bên giao đại lý là Công ty TNHH MTV xi măng QS và bên đại lý là Công ty TNHH thương mại và dịch vụ HB. Trong hợp đồng, Công Ty QS cho phép Công ty HB được thanh toán trả chậm bằng bảo lãnh ngân hàng. Tuy nhiên ngày 21/09/2015, Công ty QS đột ngột chấm dứt thực hiện “Thư bảo lãnh thanh toán” do Ngân hàng phát hành và không cho Công ty HB được tiếp tục lấy hàng trả chậm. Ngày 30/12/2016, Công ty HB đã có đơn khiếu nại lên Tòa án tỉnh Thái Nguyên yêu cầu Công ty QS bồi thường thiệt hại với số tiền 229.260.000 đồng [58].

Bồi thường thiệt hại là chế tài mang tính vật chất, nhằm bù đắp những tổn thất, thiệt hại mà bên bị vi phạm phải gánh chịu do hành vi vi phạm của bên kia. Bồi thường thiệt hại được áp dụng khi đáp ứng đầy đủ ba điều kiện: có hành vi vi phạm; có thiệt hại thực tế xảy ra; hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại. Khác với BLDS năm 2015 khi cho phép các bên được thỏa thuận áp dụng chế tài bồi

thường thiệt hại thì LTM năm 2005 đã ấn định về việc áp dụng chế tài bồi thường khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện đã phân tích ở trên.

Một phần của tài liệu 846 pháp luật về hợp đồng đại lý ở việt nam (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w