tạm
ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng)
Thư nhất, chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng. Theo quy định tại Điều 297 LTM năm 2005: “Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.” Bên bị vi phạm có quyền áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng khi bên vi phạm không thực hiện, thực hiện không đúng những cam kết đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Ngoài ra, bên bị vi phạm cũng có quyền yêu cầu bên vi phạm loại trừ khuyết tật của hàng hóa, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng yêu cầu. Bên vi phạm không được sử dụng tiền hoặc hàng hóa, dịch vụ khác chủng loại để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình nếu như không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm.
Trong vụ kiện giữa Công ty T và ông Đinh Hoàng O - chủ hộ kinh doanh Đinh Hoàng O phát sinh từ hợp đồng đại lý số BMV.HĐĐL.ĐHO 2018 được các bên ký vào ngày 02/08/2018. Trong hợp đồng, Công ty T là bên giao đại lý ủy quyền cho ông Oanh thực hiện phân phối hàng hóa cho Công ty T. Từ ngày 06/08/1018 đến ngày 27/08/2018 mua hàng của công ty T và chưa thực hiện thanh toán. Công ty T đã nhắc nhở, thông báo qua email, gọi điện nhưng ông Oanh vẫn không thực hiện thanh toán. Công ty quyết định khiếu nại lên Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng yêu cầu ông Oanh phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán với số tiền 233.809.445 đồng [59].
Buộc thực hiện đúng hợp đồng không phải là chế tài thực sự có tính chất răn đe. Hậu quả pháp lý mà bên vi phạm phải gánh chịu do không thực hiện chế tài này chỉ dừng lại ở việc áp dụng thay thế các chế tài khác như: phạt vi phạm (nếu các bên có thỏa thuận), bồi thường thiệt hại, tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng mà không bổ sung thêm bất kỳ trách nhiệm pháp lý khác. Điều này đã tạo ra những lỗ hổng nhất định khi bên vi phạm có thể lợi dụng để kéo dài thời gian
Thứ hai, chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng. Hiện nay, BLDS năm 2015 và LTM năm 2005 đều có những quy định cụ thể đối với từng chế tài tuy nhiên hậu quả pháp lý của việc áp dụng các chế tài trên là khác nhau. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng vẫn có thể làm cho hợp đồng phát sinh hiệu lực thì đình chỉ hợp đồng sẽ làm cho hợp đồng chấm dứt hiệu lực sau khi một bên nhận được thông báo. Hủy bỏ hợp đồng sẽ làm cho hợp đồng không có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết. Tạm ngừng thực hiện, đình chỉ hay hủy bỏ hợp đồng đều là những chế tài có hậu quả pháp lý tương đối nặng và chỉ được áp dụng khi xảy ra các hành vi vi phạm đã được các bên thỏa thuận hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ của hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. Việc xác định và nhận diện một hành vi vi phạm được coi là vi phạm cơ bản để chủ thể có thể áp dụng chế tài trên vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn.
Ngoài ra, thời điểm để áp dụng một trong những chế tài trên là khi hành vi vi phạm đã xảy ra. Vì vậy, những chế tài trên chỉ mang tính chất răn đe, xác định hậu quả pháp lý mà chủ thể vi phạm phải gánh chịu do hành vi vi phạm mà không có tính chất phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong trường hợp các bên có thể dự liệu trước được. Vấn đề này cũng đã phát sinh trên thực tiễn và được thể hiện khá rõ trong hợp đồng số 001.BSN002.2020/HĐ - FDI - ĐLC2 giữa Công ty cổ phần Floordi và bên đại lý. Tại khoản 1 Điều 9 quy định về chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng. Điều kiện để phía Công ty cổ phần Floordi có thể áp dụng chế tài này là khi bên đại lý vi phạm nghĩa vụ thanh toán hoặc không đảm bảo chỉ tiêu doanh số đã được các bên quy định hoặc cơ sở kinh doanh không thể hoạt động trong một thời gian xác định cụ thể do sự kiện bất khả kháng [03]. Sự thỏa thuận như vậy có thể gây ra những bất lợi đối với Công ty cổ phần Floordi khi trong quá trình hợp tác phía Công ty cổ phần Floordi có thể nhận thấy được bên đại lý không thể đáp ứng được các chỉ tiêu về doanh thu tối thiểu theo tháng đã thỏa thuận nhưng cũng không thể tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
Việc xác định trách nhiệm pháp lý của chủ thể khi có hành vi vi phạm là một trong những nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại. Pháp luật hiện hành đã có sự hoàn thiện hơn so với LTM năm 1997 khi đề cập về vấn đề này.
Trước đây LTM năm 1997 chỉ dừng lại ở việc quy định 04 loại chế tài được áp dụng để xác định trách nhiệm pháp lý của các bên thì LTM năm 2005 đã bổ sung thêm chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng và đình chỉ thực hiện hợp đồng. Với mục đích hướng đến là tạo điều kiện cho thương nhân vi phạm có thể sửa chữa và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm của mình khi các bên có thể áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng thay vì áp dụng ngay chế tài hủy bỏ hợp đồng khi chủ thể có hành vi vi phạm mà chưa đến mức phải áp dụng chế tài này.
Tóm lại, LTM năm 2005 tuy đã được sửa đổi nhưng vẫn tồn tại những hạn chế như sau:
- Quy định về trách nhiệm pháp lý trong BLDS năm 2015 và LTM năm 2005 có sự chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu tính đồng bộ, thiếu tính nhất quán và khả
thi, không
phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh thương mại của các chủ thể hiện nay.
- Quy định về chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng nhưng lại không quy định về trách nhiệm pháp lý riêng ngoài việc áp dụng các chế tài khác để thay thế
việc áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng.
- LTM năm 2005 quy định về chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng nhưng lại quy định áp dụng khi hành vi vi phạm đã
xảy ra.
Quy định như vậy là chưa hợp lý.