Những kinh nghiệm rút ra trong quá trình tham khảo, học hỏi hệ thống

Một phần của tài liệu 846 pháp luật về hợp đồng đại lý ở việt nam (Trang 33 - 34)

thống

pháp luật của một số quốc gia trên thế giới và gợi ý cho Việt Nam

Có thể nhận thấy, pháp luật của Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới khi quy định về hợp đồng nói chung và hợp đồng đại lý thương mại nói riêng. Sự tương đồng đó có thể bắt nguồn từ sự ảnh hưởng bởi pháp luật của các nước theo truyền thống luật Châu Âu lục địa tới nước ta trong thời gian các nước này đô hộ tại Việt Nam và sự gần gũi giữa Dân luật với truyền thống pháp luật của các nước xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh hiện nay khi các quan hệ mới phát sinh và ngày càng trở nên phức tạp đòi hỏi cần phải ban hành các đạo luật mới và sửa đổi, bổ sung những đạo luật cũ trong đó có BLDS và LTM. Sự ra đời của BLDS năm 2015 và LTM năm 2005 đã phần nào khắc phục được những thiếu sót của BLDS và LTM trước đây. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc pháp luật hiện hành đã thực sự hoàn hảo. Từ những phân tích ở trên, tác giả đã đưa ra quan điểm mà các nhà làm luật có thể cân nhắc trong những lần sửa đổi tiếp theo.

Thứ nhất: Pháp luật Việt Nam nên chấp nhận cho các chủ thể tham gia hợp đồng được tự do giao kết dưới mọi hình thức như quy định về hình thức của hợp

đồng trong pháp luật của các quốc gia. Điều này sẽ góp phần thể hiện được triệt để việc áp dụng và bảo đảm được nguyên tắc tự do hợp đồng.

Thứ hai: Tham khảo pháp luật của các quốc gia trên thế giới (Pháp, Đức), LTM của Việt Nam nên bổ sung thêm nghĩa vụ liên quan đến bảo mật thông tin trong quan hệ đại lý. Trong đó, bên đại lý có nghĩa vụ bảo mật các thông tin về sáng chế, bí mật kinh doanh hoặc các thông tin khác do bên giao đại lý cung cấp. Đồng thời, bên đại lý có trách nhiệm bảo mật các thông tin do bên đại lý cung cấp liên quan đến dữ liệu khách hàng.

Thứ ba: Học hỏi pháp luật của một số nước Châu Âu lục địa [21, tr.164-165], khi quy định về hậu quả pháp lý do chấm dứt hợp đồng, luật Việt Nam nên bổ sung quy định cho phép bên giao đại lý được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không phải thông báo trước cho bên đại lý nếu như chứng minh được bên đại lý đang hợp tác với đối tác cạnh tranh như đã nêu tại mục 1.2.2.5.

Những đề xuất trên cùng với những phân tích, đánh giá về pháp luật của một số quốc gia trên thế giới mong rằng sẽ là những kinh nghiệm quý báu góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam trong đó có các quy định điều chỉnh pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại.

Một phần của tài liệu 846 pháp luật về hợp đồng đại lý ở việt nam (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w